• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24

NS: 03 / 3 / 2022

NG: 07 / 3 / 2022 Thứ 2 ngày 07 tháng 3 năm 2022 TẬP ĐỌC

TIẾT 58: TRĂNG ƠI … TỪ ĐÂU ĐẾN?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu nội dung bài: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng

- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi câu dòng thơ

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết, đọc đúng những câu hỏi lặp đi lặp lại Trăng ơi... từ đâu đến? với giọng ngạc nhiên thân ái, dịu dàng, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhà thơ đối với vẻ đẹp của trăng.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Giáo dục HS có ý thức yêu cảnh vật thiên nhiên

* CV 3969: HS tự học thuộc lòng ở nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu cần luyện đọc - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV t/c trò chơi Bông hoa may mắn.

+ Bông hoa 1: HS đọc bài : Đường đi Sa Pa

+ Bông hoa 2: Bài văn tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh Sa Pa như thế nào?

+ Bông hoa 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là Món quà tặng diệu kì của thiên nhiên?

+ GV tổ chức cho HS chơi.

+ GV tổng kết trò chơi.

- Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay, cô và các con sẽ tìm hiểu bài thơ Trăng ơi… từ đâu đến ? để thấy được tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng.

- HS thực hiện theo y/c bông hoa

+ Sa Pa quả là món quà tặng... đất nước ta.Tác giả ngưỡng mộ háo hức trước cảnh đẹp của Sa Pa.

+ Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp./ Vì có sựđổi mùa trong một ngày lạ lùng, hiếm có.

+ HS tham gia trò chơi.

+ HS lắng nghe.

(2)

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

* Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Gọi HS đọc toàn bài

- GV chia đoạn

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài cần đọc cả bài với giọng thiết tha, tình cảm. Đọc câu Trăng ơi … từ đâu đến? Với giọng hỏ ingạc nhiên,

ngưỡng mộ; đọc chậm rãi, tha thiết, trải dài ở khổ cuối. Cần nhấn giọng ở các từ ngữ: từ đâu đến, hồng như, tròn như, hay, soi, soi vàng, sáng hơn.

- Đọc nối đoạn lần 1 - Đọc thầm chú giải - Đọc nối tiếp lần 2

- Đọc nối tiếp lần 3 – Nhận xét - Luyện đọc theo cặp

- GV đọc diễn cảm toàn bài

* Tìm hiểu bài : (12’)

- Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi

+ Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?

* Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa, từ biển xanh ?

+ Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả vẻ đẹp của trăng?

+ Qua 2 khổ thơ, em thấy tác giả quan sát trăng vào lúc nào?

=> Qua hai khổ thơ đầu, có thể thấy tác giả quan sát trăng vào đêm trăng tròn. Ánh trăng tươi, rực rỡ như màu quả chín khiến tác giả nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa. Nhưng rồi vầng trăng tròn đầy, ánh trăng long lanh lại làm tác giả liên tưởng đến mắt cá và nghĩ trăng đến từ biển xanh diệu kì.

* Nêu nội dung khổ 1, 2 ?

- Yêu cầu HS đọc thầm 4 khổ thơ còn

- 1 HS đọc

- HS đánh dấu vào SGK: 6 khổ, mỗi khổ thơ là một đoạn.

- Phát âm: lửng lơ, trăng tròn, nơi nào...

- Câu: Trăng ơi... / từ đâu đến?

- HS đọc thầm chú giải - Giải nghĩa từ:

+ Lửng lơ: Ở nửa chừng, không cao cũng không thấp.

- Lắng nghe

1)Vẻ đẹp của trăng

+ Trăng hồng như quả chín; Trăng tròn như mắt cá

+ Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa vì trăng hồng như một quả chín treo lơ lửng trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.

+ Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh

+ Tác giả quan sát trăng vào đêm trăng tròn.

- HS nêu

2) Tình yêu quê hương đất nước của

(3)

lại và trả lời câu hỏi

+ Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai?

=> Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là vầng trăng dưới con mắt nhìn của trẻ thơ

+ Những sự vật mà tác giả đưa ra có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống trẻ thơ?

* Trong bài có câu thơ được nhắc lại nhiều lần, đó là câu nào, có tác dụng gì?

=> Dưới con mắt của trẻ thơ, vầng trăng đã biến chuyển thành những sự vật rất gần gũi, dễ hiểu.Trăng tinh nghịch bay lên như quả bóng trong trò chơi của tuổi thơ. Trăng dịu dàng, ngọt ngào trong lời ru của mẹ. Trăng soi từ những miền xa trên đường hành quân của chú bộ đội đến góc sân quen thuộc nơi tác giả ngắm trăng.

+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào?

+ Câu thơ nào cho thấy rõ nhất tình yêu, lòng tự hào về quê hương của tác giả ?

=> Phải có một tình cảm sâu sắc, sự quan sát tinh tế lắm thì Trần Đăng Khoa mới khám phá ra sự độc đáo của trăng

* Nêu nội dung khổ 3, 4, 5, 6 ?

* Đọc bài thơ em cảm nhận được điều gì ?

=> Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu

tác giả

+ Đó là sân chơi, quả bống, lời mẹ ru, chú Cuội, chú bộ đội, góc sân - những đồ chơi, sự gần gũi với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương.

+ Gần gũi, thân thương đối với trẻ thơ.

+ Câu thơ Trăng ơi... từ đâu đến ?

Câu hỏi tu từ để thể hiện sự ngưỡng mộ, thán phục của tác giả trước vẻ đẹp của trăng.

+ Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương, cho rằng không có nơi nào sáng hơn đất nước em...

+ Trăng ơi, có nơi nào Sáng hơn đất nước em...

Cho thấy tác giả rất yêu và tự hào về đất nước mình. Tác giả nghĩ rằng không có nơi nào trăng sáng hơn đất nước mình.

- HS nêu

* Ý chính: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng, đây là phát hiện độc đáo của nhà thơ về vầng trăng- vầng trăng dưới con

(4)

suy nghĩ của mình về trăng

3. HĐ luyện tập thực hành. (8’) - Gọi HS đọc nối tiếp bài – Nhận xét + Nêu giọng đọc toàn bài?

- Hướng dẫn đọc diễn cảm ba khổ thơ đầu :

+ Nêu những từ ngữ cần nhấn giọng ? - Gọi HS đọc thể hiện lại

- Yêu cầu HS đọc diễn cảm khổ thơ - Yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ

4. Hoạt động vận dụng: 5’

* Hình ảnh thơ nào là phát hiện độc đáo của tác giả khiến em thích nhất?

