• Không có kết quả nào được tìm thấy

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (tiết 2)

2- HĐ thực hành

Hoạt động 1: “Nhà tiên tri” – B2/SGK/43 10’

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập số 1

- GV chia lớp ra thành sáu nhóm sáu, phân công mỗi nhóm thảo luận và dự đoán 1 tình huống:

+ Điều gì sẽ xảy ra ở các tình huống?

+ Việc làm này sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Nhóm sáu – Lớp - 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe - HS thảo luận và trình bày + Dùng điện, dùng chất nổ để đánh cá, tôm => Các loại cá, tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng

- GV chốt lại hậu quả từ các tình huống, trình chiếu hình ảnh liên quan đến các tình huống

- GV kết luận: Khi chúng ta làm ô nhiễm môi trường, tàn phá môi trường chính là chúng ta làm ảnh hưởng tới cuộc sống của chính mình. Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường; duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

đến cuộc sống hàng ngày của con người và sau này

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định =>

Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước

+ Đốt phá rừng => Gây ra hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ, ..

+ Chất thải nhà máy chưa được xử lý đổ xuống sông, biển =>

Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết

+Quá nhiều ô tô, xe máy chạy trong thành phố => làm ô nhiễm không khí(do bụi, tiếng ồn)

+ Các nhà máy hóa chất nằm gần khu dân cư hay đầu nguồn nước => Nổ nhà máy, hóa chất -> Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí

Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến(bài 3/45/SGK) 10’

- GV yêu cầu HS đọc bài tập số 3

+ Khi cô đọc yêu cầu, các bạn sẽ giơ thẻ bày tỏ ý kiến của mình và sau đó sẽ giải thích xem vì sao mình lại làm vậy nhé

- GV chốt lại các ý của HS

* GV kết luận: Loài vật có ích hay có hại đều cần phải bảo vệ bời chúng liên kết với nhau để cân bằng hệ sinh thái cuộc sống. Hay việc phá rừng ở nước khác cũng đã góp phần trong việc ô nhiễm môi trường trên thế giới. Điều này sẽ khiến cho cuộc sống của con người trở nên khó khăn hơn, có nhiều bệnh tật hơn. Vì thế, chúng ta cần phải có những hành động phù hợp để có thể bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp như phân loại rác thải, sử dụng đồ tái chế. Mỗi một con người, dù lớn bé đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.

Nhóm đôi – Lớp - HS cả lớp lắng nghe

- HS bày tỏ ý kiến của mình và giải thích

a. Chỉ bảo vệ loài vật có ích ->

Không tán thành

b. Việc phá rừng ở các nước khác không liên quan gì đến cuộc sống của em.-> Không tán thành

c. Tiết kiệm nước, điện và các đồ dùng là một biện pháp để bảo vệ môi trường . .-> Tán thành

d. Sử dụng, chế biến lại các vật đã cũ là bảo vệ môi trường .->

Tán thành

đ. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người. .-> Tán thành

Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến(bài 4/45/SGK) 10’

- GV yêu cầu HS đọc bài 4

- G yêu cầu chia các nhóm ra các tình huống, thảo luận trong 3 phút

- GV mời các nhóm lên đóng vai

+ Mẹ em đặt bếp than tổ ong trong phòng để đun nấu

+ Anh trai em nghe nhạc, mở tiếng quá lớn

+ Lớp em tổ chức nhặt phế liệu, và dọn sạch đường làng

- GV nhận xét

- GV kết luận: Để có thể bảo vệ môi trường, chúng ta có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày, mọi lúc mọi nơi.

Những công việc nhỏ như thu nhặt phế liệu, sử dụng đồ tái chế sẽ góp phần giúp môi trường của chúng ta thêm xanh, sạch hơn

Nhóm bốn – Lớp - HS đọc bài

- HS thảo luận - HS đóng vai

+ Thuyết phục mẹ chuyển bếp than ra bên ngoài và tốt nhất là không nên dùng bếp than tổ ong vì làm ô nhiễm môi trường + Đề nghị anh trai giảm âm thanh.

+ Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.

- HS nhận xét, bình chọn nhóm diễn hay, có cách ứng xử tốt

3. Hoạt động vận dụng: 5’

- GV cho HS báo cáo lại kết quả mà mình đã điều tra được ở địa phương mình

+ Em hãy nêu lại tình trạng ở địa phương em?

+ Em sẽ làm thế nào để mọi người ở địa phương bảo vệ môi trường tốt hơn?

- GV kết luận: Các em về nhà tiếp tục thực hiện bảo vệ môi trường, và tuyên truyền đến mọi người xung quanh giúp cho môi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn nhé!

- GV yêu cầu HS sử dụng đồ phế liệu, đồ tái chế làm đồ dùng học tập

Củng cố, dặn dò:

- HS nhắc lại ghi nhớ

+ Vì sao phải bảo vệ môi trường?

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS chuẩn bị bài sau, điều tra môi trường nơi mình ở

- HS báo cáo lại kết quả mà mình điều tra được:

+ Môi trường xanh, sạch/bị ô nhiễm

+ Tuyên truyền mọi người, dọn dẹp đường phố, …

- HS sử dụng đồ tái chế làm đồ dùng học tập

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

======================================

NS: 03 / 3 / 2022

NG: 10 / 3 / 2022 Thứ 5 ngày 10 tháng 3 năm 2022

TẬP ĐỌC