• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: Thực trạng chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH du lịch Lăng

2.2. Phân tích ý kiến đánh giá của nhân viên về chính sách đãi ngộ nhân sự tại công

2.3.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu

Tổng số bảng hỏi điều tra là 135 bảng, thu về 135 bảng và có 120 bảng hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu nghiên cứu và cho kết quả sau:

2.2.1.1. Biến định tính Theo giới tính

Trong tổng số 120 nhân viên được hỏi, số lao động nam chiếm 40 người tương ứng với tỷ lệ 33% trong tổng số người điều tra, số lao động nữ chiếm 80 người tương

Trường Đại học Kinh tế Huế

ứng 67% tổng số người điều tra. Kết quả hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tình hình lao động của công ty và sự chênh lệch này xảy ra là do đặc thù công việc của công ty cần một số lượng lao động nữ nhiều để phục vụ công việc.

Biểu đồ2.1: Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tốgiới tính

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS) Theo độ tuổi

Độ tuổi của người lao động được chia thành 4 nhóm khác nhau. Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy người lao động có độ tuổi từ 26 –35 tuổi chiếm số lượng nhiều nhất là 70 người tương ứng tỷ lệ 58%. Độ tuổi lao động từ 36 – 45 tuổi chiếm số lượng thứ hai là 27 người ứng với 23%. Chiếm 18 người ứng với 15% là độ tuổi lao động từ 18 – 25 tuổi và độ tuổi lao động chiếm số lượng thấp nhất là 5 người tương ứng 4% là 46 – 60 tuổi. Với cơ cấu độ tuổi như vậy phù hợp với thực tiễn nguồn lao động của công ty, những người lao động có kinh nghiệm.

Biểu đồ 2.2:Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tố độ tuổi

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo bộ phận làm việc

Theo biểu đồ ta thấy: Bộ phận buồng có số lượng cao nhất 35 người tường ứng với tỷ lệ 29%. Bộ phận khác bao gồm: ban giám đốc, bảo vệ, bếp, cứu hộ chiếm số lượng thứ hai là 33 người ứng với 28%. Có số lượng thứ ba là bộ phận nhà hàng với 26 người ứng với 22%. Bộ phận bảo trì đứng thứ tư với 10 người tương ứng 8%. Kế toán, tài chính đứng thứ năm với 9 người ứng 7%. Cuối cùng là bộ phận lễ tân với 7 người chiếm 6%.

Biểu đồ2.3: Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tốbộ phận làm việc

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS) Theo thời gian làm việc

Số lao động được hỏi ở công ty có thời gian làm việc từ 3 – 5 năm chiếm số lượng lớn nhất là 54 người chiếm 45%. Thứ hai là thời gian làm việc lớn hơn 5 năm chiếm 47 người ứng với 39%. Cuối cùng là từ 1 – dưới 3 năm chiếm 19 người ứng với tỷ lệ 16%. Phù hợp với tiêu chí mà công ty tuyển chọn nhân viên làm việc là ưu tiên người có kinh nghiệm.

Biểu đồ2.4: Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tố thời gian làm việc

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo mức lương

Qua kết quả điều tra ta thấy người lao động có mức lương từ 3 –5 triệu chiếm số lượng nhiều nhất là 90 người ứng với 75%. Tiếp theo là mức lương lớn hơn 5 triệu chiếm 17 người tương ứng 14%. Và cuối cùng là mức lương từ 1 –3 triệu có 13 người chiếm 11%. Mức lương của công ty không quá cao những đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho người lao động và phù hợp tình hình tiền lương tại đây.

Biểu đồ2.5: Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tốmức lương

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS) Theo trình độ học vấn

Trìnhđộ họcvấn bao gồm 4 mức độ. Trong đó trìnhđộ sơ cấp chứng chỉ nghề có 48 người ứng với 40%. Trìnhđộ trung cấp, cao đẳng có 39 người tương ứng 33%. Trình độ đại học và trên đại học 23 người ứng với 19%. Cuối cùng là trình độ khác như trung học phổ thông chiếm 10 người ứng với 8%. Phù hợp với tình hình hiện tạicủakhu resort.

Biểu đồ2.6: Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tốtrìnhđộ học vấn

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.1.2. Biến độc lập Theo tiền lương

Biểu đồ 2.7:Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tố tiền lương

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS) Từ biểu đồ cơ cấu mẫu điều tra theo tiền lương ta thấy, biếntiền lương bao gồm 5 yếu tố, trong đó:

- TL1 (tiền lương được quyết định dựa trên năng lực của anh/chị) có 44,2% số lượng nhân viên được khảo sát có ý kiến “trung lập” về vấn đề này, 39,2% “đồng ý”, 14,2%“rất đồng ý”và 2,5% nhân viên có ý kiến “không đồng ý”.

- TL2 (công ty trả lương đúng hạn) có số lượng nhân viên “đồng ý” cao nhất ứng với 47,5%, nhân viên có ý kiến “trung lập” đứng thứhai là 43,3%, thứ ba là ý kiến “rất đồng ý”có 7,5%, cuối cùng là ý kiến “không đồng ý”với 1,7%.

- TL3 (mức lương tương xứng với kết quả làm việc) có số lượng nhân viên với ý kiến “đồng ý” là 75,5% chiếm tỷ lệ cao nhất, 30,8% số lượng nhân viên có ý kiến

“trung lập”, 10% nhân viên “rất đồng ý” với yếu tố này của biến tiền lương và thấp nhất là 1,7% nhân viên “không đồng ý”.

- TL4 (công ty có chế độ tăng lương hợp lí) có 44,2% số lượng nhân viên được khảo sát “đồng ý” với yếu tố, 39,2% có ý kiến “trung lập”, 14,2% có ý kiến “rất đồng ý”và cuối cùng là 2,5%“không đồng ý”với yếu tố này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- TL5 (anh/chị hài lòng với chế độ trả lương của công ty) có sự “đồng ý”cao nhất của nhân viên với 50,8%, thứ hai là 30,7% với ý kiến “trung lập” và cuối cùng là 17,5%“rất đồngý”với yếu tố này của biến tiền lương.

Tất cả 5 yếu tố của biến tiền lương điều không có ý kiến “rất không đồng ý” và ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ % cao, điều này thể hiệnrõ nhân viên trong công ty TNHH du lịch Lăng Cô rất đồng tình vớivấn đề tiền lươngtrong chính sách đãi ngộ của công ty đang thực hiện.

Theo phụ cấp, trợ cấp

Biểu đồ 2.8:Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tố phụ cấp, trợ cấp

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS) Biến phụ cấp, trợ cấp được tiến hành khảo sátnhân viên của công tythông qua 5 yếu tố:

- PC_TC1 (công ty có các mức phụ cấp khác nhau phù hợp với đặc điểm công việc của anh/chị)có ý kiến khảo sát cao nhất chiếm 40,8%là ý kiến “đồng ý”, tiếp theo là

“trung lập”với 29,2%, thứ ba là“rất đồng ý”với 24,2%, thứ tư với 5% là ý kiến

“không đồng ý”, cuối cùng là“rất không đồng ý”với 0,8% ý kiến của nhân viên được khảo sát.

- PC_TC2 (công ty luôn thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm (y tế, xã hội) cho nhân viên) có 53,3% số lượng nhân viên được khảo sát có ý kiến “đồng ý”, chiếm tỷ lệ cao nhất trong yếu tố này, 30%“trung lập”, 15%“rất đồng ý”và 1,7% ý kiến “không

Trường Đại học Kinh tế Huế

- PC_TC3 (công ty trợ cấp một phần chi phí cho nhân viên học tập và đào tạo hàng năm)có 45,8% số lượng nhân viên được khảo sát “đồng ý” với yếu tố, 32,5% có ý kiến “trung lập”, 20% có ý kiến “rất đồng ý” và cuối cùng là 1,7% “không đồng ý” với yếu tố này.

- PC_TC4 (anh/chị được công ty trợ cấp kinh phí ăn uống khi làm việc) có sự

“đồng ý” cao nhất của nhân viên với 36,7%, thứ hai là 33,3% với ý kiến “rất đồng ý”, 25% “trung lập” với yếu tố này và thấp nhất là“không đồng ý”với 5%.

- PC_TC5 (anh/chị hài lòng với chế độ phụ cấp, trợ cấp của công ty) có số lượng nhân viên “đồng ý” cao nhất ứng với 40,8%, nhân viên có ý kiến “trung lập” đứng thứ hai với tỷ lệ 34,2%, thứ ba là ý kiến “rất đồng ý” có 25%.

Trong chính sách đãi ngộ nhân sự của công ty, vấn đề phụ cấp, trợ cấp được nhân viên rất quan tâm, cácý kiến đưa ra điều có. Trong đó, ý kiến “đồng ý”chiếm tỷ lệ cao nhất thể hiện rõ sự đồng tình của nhân viên đối với chính sách của công ty. Tuy nhiên số % nhân viên “không đồng ý” vẫn còn tồn tại khá nhiều, vì vậy công ty cần có các biện pháp thích hợp để đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

Theo phúc lợi, tiền thưởng

Biểu đồ 2.9:Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tố phúc lợi, tiền thưởng (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS) Từ biểu đồ thu được kết quả biến phúc lợi, tiền thưởng có 5 yếu tố:

- PL_TT1 (mức tiền thưởng xứng đáng với sự đóng góp của anh/chị tại công ty)có 45% nhân viên được khảo sát có ý kiến “đồng ý” với yếu tố PL_TT1, 38,3% “trung lập”, 14,2%“rất đồng ý”, 1,7% “không đồng ý”và 0,8% ý kiến “rất không đồng ý”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- PL_TT2 (công ty thường xuyên tặng quà, tiền thưởng cho nhân viên vào dịp lễ, tết) có số lượng nhân viên với ý kiến “đồng ý” là 47,5% chiếm tỷ lệ cao nhất, 39,2%

số lượng nhân viên có ý kiến “trung lập”, 12,5% nhân viên “rất đồng ý” với yếu tố này của biến phúc lợi, tiền thưởng và thấp nhất là 0,8% nhân viên “không đồng ý”.

- PL_TT3 (công ty thực hiện việc cho nhân viên nghỉ phép, nghỉ bệnh theo chế độ) có ý kiến khảo sát cao nhất chiếm 49,2% là ý kiến “đồng ý”, tiếp theo là “trung lập”

với 30%, thứ ba là“rất đồng ý”với 18,3%, thứ tư với 2,5% là ý kiến “không đồng ý”.

- PL_TT4 (hàng năm công ty thường tổ chức cho nhân viên đi du lịch, nghỉ dưỡng) có số lượng nhân viên với ý kiến “đồng ý” là 41,7% chiếm tỷ lệ cao nhất, 38,3% số lượng nhân viên có ý kiến “trung lập”, 18,3% nhân viên “rất đồng ý” với yếu tố này của biến phúc lợi, tiền thưởngvà thấp nhất là 1,7% nhân viên “không đồng ý”.

- PL_TT5 (anh/chị hài lòng với chế độ phúc lợi và tiền thưởng tại công ty) có sự

“đồng ý” cao nhất của nhân viên với 50%, thứ hai là 31,7% với ý kiến “trung lập” và cuối cùng là 18,3% “rất đồng ý” với yếu tố này.

Vấn đề phúc lợi, tiền thưởng được nhân viên đánh giá thông qua khảo sát có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó ý kiến “đồng ý” vẫn chiếm số đông, điều này cho thấy kết quả khảo sát đánh giá đúng thực trạng và tình hình phúc lợi, tiền thưởng tại công ty.

Theo công việc

Biểu đồ 2.10:Thốngkê ý kiến của nhân viên về yếu tố công việc

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biến công việc được khảo sát thông qua 4 yếu tố:

- CV1 (công việc phù hợp với khả năng và năng lực của anh/chị) có 51,7% số lượng nhân viên được khảo sát có ý kiến “đồng ý” về vấn đề này, 30% “rất đồng ý”, 17,5% “trung lập” và 0,8% nhân viên có ý kiến “không đồng ý”.

- CV2 (vị trí làm việc tương xứng với nhu cầu và mong muốn của anh/chị) có số lượng nhân viên “trung lập” cao nhất ứng với 47,5%, nhân viên có ý kiến “đồng ý”

đứng thứ hai là 40,8%, thứ ba là ý kiến “rất đồng ý” có 9,2%, thứ tư là ý kiến không đồng ý với tỷ lệ 1,7%, cuối cùng là ý kiến “rất không đồng ý” với 0,8%.

- CV3 (cơ chế đánh giá kết quả hoàn thành công việc của anh/ chị tại doanh nghiệp là công bằng, chính xác) có số lượng nhân viên với ý kiến “đồng ý” là 55% chiếm tỷ lệ cao nhất, 28,3% số lượng nhân viên có ý kiến “trung lập”, 14,2% nhân viên “rất đồng ý” với yếu tố này của biến công việc và thấp nhất là 2,5% nhân viên “không đồng ý”.

- CV4 (anh/chị hài lòng với công việc hiện tại ở công ty) có 40% số lượng nhân viên được khảo sát “đồng ý” với yếu tố này, 33,3% có ý kiến “trung lập”, 26,7% có ý kiến “rất đồng ý”.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, vấn đề đãi ngộ thông qua công việc thể hiện được tình hình thực tại của công ty với số phiếu về ý kiến “đồng ý” chiếm tỷ lệ cao, vẫn có một số ít người “không đồng ý”với chính sách của công ty.

Theo môi trường làm việc

Biểu đồ 2.11:Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tố môi trường làm việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Từ biểu đồ ta thu được kết quả khảo sát nhân viên của công ty đối với biến môi trường làm việc thông qua 5 yếu tố:

- MTLV1 (môi trường làm việc phù hợp với công việc của anh/chị) có ý kiến khảo sát cao nhất chiếm 42,5% là ý kiến “đồng ý”, tiếp theo là “trung lập” với 35,8%, thứ ba là“rất đồng ý”với 19,2%, thứ tư với 2,5% là ý kiến “không đồng ý”.

- MTLV2 (lãnhđạo tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân viên) có 46,7% số lượng nhân viên được khảo sát có ý kiến “trung lập”chiếm tỷ lệ cao nhất trong yếu tố này, 38,3%“đồng ý”, 11,7%“rất đồng ý”và 3,3% ý kiến “không đồng ý”với yếu tố MTLV2.

- MTLV3 (doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể nhằm khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên) có ý kiến khảo sát cao nhất chiếm 46,7% là ý kiến

“đồng ý”, tiếp theo là“trung lập”với 39,2%, thứ ba là“rất đồng ý”với 14,2%.

- MTLV4 (đồng nghiệp luôn hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong công việc) có số lượng nhân viên với ý kiến “đồng ý” là 45% chiếm tỷ lệ cao nhất, 27,5% số lượng nhân viên có ý kiến “rất đồng ý”, 25,8% nhân viên “trung lập” với yếu tố này của biến môi trường làm việc và thấp nhất là 1,7% nhân viên “không đồng ý”.

- MTLV5 (anh/chị cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc tại công ty) có số lượng nhân viên “đồng ý” cao nhất ứng với 47,5%, nhân viên có ý kiến “trung lập”

đứng thứ hai với tỷ lệ 32,5%, thứ ba là ý kiến “rất đồng ý” có 20%.

Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc được nhân viên đánh giá ở nhiều ý kiến khác nhau, trong đó ý kiến “trung lập” và “đồng ý” chiếm số đông và không có nhân viên nào có ý kiến “rất không đồng ý”. Điều này thể hiện rõ nhân viên khá đồng tình với chính sách của công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.1.3. Biến phụ thuộc Theo biến đánh đánh giá chung

Biểu đồ 2.12:Thống kê ý kiến của nhân viên về yếu tố đánh giá chung

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS) Việc khảo sát ý kiến nhân viên về biến đánh giá chung được tiến hành thông qua 3 yếu tố chính:

- ĐG1 (chế độ đãi ngộ nhân sự của công ty đáp ứng tốt nhu cầu cuộc sống của anh/chị) có số lượng nhân viên với ý kiến “đồng ý” là 55,8% chiếm tỷ lệ cao nhất, 24,2% số lượng nhân viên có ý kiến “trung lập”, 20% nhân viên “rất đồng ý” với yếu tố này của biến đánh giá chung.

- ĐG2 (chế độ đãi ngộ nhân sự phù hợp với yêu cầu công việc của anh chị) có số lượng nhân viên “đồng ý” cao nhất ứng với 45%, nhân viên có ý kiến “trung lập” đứng thứ hai là 41,7%, thứ ba là ý kiến “rất đồng ý” có 13,3%.

- ĐG3 (anh/chị hài lòng với chế độ đãi ngộ nhân sự của công ty)có ý kiến khảo sát cao nhất chiếm 46,7% là ý kiến “trung lập”, tiếp theo là “đồng ý” với 44,2%, cuối cùng là “rất đồng ý” với 9,2%.

Với biến đánh giá chung của nhân viên về chính sách đãi ngộ nhân sự của công ty TNHH du lịch Lăng Cô ta nhận thấy: Qua kết quả điều tra, khảo sát nhân viên tại công ty, hầu hết nhân viên điều có ý kiến “đồng ý” với chính sách này của công ty, tuy nhiên một số lớn người vẫn có ý kiến “trung lập” về vấn đề này và chưa đưa ra được ý kiến cụ thể.

Trường Đại học Kinh tế Huế