=> Bài thơ là phát hiện độc đáo của nhà thơ về vầng trăng – vầng trăng dưới con mắt nhìn của trẻ em.

+ Trong tháng trăng tròn nhất vào ngày nào?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

mắt trẻ thơ.

+ Bài thơ với giọng tha thiết, đọc đúng những câu hỏi lặp đi lặp lại “Trăng ơi...

từ đâu đến?” với giọng ngạc nhiên thân ái, dịu dàng, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhà thơ đối với vẻ đẹp của trăng.

+ Từ đâu đến, hồng như, từ đâu đến, tròn như, từ đâu đến, bay

- 1 HS đọc

- HS đọc diễn cảm

+ Trăng hồng như quả chín, Lửng lơ lên trước nhà; Trăng tròn như mắt cá;

Chẳng bao giờ chớp mi…

+ Ngày rằm của tháng - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP LÀM VĂN TIẾT 57 : ÔN TẬP

(Thay bài : Luyện tập tóm tắt tin tức)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh nắm được hai kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng) trong bài văn tả cây cối.

- Biết luyện tập viết kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng.

- Rèn kĩ năng viết văn.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác + Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

(5)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

- Quản trò hô: "Bắn tên, bắn tên"

Quản trò gọi ai người ấy ấy phải trả lời 1 câu hỏi:

+ Có mấy cách mở bài? Đó là những cách nào ?

+ Có mấy cách kết bài? Đó là những cách nào ?

+ Nêu lại cấu tạo bài văn miêu tả cây cối

- Nhận xét - đánh giá

- Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, cô và các con sẽ đi luyện tập viết kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở rộng.

2. Hoạt động thực hành: (30’) Bài 1: 15′

+ Bài yêu cầu gì?

- HS tham gia chơi

- Cả lớp sẽ đáp lại: "tên gì, tên gì"

- Bạn được gọi trả lời quản trò

+ Có 2 cách mở bài: Trực tiếp và Gián tiếp

+ Có 2 cách kết bài: Mở rộng và không mở rộng.

+ Bài văn miêu tả cây cối gồm 3 phần:

Mở bài, thân bài, kết bài…..

1. Quan sát 1 cây em yêu thích và cho biết:

- HS xác định yêu cầu.

+ Cây đó là cây gì ? + Cây có lợi ích gì ? + Cảm nghĩ về cây ?

+ Em gắn bó với cây như thế nào ? + Yêu cầu học sinh quan sát cây và nói

cho các bạn nghe theo câu hỏi gợi ý:

Ví dụ:

- Em quan sát cây bàng:

- GV uốn nắn cách diễn đạt, dùng từ cho học sinh.

+ Cây bàng cho bóng mát, lá để gói xôi, quả ăn được, cành để làm chất đốt.

+ Cây bàng gắn bó với tuổi học trò của mỗi chúng em.

- Em quan sát cây cam :

+ Cây cam cho quả ăn vừa bổ vừa mát.

+ Cây cam này do chính tay ông em trồng ngày còn sống. Mỗi lần nhìn cây cam, em lại nhớ tới ông….

Bài 2: 15′

+ Bài yêu cầu gì?

+ Em viết về cây nào trong số những cây đó?

- Yêu cầu học sinh viết bài - đọc - nhận xét

2. Dựa vào bài 1, hãy viết kết bài mở rộng và không mở rộng:

- HS xác định yêu cầu.

- Học sinh tự chọn và nêu ý kiến của mình

- Học sinh viết bài - đổi chéo vở để soát bài cho bạn.

(6)

- Lớp và GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương bài viết tốt.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

Ví dụ:

Cây tre rì rào trong gió như nhắc em mau bước tới trường. Tre là người bạn quen thuộc của đàn trâu sau ngày mệt nhọc cày xới đất. Tre giúp bà có được những chiếc rổ rá xinh xinh,…

- Kết bài mở rộng: nói lên tình cảm của người tả đối với cây hoặc nêu ích lợi của cây đó.

- Kết bài không mở rộng: không nói đến tình cảm hoặc ích lợi của cây.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố lại cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số và Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số

- Rèn kĩ năng giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số và Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

+ Giáo dục HS có ý thức cẩn thận khi vẽ sơ đồ và trình bày bài toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: SGK, VBT, VÔL

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa - Gọi HS đọc bài 3 - VBT

+ Nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó ?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- 1 HS đọc

. Bước 1: Vẽ sơ đồ

. Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau . Bước 3: Tìm số bé

. Bước 4: Tìm số lớn.

Giới thiệu bài: Các em đã biết các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Tiết học này cô cùng các em ôn tập kiến thức này và vận dụng cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) Bài 1: (6')

- Gọi HS nêu yêu cầu

1. Viết số thích hợp vào ô trống - HS đọc

(7)

+ Bài yêu cầu gì ?

+ Để viết được số thích hợp vào ô trống ta phải làm gì ?

+ Để tìm được giá trị của từng số ta phải vận dụng cách giải dạng toán nào ?

- Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS đọc bài - Nhận xét

+ Em đã làm như thế nào để tìm được số bé là 30 ?

Bài 2: (7')

- Gọi HS đọc bài toán + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Nếu số thứ nhất giảm đi 10 lần được thì được số thứ hai em hiểu nghĩa là như thế nào ?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào ? + Hiệu của hai số là bao nhiêu ? + Tỉ số của hai số là bao nhiêu?

+ Vì sao em biết tỉ số của số thứ hai và số thứ nhất là 101 ?

=>Bài toán này chưa biết rõ ràng tỉ số ta cần lập luận để tìm ra tỉ số.

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài - Nhận xét

- HS nêu

+ Để viết được số thích hợp vào ô trống ta phải tìm được giá trị của từng số

+ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số

- HS làm bài Hiệu hai số

Tỉ số

của 2 số Số bé Số lớn

15 32 3 45

36 14 12 48

- HS đọc bài - HS nêu 2.

- HS đọc

+ Bài cho biết hiệu của hai số là 738, số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai + Tìm số thứ nhất, số thứ hai

+ Nếu số thứ nhất giảm đi 10 lần được số thứ hai nghĩa là số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai hay số thứ hai bằng 101 số thứ nhất

+ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số

+ Hiệu của hai số là 738

+ Tỉ số của số thứ hai và số thứ nhất là

10 1

+ Vì số thứ nhất giảm đi 10 lần được số thứ hai nên số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai hay số thứ hai bằng 101 số thứ nhất - 1 HS lên bảng giải, lớp làm vở

Bài giải:

Vì số thứ nhất giảm đi 10 lần được số thứ hai nên số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai.

Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau:

10 - 1 = 9 (phần)

738738 Số thứ nhất

Số thứ nhất

?

Số thứ hai Số thứ hai

??

(8)

* Vì sao bài toán này em tìm số thứ hai trước ?

* Tìm được số thứ hai, em còn có cách tìm số thứ nhất nào khác ?

+ Nêu lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ? Bài 3: (9')

- Gọi HS đọc bài toán + Bài toán cho biết ? + Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết số ki-lô-gam mỗi loại gạo ta phải biết gì ?

+ Để tìm được số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi ta phải biết gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài - Nhận xét

* Ngoài cách giải trên ra bài toán còn có cách giải nào khác ?

* Tỉ số của số gạo nếp và số gạo tẻ là bao nhiêu ?

Số thứ hai là: 738 : 9  1 = 82 Số thứ nhất là : 82 + 738 = 820

Đáp số: Số thứ hai : 82 Số thứ nhất: 820 + Em tìm số thứ hai trước cho thuận tiện vì số thứ hai chính là giá trị của một phần bằng nhau

+ Lấy số thứ hai nhân với 10 . Bước 1: Vẽ sơ đồ

. Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau . Bước 3: Tìm số bé

. Bước 4: Tìm số lớn.

3. Tóm tắt : Gạo nếp : 10 túi Gạo tẻ : 12 túi Mỗi loại : ... kg ?

+ Muốn biết số ki-lô-gam mỗi loại gạo ta phải biết mỗi túi gạo cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam

+ Để tìm được số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi ta phải biết tổng số túi gạo tẻ và gạo nếp

- 1 HS làm bảng phụ Cách 1:

Bài giải :

Tổng số túi gạo nếp và gạo tẻ là:

10 + 12 = 22 (túi) Mỗi túi cân nặng số ki- lô - gam là:

220 : 22 = 10 (kg) Số ki -lô -gam gạo nếp là:

10  10 = 100 (kg) Số ki- lô-gam gạo tẻ là:

10 12 = 120 (kg)

Đáp số: Gạo nếp: 100 kg Gạo tẻ: 120kg + Vận dụng cách giải dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số để giải bài toán

+ Tỉ số của số gạo nếp và số gạo tẻ là 1210 hay bằng65

+ Vì số gạo trong mỗi túi đều cân nặng bằng nhau nên nên tỉ số của số gạo nếp và số gạo tẻ là 1210 (hay rút gọn bằng 65 )

220kg

(9)

* Vì sao em biết tỉ số số gạo nếp và số gạo tẻ là 1210hay65 ?

+ Khi giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số ta cần xác định được gì ?

Bài 4: (8')

- Gọi HS đọc đề bài + Bài toán cho biết ? + Bài toán hỏi gì?

+ Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách bằng 53 đoạn đường từ hiệu sách đến trường học nghĩa là như thế nào?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào đã học ?

+ Sơ đồ của bài toán này có gì đặc biệt so với sơ đồ các bài toán em đã giải ? - Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS đọc bài - Nhận xét

Cách 2:

Bài giải :

Vì mỗi túi có số gạo như nhau nên nên tỉ số của số gạo nếp và số gạo tẻ là 1210 (hay rút gọn bằng 65 )

Ta có sơ đồ :

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

5 + 6 = 11 (phần) Số ki-lô-gam gạo nếp là:

220 : 11  5 = 100 (kg) Số ki- lô-gam gạo tẻ là:

220 - 100 = 120 (kg)

Đáp số: Gạo nếp: 100 kg Gạo tẻ: 120kg + Đọc kĩ bài toán để xác định được tổng của hai số đó, tỉ số của hai số đó và xác định được hai số cần tìm

4.

- HS đọc - HS nêu

+ Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách bằng 53 đoạn đường từ hiệu sách đến trường học nghĩa là đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách được biểu thị bằng 3 phần bằng nhau thì đoạn đường từ hiệu sách đến trường học được biểu thị là 5 phần như thế

+ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số

+ Hai số cần tìm biểu diễn trên cùng một đoạn thẳng

- 1 HS lên bảng làm bài Bài giải : Ta có sơ đồ :

840m Nhà An:

? m Hiệu sách ? m Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:

5 + 3 = 8 (phần)

Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là:

Gạo nếp Gạo nếp

? kg? kg

? kg? kg

220 kg220 kg Gạo tẻ

Gạo tẻ

(10)

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Tiết Luyện tập chung hôm nay giúp các em củng cố dạng toán nào ?

+ Nêu cách giải chung hai dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó và dạng toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

=> Với những bài toán không cho dữ kiện tường minh về tổng (hiệu) và tỉ số của hai số mà có thể cho dữ kiện như sau:

. Ẩn tổng (hiệu) hoặc ẩn tỉ số

. Cho dữ kiện thêm, bớt số, tạo tổng (tỉ số) mới tìm số ban đầu.

Với những bài toán cho dữ kiện như vậy, cần tiến hành thêm một bước chuyển về bài toán cơ bản.

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn dò HS về nhà làm VBT - Chuẩn bị bài sau

840 : 8  3 = 315 (m)

Đoạn đường từ hiệu sách đến trường học là:

840 - 315 = 525 (m)

Đáp số: Đoạn đường đầu: 315m Đoạn đường sau: 525m - HS nêu

+ Bước 1. Vẽ sơ đồ theo dữ kiện bài ra.

+ Bước 2. Tìm tổng số phần bằng nhau (tìm hiệu số phần bằng nhau)

+ Bước 3. Tìm số bé + Bước 4: Tìm số lớn

(có thể tìm số lớn trước hoặc tìm số lớn sau và ngược lại)

Số bé = Tổng - số lớn Số lớn = Tổng - số bé - HS lắng nghe

- HS lắng nghe, thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

KHOA HỌC

TIẾT 50: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan.

- Biết sử dụng từ “ nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh. Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng hiệt kế.

(11)

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng giải quyết vấn đề, hợp tác : quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK. Năng lực hợp tác cùng nhau làm thí nghiệm

+ HS học tập nghiêm túc, tích cực

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, nước đá đang tan, 4 cái chậu nhỏ.

