• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

2.3. Đo lường và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động

2.3.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân

2.3.1.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Hiện chưa có mô hình thống nhất nào trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trên thế giới cũng như Việt Nam. Almajali

& cộng sự (2012) cho rằng có nhiều thước đo khác nhau về hoạt động tài chính. Hiệu quả của công ty có thể được đánh giá theo ba khía cạnh. Đầu tiên là năng suất của công ty hoặc xử lý đầu vào thành đầu ra một cách hiệu quả. Thứ hai là lợi nhuận hoặc mức thu nhập của công ty lớn hơn chi phí của nó. Thước đo thứ ba là giá trị thị trường cao hơn hoặc mức giá trị thị trường của công ty vượt quá giá trị sổ sách của nó (Walker, 2001). Cohen, Chang và Ledford (1997) đo lường lợi nhuận kế toán bằng cách sử dụng Tỷ lệ sinh lời trên tài sản (ROA). Họ chỉ ra rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) được các nhà phân tích thị trường sử dụng rộng rãi như một thước đo hiệu quả tài chính, vì nó đo lường hiệu quả của tài sản trong việc tạo ra thu nhập. Các thước đo kế toán được sử dụng nhiều nhất về hoạt động tài chính là ROA (McGuire & cộng sự, 1988; Russo &

Fouts, 1997; Stanwick và Stanwick, 2000; Clarkson & cộng sự, 2008). ROA là tỷ lệ

Trường Đại học Kinh tế Huế

37

chính để đánh giá lợi nhuận của ngân hàng bởi vì ROA không bị bóp méo bởi hệ số vốn chủ sở hữu cao trong khi đó ROE lại coi nhẹ các rủi ro về đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác ROE không đề cập đến các khoản nợ (Tadesse Wubie Abate1 & Enyew Alemaw Mesfin, 2019). Vì vậy trong nghiên cứu này, nhóm tác giả cũng lựa chọn ROA để làm biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.

Mô hình nghiên cứu dựa trên thiết kế nghiên cứu tổng quát của Muhammad Saeed (2014) về các nhân tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Vương quốc Anh trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008 với các biến độc lập chia thành hai yếu tố: yếu tố môi trường vĩ mô (bên ngoài) và yếu tố đặc tính của ngân hàng (bên trong). Phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện bằng cách sử dụng mô hình tuyến tính bao gồm hai loại biến: phụ thuộc và độc lập. Mô hình hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu trong đó ‘Y’ đại diện cho biến phụ thuộc là khả năng sinh lời của ngân hàng và ‘X’ chỉ ra các biến độc lập là các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Vương quốc Anh.

Mô hình tổng quát:

Y = c + f(X)

Mô hình nghiên cứu:

ROA = c + f(BS, CA, LN, LQ, GDP, INF, INT)

Trong đó, các biến phụ thuộc là quy mô ngân hàng (BS), vốn (CA), khoản vay (LN), tiền gửi (DP), tính thanh khoản (LQ), GDP, lạm phát (INF) và lãi suất (INT).

Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu và các nghiên cứu trước có liên quan, nhóm tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu phân tích định lượng. Biến lựa chọn trong mô hình bao gồm biến phụ thuộc và biến độc lập. Biến phụ thuộc ở trong nghiên cứu là hiệu quả hoạt động của ngân hàng, Biến độc lập là các biến tài chính bao gồm yếu tố bên trong ngân hàng: tỷ lệ chi phí/ thu nhập, tỷ lệ nợ / tổng tài sản, tổng tài sản, tỷ lệ cho vay/ tiền gửi;

và các yếu tố bên ngoài ngân hàng bao gồm: tỷ lệ lạm phát, tỷ giá tiêu dùng CPI và một biến thể hiện hình thức sở hữu của ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước và các ngân hàng khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

38

Mô hình nghiên cứu:

ROAit = β0it + β1SIZEit + β2CIRit + β3NPLit + β4LDRit + β5CVTSit + β6CPIit + β7 SOBit

Diễn giải mô hình và các giả thuyết Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Từ các nghiên cứu trước có thể thấy hoạt động của của ngân hàng thương mại hiệu quả hay không có thể được đánh giá trên nhiều góc độ và khía cạnh trong đó lợi nhuận được xem là một trong những tiêu chí thể hiện việc ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không. Và lợi nhuận được đo lường bằng nhiều yếu tố: ROA, ROE, NIM…

