• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

2.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt

2.1.2. Hoạt động ngân hàng thương mại

Ngay từ đầu năm 2020, thế giới trong đó có Việt Nam đã chứng kiến những biến động lớn chưa từng có trong nhiều thập kỷ do tác động của đại dịch Covid-19. Nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, nhiều hoạt động văn hóa - xã hội cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các doanh nghiệp đối mặt với vấn đề suy giảm các hoạt động và giảm dòng tiền, nhất là trong các lĩnh vực, như: du lịch, giải trí, ô tô, bán lẻ... Hàng triệu lao động thiếu, mất việc làm, giảm sâu thu nhập... Những vấn đề về thanh khoản của hộ gia đình và doanh nghiệp, cùng với sự bất ổn ngày càng tăng cao đã tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính và điều này cũng làm tăng nguy cơ nợ quá hạn đối với các khoản vay vốn ngân hàng. Vì vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, đồng thời cũng gánh trọng trách nặng nề hơn trong thực thi chính sách tiền tệ. Trước khó khăn chung của nền kinh tế, năm 2020, NHNN đã 3 lần hạ lãi suất điều hành và ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid -19 làm cơ sở pháp lý cho các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Theo đó, các NHTM đã 3 lần đồng thuận hạ lãi suất cho vay từ 1,5%-2%/năm để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Nhờ đó, lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm. Tính đến cuối tháng 12/2020, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng;

miễn, giảm, hạ lãi suất cho khoảng 590 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng;

cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến cuối tháng 12/2020 đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng cho hơn 390 nghìn khách hàng. Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 02 đợt giảm phí là khoảng 1.004 tỷ đồng. Năm 2020, NHNN tiếp tục chỉ đạo hệ thống ngân hàng thực hiện Đề án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu… Qua tái cơ cấu, năng lực tài chính của các ngân hàng được củng cố, chất lượng quản trị điều hành từng bước

Trường Đại học Kinh tế Huế

32

được nâng cao, tiệm cận với thông lệ quốc tế và tính minh bạch trong hoạt động tín dụng của ngân hàng từng bước được cải thiện.

Bảng 2.1. Thống kê hoạt động ngân hàng tính đến 31/12/2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Loại hình TCTD

Tổng TS Có Vốn điều lệ

Tỷ lệ vốn ngắn hạn/

cho vay trung,dài

hạn

Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng

tiền gửi

Tuyệt đối

Tốc độ tăng trưởng

Tuyệt đối

Tốc độ tăng trưởng

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

NHTM NN 5.791.840 6,47 155.271 0,08 29,88 81,97

NH Chính sách XH 235.934 10,63 18.271 5,68

NHTMCP 6.053.176 16,13 317.133 11,39 28,18 70,52

NH liên doanh nước ngoài 1.522.674 13,14 131.285 8,71 36,28 Công ty tài chính, cho thuê 229.048 11,59 30.556 14,71 33,52 Ngân hàng Hợp tác xã 43.679 22,29 3.030 0,04 17,78 49,74 Quỹ tín dụng nhân dân 143.201 13,20 5.055 7,25 Toàn hệ thống 14.019.553 11,45 660.601 7,89 25,79 71,93

(Nguồn: báo cáo thống kê NHNN Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản (sbv.gov.vn)) Trong năm 2020, chất lượng tín dụng được cải thiện. Hệ thống ngân hàng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tích cực hạn chế người dân tìm đến các nguồn “tín dụng đen”. Tính đến tháng 12/2020, tín dụng tăng 7,39% so với cuối năm 2019, cơ cấu tín dụng chuyển dịch phù hợp, theo đó tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên...

Dòng vốn ngân hàng tiếp tục chảy mạnh vào 5 lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ tích cực cho các ngành là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, năm 2020, dư nợ ngành thương mại dịch vụ tăng trưởng cao nhất, đạt 7,29% so với cuối năm 2019, cũng là ngành chiếm tỷ trọng lớn 62,72% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Dư nợ ngành công nghiệp và xây

Trường Đại học Kinh tế Huế

33

dựng là 5,84%, chiếm tỷ trọng 28,58%; tín dụng đối với ngành nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 5,36%, chiếm 8,66% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Bảng 2.2. Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (đến tháng 12/2020, tốc độ tăng trưởng so với thời điểm cuối năm trước)

Đơn vị: tỷ đồng, %

STT Loại hình TCTD

Vốn tự có Tỷ lệ an toàn Số tuyệt đối Tốc độ vốn

tăng trưởng

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Nhóm NH áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN 872.748,4 11,41

1.1 Ngân hàng thương mại Nhà nước 211.293,2 8,94

1.2 Ngân hàng thương mại Cổ phần 458.289,4 10,87

1.3 Ngân hàng nước ngoài 203.165,8 18,99

2 Nhóm NH áp dụng thông tư 22/2019/TT-NHNN 282.860,55 10,41

2.1 Ngân hàng thương mại Nhà nước 212.203,69 10,42

2.2 Ngân hàng thương mại Cổ phần 59.261,76 9,37

2.3 Ngân hàng nước ngoài 7.248,38 27,00

2.4 Ngân hàng Hợp tác xã 4.146,72 18,82

3. Nhóm TCTD áp dụng Thông tư 36/2014/TT-NHNN 44.187,5 21,49 19,03 3.1 Công ty tài chính, cho thuê tài chính 44.187,5 21,49 19,03

(Nguồn: báo cáo thống kê NHNN Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản (sbv.gov.vn))

Ghi chú:

Nguồn số liệu dựa trên Báo cáo thống kê tháng 12/2020 của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Không bao gồm Tổ chức tài chính vi mô). Khối Ngân hàng thương mại Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương;

Số liệu cột (6), (7) không bao gồm ngân hàng Chính sách xã hội (không thuộc đối tượng báo cáo) và Quỹ tín dụng nhân dân; Chỉ tiêu Tổng tài sản có tính theo Thông tư 49/2014/TT-NHNN. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của Khối ngân hàng Liên doanh, nước ngoài không có giá trị do khối này không sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo quy

Trường Đại học Kinh tế Huế

34

định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 22/2019/TT-NHNN). Vốn tự có, tỷ lệ CAR đã loại bỏ các TCTD có Vốn tự có âm.

Ủy ban Basel và Điều 130 Luật các TCTD 2010 đều đưa ra mức tối thiểu của tỷ lệ an toàn vốn lần lượt là từ 8%, 9% nhưng tình hình thực tế của các NHTM tại Việt Nam cho thấy, con số này đã vượt trên ngưỡng tỷ lệ đó. Đến ngày 31/10/2020, tổng tài sản của toàn hệ thống đạt 13.175.947 tỷ đồng, tăng 4,75% so với thời điểm cuối năm 2019; vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt 643.196 tỷ đồng, tăng 5,05% so với cuối năm 2019. Đến nay, hầu hết các tổ chức tín dụng đã áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN. Thậm chí, hàng loạt ngân hàng công bố hoàn thành 3 trụ cột của Basel 2, như: VIB, Vietcombank, SeABank, VPBank, TPBank, MSB, VietCapitalBank, Shinhan Bank, LienVietPostBank.

2.2. Khái quát về các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng