• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12, rồi đọc theo hai cách, chẳng hạn: “ 8 giờ 35 phút” hoặc “ 9 giờ kém 25 phút”.

- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian và hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của hs.

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...

- Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm học.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Phấn màu, mô hình đồng hồ 2. HS: SGK, bộ đồ dùng toán,vở ô ly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- Trò chơi: Ai quay đúng?

GV đưa ra các thời điểm: 9h, 9h15, 9h30, 10h5,...

- Nhận xét, đánh giá kết quả, tuyên dương nhưng em làm đúng và nhanh nhất

- Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng.

- HS thi đua quay mô hình đồng hồ chỉ đúng vị trí

- Ghi vở tên bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10’)

* Hướng dẫn Hs cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo 2 cách

- Cho hs quan sát các tranh vẽ.

- Gọi Hs đọc giờ trên đồng hồ thứ nhất.

- Kim đồng hồ đang chỉ 8 giờ 35 phút, em thử nghĩ xem còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ?

- Gv hướng dẫn hs: Vậy có thể nói 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút.

*) Kết luận : 8 giờ 35 phút hay còn gọi là 9 giờ kém 25 phút.

Nêu vị trí kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 9 giờ kém 25 phút? (kim giờ chỉ gần số 9, kim phút chỉ số 7)

*) Hướng dẫn đọc giờ sau tương tự: 8 giờ 45 phút. (9 giờ kém 15 phút)

- Trong thực tế chúng ta thường có hai cách đọc giờ: đọc giờ hơn hoặc đọc giờ kém.

+ Khi kim phút chỉ qua số 6 (từ số 7 đến số 11) ta gọi là giờ kém. VD: 7 giờ kém 25 phút, 8 giờ kém 15 phút…

+ Khi kim phút chỉ chưa qua số 6 (từ số 1 đến số 5) ta gọi là giờ hơn. VD: 8 giờ 10 phút, 9 giờ 20 phút…

- Gv lưu ý hs: Thông thường người ta chỉ nói giờ theo 1 trong 2 cách: Nếu kim dài chưa vượt qua số 6 ( theo chiều thuận) thì gọi theo cách 1; Nếu kim dài vượt quá số 6 thì nói theo cách 2.

3. Hoạt động thực hành:

Bài 1: (6’)

- Gv cho hs quan sát mẫu để hiểu yêu cầu bài là đọc giờ theo 2 cách

+ Nêu vị trí kim ngắn ? + Kim ngắn chỉ mấy giờ ? + Nêu vị trí kim dài ? + Kim dài chỉ mấy phút ? + Vậy đồng hồ chỉ mấy giờ ?

+ 6 giờ 50 phút còn được gọi là mấy giờ ?

- Hs quan sát -…8 giờ 35 phút

- Hs đếm nhẩm: từ vị trí của kim dài đến vị trí vạch ghi số 12 là còn 25 phút nữa.

- Tương tự Hs sẽ nêu các thời điểm ở các đồng hồ còn lại theo 2 cách.

- Hs trả lời lần lượt theo từng đồng hồ và chữa bài.

- Kim ngắn ứng với số 6 - Kim ngắn chỉ 6 giờ - Kim dài ứng với số 10 - Kim dài chỉ 50 phút

- Vậy đồng hồ chỉ 6 giờ 50 phút

- 6 giờ 50 phút còn được gọi là 7 giờ kém 5 phút

- Gv nhận xét, chốt lại về cách đọc giờ theo 2 cách và lưu ý hs để gọi theo cách thứ 2 thì có thể lấy 60 phút trừ đi số phút của cách gọi thứ nhất

Bài 2: (5’)

- Gv cho hs tự thực hành quay kim trên mặt đồng hồ bằng bìa

- Gv theo dõi, giúp đỡ những hs còn lúng túng.

- Gv nhận xét, đánh giá.

Bài 3: (5’)

- Gv cho hs chọn các mặt đồng hồ tương ứng.

Đồng hồ A : 9 giờ kém 15 phút.

- Đồng hồ B : 12 giờ kém 5 phút.

- Đồng hồ C : 10 giờ kém 10 phút.

- Đồng hồ D : 4 giờ 15 phút.

- Đồng hồ E : 3 giờ 5 phút.

- Đồng hồ G : 7giờ 20 phút.

- Gv nhận xét, chữa bài.

Bài 4: (4’)

- Gv cho hs quan sát hình vẽ phần a) rồi trả lời các câu hỏi tương ứng phần a) - Gv nhận xét, thống nhất kết quả.

4. Hoạt động vận dụng: (5’)

- GV cho HS chơi Trò chơi: Mấy giờ rồi?

- 1 HS lên quay mô hình đồng hồ, cho các bạn bên dưới thi đua nói thời điểm.

Ai giơ tay sớm sẽ được nói, ai nói sai sẽ bị phạt hát 1 bài.

* Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tuyên dương

- Về tập xem đồng hồ ở các thời điểm khác nhau.

- Ghi lại các việc làm của mình vào buổi tối (có thời gian cụ thể)

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Hs nêu yêu cầu của bài

- Hs thực hành trên mặt đồng hồ bằng bìa và nêu vị trí của kim phút trong từng trường hợp tương ứng.

- Hs so sánh, nhận xét, chữa bài.

- 1Hs nêu yêu cầu bài

- Hs tự làm bài và đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau

- Hs tự làm các phần còn lại.

- Hs đọc phần trả lời của mình

- Hs quan sát hình vẽ SGK.

- Hs đọc và trả lời.

- Hs làm bài.

- Chữa bài.

- HS thực hiện chơi

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀY DẠY

………

………

Ngày soạn : 16/9/2021 Ngày giảng: 24/9/2021

Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2021

TOÁN