- HS: Cốc thuỷ tinh đựng nước

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV chuẩn bị cho TBHT tổ chức trò chơi

“Truyền hoa”

+ Không nên làm gì để tránh gây hại mắt khi đọc và viết?

+ Em có thể làm gì để trách hoặc khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu?

- GV nhận xét, dẫn vào bài mới.

- Yêu cầu HS cho tay lên trán xem cơ thể mình hôm nay thế nào?

- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi + Không nên học và đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hay ánh sáng quá mạnh + Không dễ dàng vẽ được vì thiếu ánh sáng.

- HS nhận xét.

- TBHT nhận xét, mời cô vào lớp.

*GV giới thiệu bài: Để các em nắm được khái niệm về nóng, lạnh, biết được nhiệt độ của nước sôi, nước đá, nhiệt độ của cơ thể người khoẻ mạnh. Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí. Cô cung các em vào bài học hôm nay.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Sự nóng lạnh của vật 15’

- GV nêu: Nhiệt độ là khái niệm chỉ độ nóng, lạnh của một vật.

- GV yêu cầu: Em hãy kể tên những vật có nhiệt độ cao (nóng) và những vật có nhiệt độ thấp (lạnh) mà em biết.

- Yêu cầu HS thực hành thí nghiệm như hình 1 và trả lời câu hỏi

+ Cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào? Vì sao em biết?

- GV giảng và hỏi tiếp: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng lại là vật lạnh so với vật khác. Điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. Trong thí nghiệm, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất?

Cá nhân – Nhóm 4– Lớp - HS nêu:

+ Vật nóng: nước đun sôi, bóng đèn, nồi đang nấu ăn, hơi nước, nền xi măng khi trời nóng,....

+ Vật lạnh: nước đá, khe tủ lạnh, đồ trong tủi lạnh,...

- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm 4 + Cốc a nóng hơn cốc c và lạnh hơn cốc b, vì cốc a là cốc nước nguội, cốc b là cốc nước nóng, cốc c là cốc nước đá.

- HS nghe và trả lời câu hỏi: Cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất, cốc nước đá có nhiệt độ thấp nhất, cốc nước nguội có nhiệt độ cao hơn cốc nước đá.

*GV kết luận: Một vật có thể nóng so với vật này nhưng lại là vật lạnh hơn so với

(12)

vật kia. Điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh

HĐ2: Thực hành sử dụng nhiệt kế: 15’

- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm.

- GV vừa phổ biến cách làm vừa thực hiện: lấy 4 chiếc chậu và đổ một lượng nước sạch bằng nhau vào chậu A, B, C, D. Đổ thêm một ít nước sôi vào chậu A và cho đá vào chậu D. Yêu cầu HS lên nhúng 2 tay vào chậu A, D sau đó chuyển nhanh vào chậu B, C. Hỏi:

+ Tay em có cảm giác như thế nào? Giải thích vì sao có hiện tượng đó?

- HS tham gia làm thí nghiệm cùng GV và trả lời câu hỏi:

+ Em cảm thấy nước ở chậu B lạnh hơn nước ở chậu C vì do tay ở chậu A có nước ấm nên chuyển sang chậu B sẽ cảm thấy lạnh. Còn tay ở chậu D có nước lạnh nên khi chuyển sang ở chậu C sẽ có cảm giác nóng hơn.

* GV giảng bài: Nói chung, cảm giác của tay có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn, lạnh hơn. Tuy vậy, trong thí nghiệm vừa rồi mà các em kết luận chậu nước C nóng hơn chậu nước B không đúng. Cảm giác của ta đã bị nhầm lẫn vì 2 chậu B,C có cùng một loại nước giống nhau thì chúng ta phải có nhiệt độ bằng nhau.

Để xác định được chính xác nhiệt độ của vật, người ta sử dụng nhiệt kế.

- Cầm các loại nhiệt kế và giới thiệu: Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt lượng không khí. Nhiệt kế gồm một bầu nhỏ bằng thuỷ tinh gắn liền với một ống thuỷ tinh dài và có ruột rất nhỏ, đầu trên hàn kín.

Trong bầu có chứa một chất lỏng màu đỏ hoặc chứa thuỷ ngân (một chất lỏng, óng ánh như bạc). Chất lỏng này được thay đổi tuỳ vào mục đích sử dụng nhiệt kế. Trên mặt ống thuỷ tinh có chia các vạch nhỏ và đánh số. Khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào vật muốn đo nhiệt độ thì chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân sẽ dịch chuyển dần lên hay dần xuống rồi ngừng lại. Đánh dấu mức ngừng của chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân ngưng lại và đó chính là nhiệt độ của vật.

- Yêu cầu HS đọc nhiệt độ ở 2 nhiệt kế trên hình minh hoạ số 3. Hỏi:

+ Nhiệt độ phòng là bao nhiêu độ?

* Thực hành đo nhiệt độ cơ thể người - GV gọi HS lên bảng: vẩy cho thuỷ ngân tụt xuống bầu, sau đó đặt bầu nhiệt kế vào nách và kẹp vào cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Sau khoảng 5 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

- Lấy nhiệt kế và ycầu HS đọc nhiệt độ.

(GV có thể cho HS đo nhiệt độ bằng máy đo hằng ngày ở lớp)

+ 300C

- HS thực hành đo nhiệt độ cơ thể theo nhóm

- Đọc 370C - Lắng nghe.

*GV kết luận: Nhiệt độ của cơ thể người lúc khoẻ mạnh vào khoảng 370 C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn ở mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh, cần phải

(13)

đi khám và chữa bệnh.

*GV mở rộng về đo nhiệt đo hằng ngày để phòng tránh Covid 19 3. HĐ vận dụng

- Yêu cầu HS lấy VD về vật lạnh hơn vật này nhưng lại nóng hơn vật khác

* Thực hành đo nhiệt độ của nước - Dự đoán nhiệt độ của nước và dùng nhiệt kế kiểm tra lại

+ Yêu cầu HS đo nhiệt độ của 3 cốc nước:

nước phích, nước có đá đang tan, nước nguội.

- Nhận xét, khen các nhóm biết sử dụng nhiệt kế.

- HS lấy VD về vật lạnh hơn vật này nhưng lại nóng hơn vật khác

- Thực hành đo theo nhóm và đối chiếu kết quả đo

*GV kết luận: Có rất nhiều VD về vật lạnh hơn vật này nhưng lại nóng hơn vật khác. Khi chúng ta tắm hoặc uống nước nóng chúng ta cần nắm được nhiệt độ của nước tránh bị bỏng.

