• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

3.2. Đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.1. Điểm mạnh

61

khai xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng; 100% văn bản gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia được tích hợp chữ ký số của tổ chức và cá nhân NHNN.

Nhiều văn bản định hướng, có tính hệ thống, bao trùm mọi mặt hoạt động công nghệ thông tin đã được xây dựng, ban hành. Các TCTD cũng có những bước đi cụ thể triển khai các hoạt động ứng dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) và điện toán đám mây (Cloud Computing) vào quản trị kinh doanh.

Việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng được chú trọng trong toàn Ngành. Đến cuối năm 2020, NHNN đã hoàn thành xây dựng, ban hành Khung năng lực, khung chương trình cho toàn bộ 04 lĩnh vực chuyên môn chính của NHNN9 và Khung đề án về việc chuẩn bị nguồn lực, cử và tiến cử đại diện tham gia học tập, công tác, nghiên cứu, biệt phái và trao đổi cán bộ tại các thể chế tài chính, ngân hàng quốc tế;

dự kiến ban hành Khung năng lực, khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các vị trí trụ cột trong hoạt động của TCTD trong năm 2021. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đang được NHNN khẩn trương hoàn thiện. Bên cạnh đó, nhiều TCTD đã và đang xây dựng chiến lược phát triển của đơn vị, trong đó xác định phát triển nguồn nhân lực và công nghệ thông tin là những nền tảng quan trọng để bứt phá trong tương lai.

3.2. Đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam

62

dù tăng cao nhưng trong tầm kiểm soát; đầu tư công là điểm sáng khi vốn thực hiện tăng mạnh; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt được nhiều kết quả tích cực với nhiều hiệp định thương mại được ký kết, có hiệu lực (như EVFTA, RCEP) và làm tròn trách nhiệm năm là Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA-41, Thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc... Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng không chỉ làm tốt chức năng cung ứng, phân bổ vốn mà còn có một vai trò đặc biệt hơn - làm trụ đỡ, sát cánh bên doanh nghiệp, người dân cùng vượt qua thách thức, đóng góp vào kết quả chung của nền kinh tế. Qua đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng khẳng định được sự lành mạnh và khả năng chống chịu rủi ro bên ngoài. Năm 2021, năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025), trong đó có nội dung đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; đòi hỏi toàn ngành Ngân hàng nỗ lực, sẵn sàng thay đổi hơn nữa để mang lại một diện mạo mới, hiện đại và bền vững hơn.

Sáu điểm sáng nổi bật (Những điểm sáng của ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021 (tapchinganhang.gov.vn))

Vượt qua hàng loạt khó khăn, năm 2020, ngành Ngân hàng tiếp tục hoạt động ổn định và đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Thị trường được củng cố, thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp; mặt bằng lãi suất tiền gửi phổ biến tại các ngân hàng giảm từ 0,9 - 1,5% (ngắn hạn) và khoảng 0,6 - 1,5% (trung dài hạn) so với đầu năm; lãi suất cho vay cũng giảm nhanh, khoảng 0,5 - 2% so với đầu năm; tỷ giá tiếp tục ổn định, giá trị VND được nâng cao; dự trữ ngoại hối tiếp tục được bổ sung, giúp đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ quốc gia và củng cố mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Theo NHNN, tổng vốn huy động toàn hệ thống đến 21/12/2020 tăng 12,87%

(ước cả năm tăng 13,5%) trong điều kiện lãi suất giảm sâu. Tín dụng cũng hồi phục trở lại trong những tháng cuối năm, đến ngày 28/12/2020, dư nợ tín dụng tăng 11,08% so với cuối năm 2019. Các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động ổn định, lành mạnh, nợ xấu tiềm ẩn tăng nhưng trong tầm kiểm soát, năng lực tài chính (nhất là vốn chủ sở hữu) được củng cố… Tựu chung lại, xét trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới và Việt Nam, năm 2020 có thể đánh giá là năm thành công của ngành Ngân hàng, với sáu điểm sáng dưới đây.