đồng thời nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có thể sử dụng 1 trong 3 hoặc kết hợp các yếu tố đó lại để đánh giá hoạt động của ngân hàng thương mại. ROA được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả mà một doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận từ tài sản của mình, bất kể quy mô. Ví dụ Lợi tức trên tài sản 20% có nghĩa là công ty tạo ra 1 đồng lợi nhuận cho mỗi 5 đồng đã đầu tư vào tài sản của mình. ROA cho biết nhanh chóng liệu doanh nghiệp có đang tiếp tục kiếm được lợi nhuận ngày càng tăng trên mỗi đồng đầu tư hay không. ROA cung cấp cho các nhà đầu tư một bức tranh đáng tin cậy về khả năng của ban quản lý trong việc thu lợi nhuận từ các tài sản và dự án mà họ chọn đầu tư. ROA làm cho công việc phân tích cơ bản trở nên dễ dàng hơn, giúp các nhà đầu tư nhận ra các cơ hội cổ phiếu tốt và giảm thiểu khả năng xảy ra những bất ngờ khó chịu. Có nhiều nhà nghiên cứu Tadesse & Enyew (2019), Rina & Yovin (2016), Mumtaz

& Sajjad (2017), Hoàng Phạm Đình Vũ (2014) đã chỉ ra rằng ROA là yếu tố đáng tin cậy được sử dụng để đánh giá lợi nhuận của ngân hàng thương mại do ROA không chịu ảnh hưởng bởi tác động tài chính cao trong khi đó ROE lại ít được sử dụng hơn do tiền ẩn rủi ro do tỷ lệ tổng tài sản trên vốn cổ phần cao. Nếu cần sử dụng thì có thể kết hợp ROE với ROA để đánh giá đầy đủ hơn.

Quy mô (SIZE)

Về mối quan hệ giữa quy mô và hiệu suất, Mashayekhi và Bazaz (2008), Azeez (2015) và Olokoyo (2013) chỉ ra rằng quy mô công ty có liên quan tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty vì các công ty lớn hơn có khả năng tối ưu hóa lợi thế theo quy mô. Ngược lại, Klapper & Love (2004) nhận thấy rằng các công ty lớn hơn có thể hoạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

39

động kém hiệu quả dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Ong & Teh (2013) lại cho thấy quy mô không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam các nghiên cứu đánh giá yếu tố quy mô tài sản đối với hiệu quả hoạt động cũng có nhiều kết quả không đồng nhất, trong khi Phạm Hoàng Đình Vũ (2014), Duong, T. T.

N & cộng sự (2020) không tìm thấy mối liên hệ giữa quy mô tài sản và hiệu quả hoạt động thì Võ Minh Long (2019) lại chỉ ra quy mô tác động ngược chiều với hoạt động ngân hàng nhưng kết quả nghiên cứu của Hanh, H. T. (2021) lại ủng hộ ý kiến quy mô càng lớn càng tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động tốt hơn. Chính vì sự không đồng nhất giữa các kết quả nghiên cứu nên trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng biến quy mô tài sản để kiểm tra sự tác động đến hiệu quả của ngân hàng và kì vọng nhóm tác giả theo hướng ủng hộ sự tác động thuận chiều của quy mô đối với hiệu quả hoạt động.

H1: Quy mô tài sản có tác động thuận chiều đối với hiệu quả hoạt động Hệ số chi phí hoạt động (CIR)

Về cơ bản, một tỷ lệ CIR càng thấp thì càng cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả, do tốn ít chi phí hoạt động hơn để tạo ra một đồng doanh thu. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, việc CIR của ngân hàng ở mức cao đôi khi không hẳn mang tính tiêu cực, như trong trường hợp ngân hàng trong giai đoạn đầu tư thì sẽ khiến CIR gia tăng, còn nhìn về dài hạn, việc đầu tư này sẽ giúp ngân hàng giảm bớt chi phí vận hành, từ đó kéo CIR xuống thấp trong tương lai. Bên cạnh đó, cấu phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí hoạt động chính là quỹ lương, chi phí lương lớn có thể khiến lợi nhuận ngân hàng giảm đi nhưng việc hữu một quỹ lương thưởng lớn không hẳn là một điều không tốt khi nó có thể có tác động tích cực đến hiệu quả làm việc của nhân viên. Elouali Jaouad & Oubdi Lahsen (2018) đưa ra kết luận trong nghiên cứu của mình về sự tác động nghịch chiều của tỷ lệ này đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên một số nghiên cứu củaTze San and Teh Boon Heng (2013), Võ Minh Long (2019) lại có những kết luận ngược lại. Vì vậy giả thuyết ở đây là:

H2: Chi phí hoạt động có tác động ngược chiều đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

40

Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Nợ xấu là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên thế giới với các từ như

“Nonperforming loans” (NPL), “bad debt”, “doubtful debt” chỉ các khoản nợ khó đòi (Fofack, 2005) hoặc các khoản vay có vấn đề (Berger & De Young, 1997) hoặc khoản nợ không trả được mà ngân hàng không thể thu lợi từ nó (Ernst & Young, 2004). Hiện tại không có một quy tắc hay chuẩn mực thống nhất khi thảo luận về vấn đề nợ xấu. Tại Việt Nam, theo quy định của NHNN, nợ xấu được định nghĩa là những khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Trong đó, nợ xấu được phân loại theo hai tiêu chí là định lượng và định tính. Về định lượng, nợ nhóm 3 là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; nợ nhóm 4 là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ nhóm 5 là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Trong khi đó theo định tính, nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ (Dinh, 2012; N. T. Nguyen, 2013).