Củng cố, dặn dò :

- Gọi 1 HS đọc mục bạn cần biết.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ghi nhớ nội dung bài.

Thực hành đo nhiệt độ của nước, của các thành viên trong gia đình

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LỊCH SỬ

Tiết 27: THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI-XVII

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ở thế kỉ XVI- XVII, nước ta nổi lên 3 thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại.

- Trình bày được những điều cơ bản về thành thị thế kỉ XVI - XVII - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Có ý thức tìm hiểu lịch sử của dân tộc, tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc.

*CV3969: Chỉ y/c miêu tả vài nét về ba đô thị (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, cư dân ngoại quốc)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bản đồ Việt Nam, tranh sgk - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1- HĐ Mở đầu: (5’) - TBHT tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ”

- TBHT nêu lại cách chơi và luật chơi.

(14)

+ Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra nh thế nào?

+ Nêu kết quả của cuộc khẩn hoang?

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới:

- TBHT tổ chức cho các bạn chơi - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.

- Từ cuối thế kỷ XVI, các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến dần vào phía Nam khẩn hoang lập làng.

+ Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt.

- TBHT nhận xét.

- Vào thế kỷ XVI - XVII, thành thị ở nước ta rất phát triển, trong đó nổi lên 3 thành thị lớn là Thăng Long, Phố Hiến và Hội An ở Đàng Ngoài và ở Đàng Trong. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về thành thị ở giai đoạn lịch sử này.

2. Hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (10’) 1. Một số thành thị lớn của nước ta thế kỷ XVI - XVII

+ Ở thế kỉ XVI – XVII, có những thành thị nổi tiếng nào ở nước ta?

- Có 3 thành thị lớn, sầm uất:

+ Thăng Long

+ Phố Hiến(Hưng Yên) + Hội An (Quảng Nam)

- GV treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.

+ Thành thị là gì ?

- GV: Thành thị, thành phố, thị xã: Là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

- Thành thị là nơi phồn hoa, đô hội.

- Thành thị, thành phố, thị xã: Là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển

Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (10’) - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK (57) và hoàn thành phiếu học tập

- Gọi HS nhận xét

2. Đặc điểm của 3 đô thị lớn

- Lần lượt HS nêu kết quả. HS khác bổ sung.

- GV chốt đáp án ở bảng phụ. - HS dựa vào bảng thống kê và ND trong SGK để mô tả lại các thành thị ở Thăng Long, Phố Hiến, Hội An (thế kỉ XVI – XVII).

Đặc điểm Thành thị

Số dân Quy mô thành thị Hoạt động buôn bán

Thăng Long

Đông dân hơn nhiều thành thị ở châu Á

Lớn bằng thành thị ở một số nước ở châu Á

- Thuyền khó ghé bờ.

- Phiên chợ, người đông đúc, buôn bán tấp nập.

Nhiều phố phường.

Phố Hiến Cư dân nhiều Trên 2000 nóc nhà Nơi buôn bán tấp nập

(15)

nước đến ở Hội An

Các nhà buôn Nhật Bản và 1 số cư dân lập nên.

Phố cảng đẹp nhất, lớn nhất ở Đàng Trong

Thương nhân ngoại quốc ghé đến buôn bán.

- Kết luận: Thành thị nước ta lúc đó tập chung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn và sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của công nghiệp, thủ công nghiệp.

Hoạt dộng 3: Làm việc cả lớp (10’) 3. Tình hình kinh tế ở các thành thị lớn.

- Cho học sinh thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:

+ Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta thế kỷ XVI - XVII?

-> Quy mô buôn bán lớn, sầm uất, đời sống nhân dân phát triển.

+ Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào?

-> Kinh tế phát triển mạnh, thu hút nhiều người đến mua bán, nhiều ngành nghề đa dạng,…

- Yc đại diện các nhóm báo cáo kq TL.

- Yc các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét.

+ Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất.

+ Sự phát triển của các hoạt động buôn bán ở các thành thị nói lên sự phát triển mạnh của nông nghi và thủ công nghiệp.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Qua bài cần ghi nhớ điều gì?

- Gọi HS đọc ghi nhớ

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Hãy mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở TK XVI- XVII?

- Yêu cầu 2HS giới thiệu trước lớp - Mỗi chúng ta cần phải làm gì để xây dựng quê hương đất nước và giữ gìn các khu di tích cổ mà ông cha để lại?

- Giới thiệu với HS: Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới vào 5-12-1999

Củng cố dặn dò

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

- Tổng kết bài học.

- Dặn dò về nhà.

Ghi nhớ: SGK(58) - HS đọc

- Chúng ta cần yêu quý, có ý thức giữ gìn, bảo vệ và tuyên truyền mọi người bảo vệ các khu di tích cổ mà cha ông để lại.

- Ghi nhớ kiến thức của bài

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

ĐỊA LÍ

(16)

THÀNH PHỐ HUẾ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển.

- Xác định được vị trí Huế trên bản đồ Việt Nam - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

+ Giáo dục cho HS tự hào về thành phố Huế (được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam

- HS: SGK, VBT. Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV t/c trò chơi Bông hoa may mắn.

+ Vì sao ngày càng có nhiều du khách du lịch đến tham quan Miền Trung?

+ Kể tên một số ngành công nghiệp có ở các tỉnh duyên hải miền Trung.

- TBHT t/c trò chơi “Bông hoa may mắn”

- nêu lại cách chơi và luật chơi. Tổ chức cho các bạn chơi.

+ Vì hoạt động du lịch phát triển do có nhiều bãi biến đẹp, nhiều di sản văn hoá và nhiều lễ hội đặc sắc.

+ Công nghiệp chuyên đóng mới và sửa chữa tàu thuyền

+ Công nghiệp mía đường xuất khẩu + Công nghiệp sản xuất bánh kẹp..

- TBHT nhận xét.

- GV giới thiệu bài mới: Thành phố Huế được gọi là Cố Đô, được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tới thăm thành phố này.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

a) Hoạt động 1: Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ (15’) - Yêu cầu HS chỉ thành phố Huế trên Bản đồ hành chính Việt Nam (SLIDE)

- Yêu cầu HS quan sát Lược đồ thành phố Huế (SLIDE)

+ Thành phố Huế thuộc tỉnh nào?

* Huế tựa vào dãy núi nào?

+ Từ nơi em ở đi đến thành phố Huế theo hướng nào?

+ Nêu tên dòng sông chảy qua thành phố Huế?

- Gọi HS lên chỉ hướng chảy của dòng sông Hương

- 1 HS chỉ

+ Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Phía Tây, Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn (trong đó có núi Ngự Bình) phía Đông nhìn ra biển + Từ nơi em ở đi đến thành phố Huế theo hướng Tây

+ Sông Hương - 1 HS chỉ

(17)

=> Sông Hương hay còn gọi là Hương Giang là dòng sông thơ mộng chảy qua thành phố Huế. Người ta cũng gọi Huế là thành phố bên dòng Hương Giang (SLIDE)

- Yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 (SLIDE)

+ Kể tên các công trình kiến trúc cổ kính ở Huế? (SLIDE)

+ Vì sao Huế được gọi là cố đô? (SLIDE)

+ Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén.

+ Huế là cố đô vì được các vua nhà Nguyễn tổ chức xây dựng kinh thành từ cách đây 200 năm (cố đô là kinh đô cũ, được xây từ lâu)

=> Thời kì đó, Huế được chọn là kinh thành của nước ta nên bây giờ mới được gọi là cố đô Huế, các triều vua nhà Nguyễn đã cho xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị. Thành phố Huế không chỉ nổi tiếng nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc về đẹp mà Huế còn nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp. Năm 1993 cố đô Huế đã được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.

b) Hoạt động 2: Huế - thành phố du lịch (15’)

- Yêu cầu quan sát hình 1 (SLIDE)

+ Đi thuyền xuôi theo dòng sông Hương có thể thăm quan những địa điểm du lịch nào?

+ Điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ, kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, khu lưu niệm Bác Hồ.

=> Đi xuôi dòng Hương Giang, còn có rất nhiều khu vườn xum xuê cây cối che bóng cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu

+ Quan sát các ảnh trong bài, em hãy mô tả một trong những cảnh đẹp ở thành phố Huế? (SLIDE)

- GV giới thiệu chợ Đông Ba, Lễ hội điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, lăng vua Tự Đức cho HS biết (SLIDE)

* Vì sao Huế trở thành thành phố du lịch nổi tiếng ?

+ Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc cổ có giá trị. Khách tham quan đến đây để tìm hiểu lịch sử, văn hóa của các triều đại nhà Nguyễn, cảm nhận không khí trang nghiêm và thưởng thức điệu hát cung đình Huế,...

(SLIDE)

+ Cầu Trường Tiền do Pháp xây dựng từ thế kỉ 19, là chiếc cầu sắt đầu tiên bắc qua ngang sông Hương, nằm giữa lòng thành phố Huế, cầu có mười hai nhịp. (SLIDE)

+ Vì Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao nên thu hút rất nhiều khách du lịch.

=> Những cảnh đẹp này là những khu công trình kiến trúc cổ đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan khiến Huế trở thành thành phố du lịch nổi tiếng. Huế có nhiều món ăn đặc sản: bánh Huế, thức ăn chay, món ăn cung đình Huế, đặc biệt có Nhã nhạc cung đình Huế (điệu hò dân gian được cải

(18)

biên phục vụ cho vua chúa trước đây) đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại. Ngoài ra Huế còn có nhiều làng nghề thủ công (đúc đồng, nghề thêu, nghề kim hoàn)

+ Qua phần vừa tìm hiểu em biết được điều gì về thành phố Huế?

- Gọi HS đọc ghi nhớ (SLIDE)

*Ghi nhớ: SGK - 2 HS đọc 3. Hoạt động vận dụng: 5’

- Cho HS nghe bài hát Huế thương.

+ Qua bài hát, em có cảm nhận gì về thành phố Huế ?

+ Khi đến Huế thăm quan và du lịch em cần phải làm gì?

+ Em cảm thấy hiểu hơn về vẻ đẹp của thành phố Huế, thêm yêu quý, tự hào về Huế - Di sản Văn hoá thế giới.

+ Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan,...

=> Người dân Huế rất mến khách, nhẹ nhàng, cần mẫn chăm chỉ và khéo tay.

Chúng ta tự hào vì Festival Huế đã góp phần làm Việt Nam nổi tiếng trên thế giới về tài nghệ của con người. (SLIDE)

Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

- Tổng kết bài học.

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà ghi nhớ nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

======================================

NS: 03 / 3 / 2022

NG: 08 / 3 / 2022 Thứ 3 ngày 08 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TỈ LỆ BẢN ĐỒ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được thế nào là tỉ lệ bản đồ.

- Xác định được tỉ lệ bản đồ. Tìm được độ dài thật khi biết tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic + HS có thái độ học tập tích cực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Một số bản đồ có một số loại có tỉ lệ khác nhau.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài 2 trong VBT

Bài giải

Chiều cao của hình bình hành là:

20 : 5 2 = 8 ( cm ) Diện tích của hình bình hành là:

(19)

20 8 = 160 (cm2 ) Đáp số: 160 cm2 + Nêu cách tính diện tích của hình bình

hành?

- Độ dài đáy nhân với chiều cao.

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

Giới thiệu bài: : Hôm nay cô trò ta cùng đi vào tìm hiểu về tỉ lệ bản đồ qua bài hôm nay

- HS lắng nghe.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

(12’)

a. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ: (14’)

- GV treo bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới.

+ Bản đồ là gì?

+ Để vẽ được chính xác 1 vùng đất, 1 vùng lãnh thổ, người ta sẽ làm gì?

- Quan sát

- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.

- Thu nhỏ lại theo tỉ lệ và được gọi là tỉ lệ bản đồ.

- Yêu cầu HS tìm đọc các tỉ lệ bản đồ đó.

- HS tìm đọc tỉ lệ bản đồ:

1: 10 000 000; 1: 500 000 - GV kết luận: Các tỉ lệ 1:10 000 000 ;

1: 500 000 :... ghi trên bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ.

- HS lắng nghe.

+ Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 cho biết gì? + Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ 10 triệu lần. Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài 10 000 000 cm hay 100 km trên thực tế.

+ Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 có thể viết dưới dạng thế nào?

+ Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số có tử số là 1 tức là

10000000 1

+ Tử số và mẫu số cho biết gì? - Tử số: cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài cm, dm, m…

- Mẫu số: cho biết độ dài thật tương ứng là 10 000 000 đơn vị đo độ dài đó.

+ Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ sau:

500

1 ? - Tử số: cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài cm, dm, m…

- Mẫu số: cho biết độ dài thật tương ứng là 500 đơn vị đo độ dài đó.

+ Thế nào là tỉ lệ bản đồ? - Cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu.

(20)

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’)

Bài 1 (155 ): (6’) Bài 1(155 ):

+ Bài tập yêu cầu gì? - Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000, mỗi độ dài 1 mm, 1 cm, 1 dm ứng với độ dài thật nào?

+ Nêu kết quả, nhận xét, chữa.

+ Trên bản đồ, tỉ lệ 1: 1000 . Vậy độ dài 1mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?

- Độ dài thật là 1000 mm + Trên bản đồ, tỉ lệ 1: 1000. Vậy độ dài

1 cm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?

- Độ dài thật là 1000 cm + Trên bản đồ, tỉ lệ 1: 1000. Vậy độ dài

1 dm ứng với độ dài thật là bao nhiêu?

- Độ dài thật là 1000 dm + Muốn biết độ dài thật căn cứ vào đâu? - Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ.

Bài 2(155 ): (6’)

+ Bài tập yêu cầu gì? - Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

+ Yếu tố nào đã biết? - Tỉ lệ bản đồ và độ dài thu nhỏ.

+ Ta phải tìm gì? - Tìm độ dài thật.

+ Để tìm được độ dài thật căn cứ vào đâu?

- Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ.

- Yêu cầu HS làm bài tập - Cả lớp làm vào vở 2 HS làm bảng nhóm - Gọi HS nêu kết quả, nhận xét.

- GV chốt kết quả đúng. Tỉ lệ bản đồ 1: 1000 1: 300 Độ dài thu nhỏ 1 cm 1 dm

Độ dài thật

1000 cm 30 dm Bài 3 (155): (6’) (Nếu còn thời gian)

+ Bài tập yêu cầu gì? - Đúng ghi Đ, sai ghi S.

- Yêu cầu HS làm bài tập - Cả lớp làm vào vở 2 HS làm bảng nhóm - Gọi HS nêu kết quả, nhận xét.

- GV chốt kết quả đúng.

a. 10000 m  Sai vì khác tên vị đo độ dài.

b. 10000 dm  Đúng vì 1dm trên bản đồ ứng với 10000 dm trên thực tế.

c. 10000 cm  Sai vì khác tên đơn vị d. 1 km  Đúng vì 10000 dm = 1000 m = 1km.

+ Để biết độ dài thật ta căn cứ vào đâu? - Số lần thu nhỏ của tỉ lệ bản đồ.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Thế nào là tỉ lệ bản đồ? - Cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu.

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Về nhà làm bài 2, 3- VBT

(21)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

TIẾT 51: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi.

- Biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác: quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK. Thực hành làm thí nghiệm để phát hiện kiến thức.

+ Vận dụng bài học trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Phích đựng nước sôi. lọ có cắm ống thuỷ tinh, nhiệt kế.

- HS: Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu, 1 chiếc cốc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Lật ô chữ”

+ Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì?

+ Có mấy loại nhiệt kế thông dụng? Đó là những loại nhiệt kế nào?

+ Cơ thể bình thường có nhiệt độ bao nhiêu độ C?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của GV

+ Ta dùng nhiệt kế để đo

+ Có nhiều loại nhiệt kế: Nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo nhiêt lượng không khí.

+ 370C

- HS nhận xét.

*GV giới thệu: Ở tiết học trước các em đã biết khái niệm về nóng, lạnh, biết được nhiệt độ của nước sôi, nước đá, nhiệt độ của cơ thể người khoẻ mạnh. Tiết học này cô cùng các em tìm hiểu vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi. Biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt: 15’

- Thí nghiệm: GV yêu cầu HS làm TN và yêu cầu HS dự đoán xem mức độ nóng lạnh của cốc nước có thay đổi không?

Nếu có thì thay đổi như thế nào?

- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm 4, thời gian 7 phút.

** Hướng dẫn HS đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước trước và sau khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước rồi so sánh nhiệt độ.

Nhóm 4 – Lớp

- HS làm thí nghiệm trang 102 theo nhóm.

- Nghe GV phổ biến cách làm thí nghiệm

- Tiến hành làm thí nghiệm.

(22)

- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả thí nghiệm, nhóm khác nhận xét.

+ Tại sao mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi?

- Báo cáo kết quả:

Kết quả thí nghiệm: Nhiệt độ của cốc nước nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng lên.

+ Mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh.

*GV: Trong TN, cái cốc là vật toả nhiệt, còn chậu nước là vật thu nhiệt. Do có sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn nên trong thí nghiệm trên, sau một thời gian lâu, nhiệt độ của cốc nước và của chậu sẽ bằng nhau.

- Yc HS đọc mục Bạn cần biết trang 102.

+ Hãy lấy các ví dụ trong thực tế mà em biết về các vật nóng lên hoặc lạnh đi.

+ Trong các ví dụ trên thì vật nào là vật thu nhiệt ? Vật nào là vật toả nhiệt?

+ Kết quả sau khi thu nhiệt và toả nhiệt của các vật như thế nào?

- 1 HS đọc

+ Các vật nóng lên: rót nước sôi vào cốc, khi cầm vào cốc ta thấy nóng;

Múc canh nóng vào bát, ta thấy muôi, thìa, bát nóng lên; Cắm bàn là vào ổ điện, bàn là nóng lên, …

+ Các vật lạnh đi: Để rau, củ quả vào tủ lạnh, lúc lấy ra thấy lạnh; Cho đá vào cốc, cốc lạnh đi; Chườm đá lên trán, trán lạnh đi, …

+ Vật thu nhiệt: cái cốc, cái bát, thìa, quần áo, bàn là,…

+ Vật toả nhiệt: nước nóng, canh nóng, cơm nóng, bàn là, …

+ Vật thu nhiệt thì nóng lên, vật toả nhiệt thì lạnh đi.

*GV kết luận: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt sẽ lạnh đi

Hđ 2: Sự co giãn của các chất lỏng 15’

- Tổ chức cho HS làm thí trang 103 sách giáo khoa trong nhóm.

* Hướng dẫn các TN:

TN 1: Đổ nước nguội vào đầy lọ. Đo và đánh dấu mức nước. Sau đó lần lượt đặt lọ nước vào cốc nước nóng, nước lạnh, sau mỗi lần đặt phải đo và ghi lại xem mức nước trong lọ có thay đổi không.