Trường Đại học Kinh tế Huế

63

Thứ nhất, thành công trong điều hành chính sách tiền tệ

Trong năm qua, chính sách tiền tệ đã được NHNN điều hành linh hoạt theo hướng nới lỏng thận trọng, phù hợp nhằm đảm bảo thanh khoản và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh. Ba giải pháp chính gồm: (i) 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm tổng cộng lên đến 1,5 - 2%, qua đó giảm chi phí vốn cho nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp và TCTD, song vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát chất lượng tín dụng và lạm phát; (ii) hỗ trợ thanh khoản thị trường thông qua linh hoạt bơm hoặc hút tiền trên thị trường mở; (iii) kiểm soát cung tiền, điều hành chính sách tiền tệ phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ nền kinh tế.

Thứ hai, ngành Ngân hàng tiếp tục thể hiện tốt vai trò trụ cột của nền kinh tế, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh dịch bệnh

Lường đón trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19, NHNN đã khẩn trương ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (Thông tư 01) ngày 13/3/2020 cho phép TCTD giãn, hoãn nợ, giảm lãi, phí, không chuyển nhóm nợ và cho vay mới đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 31/3/2020 về các giải pháp cấp bách của ngành Ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19; Thông tư số 04/2020/TT-NHNN ngày 31/3/2020 điều chỉnh giảm 50% phí giao dịch thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; Thông tư số 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020 giãn tiến độ 1 năm áp dụng tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tạo điều kiện để các TCTD giảm chi phí vốn và giảm lãi suất cho vay.

Trên tinh thần đó, các TCTD triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân như: giảm lãi suất 0,5 - 1,5% đối với dư nợ hiện hữu; cung ứng các gói tín dụng lãi suất ưu đãi từ 1 - 2,5%; cơ cấu lại nợ, giãn thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01; miễn, giảm phí các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền cho doanh nghiệp, người dân. Kết quả thực hiện đến nay rất tích cực. Đến hết ngày 21/12/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoảng 270 nghìn khách hàng với dư nợ 355 nghìn tỷ đồng (chiếm 4% tổng dư nợ nền kinh tế); miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay hơn 590 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng và cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 trên 2,3 triệu tỷ đồng cho hơn 390 nghìn khách hàng. Sau

Trường Đại học Kinh tế Huế

64

hai lần giảm phí, 63% giao dịch thanh toán qua liên ngân hàng 24/7 được miễn, giảm phí với tổng số năm 2020 ước khoảng 1.004 tỷ đồng. Theo ước tính của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV (tháng 4/2020), với các biện pháp hỗ trợ này, lợi nhuận ngành Ngân hàng năm 2020 - 2021 dự báo có thể giảm 25 - 30 nghìn tỷ đồng, tương đương mức giảm 20 - 25% lợi nhuận so với kế hoạch ban đầu.

Thứ ba, hệ thống thể chế, pháp luật lĩnh vực ngân hàng ngày càng hoàn thiện Song song với các giải pháp tháo gỡ khó khăn do dịch Covid-19, trong năm 2020, NHNN đã đề xuất hoặc ban hành nhiều văn bản hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng như: Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ và Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Thông tư số 09/2020/TT-NHNN ngày 21/10/2020 quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng; Thông tư số 06/2020/TT-NHNN ngày 30/6/2020 quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,…

Thứ tư, thành công trong thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) của nền kinh tế

Trước xu thế chuyển đổi số của nền kinh tế, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách để tạo thuận lợi cho các TCTD chuyển đổi số như: Ban hành Quyết định số 711/QĐ-NHNN ngày 15/4/2020 về Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; khảo sát hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam (Công văn số 5753/NHNN-TT ngày 11/8/2020) nhằm nắm bắt thực trạng chuyển đổi số của hệ thống;

Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 4/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Nhiều cơ chế, chính sách khác cũng được NHNN dự thảo, dự kiến hoàn thiện năm 2021 như: Đề án cơ chế quản lý thử nghiệm (Regulatory Sandbox) đối với hoạt động công nghệ tài

Trường Đại học Kinh tế Huế

65

chính (Fintech), cho vay ngang hàng (P2P Lending), Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về TTKDTM, Đề án triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money)… Những động thái này sẽ tác động tích cực đến tiến trình chuyển đổi số và TTKDTM của nền kinh tế thời gian tới.

Theo đó, năm 2020, hoạt động chuyển đổi số của hệ thống ngân hàng và TTKDTM đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Theo khảo sát của NHNN, đến hết tháng 9/2020, 94% ngân hàng bước đầu triển khai hoặc xây dựng chiến lược chuyển đổi số; 59% ngân hàng đang triển khai chuyển đổi số. Mới đây, Vietcombank ra mắt dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank, BIDV phát động Chiến dịch chuyển đổi số. Trước đó, VietinBank triển khai ứng dụng VietinBank iPay Mobile 5.1, VPBank ra mắt ngân hàng số Yolo… Nhờ đó, giá trị và số lượng TTKDTM tăng trưởng nhanh. Đến cuối tháng 10/2020, giao dịch thanh toán qua điện thoại di động tăng 123,9% về số lượng và 125,4%

về giá trị; thanh toán qua Internet tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019.

Thứ năm, ngân hàng là một trong những ngành phục hồi nhanh sau dịch Covid-19, thể hiện khả năng chống chịu và thích ứng với thay đổi

Minh chứng rõ nhất có thể thấy là tăng trưởng tín dụng dù gặp nhiều khó khăn nhưng đã hồi phục dần từ tháng 7/2020 và có sự bứt phá trong những tháng cuối năm (Hình 1). Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát. Đến 21/12/2020, tín dụng cho xuất khẩu tăng 10,4%, tín dụng cho nông nghiệp tăng 9,8%, cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11%. Trong khi đó, tín dụng trong lĩnh vực BOT, giao thông giảm 0,59%, tín dụng cho chứng khoán chỉ tăng nhẹ 0,2%.

Bên cạnh đó, lợi nhuận của các ngân hàng vẫn tăng trưởng khá dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong 9 tháng đầu năm, tổng lợi nhuận trước thuế của 24 ngân hàng công bố Báo cáo tài chính đạt 90.378 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, kết quả này chỉ phản ánh phần nào bởi các TCTD vẫn đang tiếp tục cơ cấu lại, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01. Khi Thông tư này hết hiệu lực, các chi phí để xử lý nợ tiềm ẩn nợ xấu sẽ tăng cao, gây áp lực lên lợi nhuận. Ước tính cả năm 2020,

Trường Đại học Kinh tế Huế

66

lợi nhuận trước thuế của hệ thống sẽ tăng khoảng 12% so với năm 2019, thấp hơn nhiều so với mức tăng khoảng 30% của năm 2019, tức vẫn giảm 20 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch ban đầu.

Thứ sáu, những tháng cuối năm 2020 ghi nhận sự chuyển sàn, niêm yết thành công của nhiều ngân hàng

Tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành theo Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018, Chính phủ đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành niêm yết cổ phiếu các NHTM cổ phần trên sàn chứng khoán Việt Nam. Theo đó, trong năm 2020, đã có đến 9 ngân hàng, gồm 3 ngân hàng niêm yết (LPB, VIB, MSB), 5 ngân hàng chính thức giao dịch trên UPCoM (BVB, NAB, SGB, PGB, ABB) và 1 ngân hàng chuyển sàn từ HNX sang HoSE (ACB) thành công. Hiện có 3 ngân hàng khác là SHB, OCB và SeABank đã nộp hồ sơ niêm yết lên HoSE. Động thái chuyển sàn/niêm yết cổ phiếu này được đánh giá mang lại 3 lợi ích lớn cho các ngân hàng: (i) thực hiện đúng theo mục tiêu, chỉ đạo của Chính phủ/NHNN tại Chiến lược phát triển ngành; (ii) giá cổ phiếu nhiều ngân hàng tăng trưởng vượt bậc so với đầu năm (VIB tăng hơn 90%, LPB tăng 70%, ACB tăng hơn 60%,…); (iii) mở rộng cơ hội tăng vốn, cải thiện khả năng thu hút vốn trong tương lai với kỳ vọng được định giá tốt hơn,... Tuy vậy, đến cuối năm 2020, vẫn còn một số NHTM cổ phần chưa thực hiện niêm yết trên TTCK Việt Nam.