+ Lưu ý: Nước được đổ đầy lọ, ghi lại mức chất lỏng trước và sau mỗi lần nhúng, đảm bảo an toàn.

- Gọi HS trình bày. Các nhóm khác bổ sung nếu có kết quả khác.

TN 2: Hướng dẫn HS dùng nhiệt kế để làm thí nghiệm: Đọc, ghi lại mức chất

- Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV (trang 103).

- Nghe GV hướng dẫn cách làm thí nghiệm.

- Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

- Báo cáo kết quả: Mức nước sau khi đặt lọ vào nước nóng tăng lên, mức nước sau khi đặt lọ vào nước nguội giảm đi so với mực nước đánh dấu ban đầu.

- Báo cáo kết quả: Khi nhúng bầu nhiệt

(23)

lỏng trong bầu nhiệt kế. Nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, ghi lại cột chất lỏng trong ống. Sau đó lại nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh, đo và ghi lại mức chất lỏng trong ống.

- Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.

+ Hãy giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng nhiệt kế vào các vật nóng lạnh khác nhau?

+ Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và khi lạnh đi?

+ Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta thấy được điều gì?

kế vào nước ấm, mực chất lỏng tăng lên và khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh thì mực chất lỏng giảm đi.

+ Khi dùng nhiệt kế để đo các vật nóng lạnh khác nhau thì mức chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng thay đổi khác nhau vì chất lỏng trong ống nhiệt kế nở ra khi ở nhiệt độ cao, co lại khi ở nhiệt độ thấp.

+ Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

+ Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được nhiệt độ của vật đó.

- Lắng nghe.

*GV kết luận: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật.

+ Nước và các chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi - Yêu cầu HS đọc phần bài học

3. HĐ vận dụng 5’

+ Sự nóng lên, lạnh đi có ích hay không?

+ Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm?

+ Tại sao khi sốt người ta lại dùng khăn ướt chườm lên trán?

+ Khi ra ngoài trời nắng về nhà chỉ còn nước sôi trong phích, em sẽ làm như thế nào để có nước nguội uống nhanh?

Cá nhân – Lớp

+ Có ích nếu không ta sẽ không nấu chín được thức ăn…. không ăn được vì quá nóng

+ Khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm vì nước ở nhiệt độ cao thì nở ra. Nếu nước quá đầy ấm sẽ tràn ra ngoài có thể gây bỏng hay tắt bếp, chập điện.

+ Khi bị sốt, nhiệt độ ở cơ thể trên 370C, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Muốn giảm nhiệt độ ở cơ thể ta dùng khăn ướt chườm lên trán. Khăn ướt sẽ truyền nhiệt sang cơ thể, làm giảm nhiệt độ của cơ thể.

+ Rót nước vào cốc và cho đá vào.

+ Rót nước vào cốc và sau đó đặt cốc vào chậu nước lạnh.

* GV kết luận: các em cần nắm rõ kiến thức để chúng ta ứng dụng hiện tượng nóng, lạnh trong cuộc sống. Đặc biệt khi chúng ta sử dụng những đồ vật đó tránh để bị bỏng khi quá nóng, và vận dụng chăm sóc người thân khi bị sốt.

(24)

Củng cố, dặn dò:

- GV gọi HS đọc lại mục bạn cần biết - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà ghi nhớ nội dung bài học và ứng dụng hiện tượng nóng, lạnh trong cuộc sống

+ Thực hành làm thí nghiệm về sự co giãn của một số chất lỏng khác. VD: rượu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KĨ THUẬT

KHÂU ĐỘT THƯA

(tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.

- Khâu được các mũi khâu đột thưa, các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị rúm.

*HS khéo tay khâu được mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau.

Đường khâu ít bị rúm.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo.

+ Năng lực nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, thiết kế kĩ thuật.

+ Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên - Bộ đồ dùng khâu thêu.

- Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa. Vật liệu và dụng cụ cần thiết 2. Chuẩn bị của hoc sinh: Bộ ĐDHT lớp 4, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- HS hát bài hát khởi động:

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS

- TBVN điều hành 2- HĐ thực hành

HĐ 3: HS thực hành khâu đột thưa:

22’

- Nêu các bước thực hiện cách khâu đột thưa.

- GV nhận xét và củng cố kỹ thuật khâu mũi đột thưa qua hai bước:

- GV hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột thưa.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và

Cá nhân – Lớp

- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.

+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.

+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.

(25)

nêu thời gian yêu cầu HS thực hành.

- GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng.

HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của HS: 8’

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.

- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:

+ Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải.

+ Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.

+ Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm.

+ Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau.

+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.

- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

- Yêu cầu HS thực hành tạo các sản phẩm từ khâu đột thưa theo nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá.

. Củng cố, dặn dò:

- GV hệ thống bài - Nhận xét giờ học - Giao bài về nhà

- HS thực hành cá nhân.

Cá nhân – lớp - HS trưng bày sản phẩm.

- HS lắng nghe.

- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.

Nhóm – Lớp - Tạo sản phẩm từ khâu đột thưa

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

======================================

NS: 03 / 3 / 2022

NG: 09 / 3 / 2022 Thứ 4 ngày 09 tháng 3 năm 2022 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 58: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu thế nào là lời nhờ cậy, yêu cầu, đề nghị lịch sự.

- Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu, đề nghị.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

+Giáo dục HS có ý thức nói, viết câu thể hiện lịch sự, lễ phép.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- GV nêu lại một lần nữa các kĩ thuật khâu thường, khâu đột thưa và thêu móc xích - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu yêu.. cầu, thời gian

Khâu viền đường gấp mép vải được thực hiện theo 3 bước.. - Gấp mép vải theo

2.Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái và được thực hiện theo quy tắc lùi 1 mũi , tiến 3 mũi trên đường dấu.... Hoạt động 2: Các thao tác

Quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu: khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi

Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái và được thực hiện theo quy tắc lùi 1 mũi, tiến 3 mũi trên đường vạch dấu2.

Kiến thức: - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.. Kĩ năng: - Khâu được các mũi khâu

Bước 1: Vạch dấu đường khâu trên mặt trái của vải Bước 2: Khâu lược ghép 2 mép vải.2. Bước 3: Khâu thường theo đường vạch dấu... Yêu cầu

Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái và được thực hiện theo quy tắc lùi 1 mũi, tiến 3 mũi trên đường dấu...