H3: Nợ xấu ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngân hàng Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi khách hàng (LDR)

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì. Theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa 85%. Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới thành lập trong 3 năm đầu tiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ cụ thể khác với các tỷ lệ nêu trên đối với từng ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nếu ngân hàng cho vay quá ít so với số tiền huy động thì sẽ gặp rủi ro lỗ do chệnh lệch giữa lãi chi trả tiền gửi và lãi cho vay nhưng nếu cho vay vượt mức sẽ dễ dẫn đến rủi ro hoạt động của ngân hàng. RAJINDRA & cộng sự (2021) có ảnh hưởng tích cực và không đáng kể đến Tỷ suất sinh lợi trên tài sản trong khi Hoàng Phạm Đình Vũ (2014) lại cho thấy ROA và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi có mối quan hệ thuận chiều. Giả thuyết đặt ra:

H4: Tỷ lệ cho vay trên huy động có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

41

Tỷ lệ cho vay / Tổng tài sản

Tỷ lệ các khoản cho vay trên tài sản đo lường tổng dư nợ cho vay theo tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng đang cho vay nhiều và khả năng thanh khoản thấp. Tỷ lệ này càng cao, ngân hàng càng có nhiều rủi ro hơn đối với các khoản nợ vỡ nợ cao hơn. Các dữ kiện thực nghiệm của Sufian & Chong (2008) cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa tổng số khoản vay và số dự phòng rủi ro cho vay thể hiện mức độ rủi ro tín dụng cao cho thấy mức độ sinh lời thấp. Tương tự, nghiên cứu của Sastrosuwito & Suzuki (2012) giải thích thêm rằng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao có xu hướng làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Altunbaş, Y., &

Marqués, D. (2008) cho rằng mức chênh lệch về rủi ro tín dụng và vị thế cho vay trên tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả hoạt động bình quân càng được cải thiện.

H5: Tỷ lệ cho vay / Tổng tài sản có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

CPI là chỉ số dùng để đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng mua (chỉ số giá tiêu dùng). Hiểu một cách khác, chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số phản ánh về mức thay đổi tương đối về giá của hàng tiêu dùng theo thời gian và được tính bằng phần trăm (%). Chỉ số CPI chính là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá, và có thể dùng nó để đánh giá lạm phát. Lạm phát là tỷ lệ tại đó mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ đang tăng lên trong nền kinh tế theo thời gian. Lạm phát làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng vì chúng ta mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn với mỗi đơn vị tiền tệ (Tze San and Teh Boon Heng, 2013). Mối quan hệ giữa lợi nhuận của ngân hàng và lạm phát được đưa ra bởi Revell (1980). Ảnh hưởng của lạm phát đến lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào việc chi phí hoạt động tăng với tốc độ nhanh hơn lạm phát hay ngược lại. Về khía cạnh này, Pasiouras và Kosmidou (2007) cho rằng lạm phát có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng. Mối quan hệ phụ thuộc vào việc tỷ lệ lạm phát được dự đoán trước hay không lường trước được. Nếu dự đoán được tỷ lệ lạm phát, các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất kịp thời. Do đó, doanh thu tăng nhanh hơn chi phí và do đó ghi nhận tác động tích cực đến lợi nhuận. Mặt khác, nếu lạm phát không

Trường Đại học Kinh tế Huế

42

lường trước được, các ngân hàng không thể điều chỉnh lãi suất ngay lập tức và chi phí sẽ cao hơn doanh thu. Điều này sẽ có tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Nghiên cứu của Anbar, A., & Alper, D (2011), Tze San and Teh Boon Heng (2013) sử dụng chỉ số CPI để đo lường lạm phát tác động đến hiệu quả của các ngân hàng. Tuy nhiên sự tác động của lạm phát đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng không thống nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam dù trong giai đoạn nào. Do vậy giả thuyết đặt ra:

H6: Lạm phát có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tính chất sở hữu (SOB)

Việc ngân hàng sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước sẽ có những khác biệt trong những quy định, điều lệ do vậy hoạt động của các ngân hàng này cũng ảnh hưởng bởi điều này. Phạm Hoàng Đình Vũ (2014), Duong, T. T. N & cộng sự (2020) đưa ra những kết luận không thống nhất về ảnh hưởng của yếu tố sở hữu đến hiệu quả hoạt động. Ở đây, nghiên cứu các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam do vậy phân loại ngân hàng có sở hữu nhà nước trên 50% và phần còn lại để kiểm tra sự ảnh hưởng của chính sách, quy định có ảnh hưởng của nhà nước có tác động đến hoạt động các ngân hàng hay không, và tác động như thế nào. Giả thuyết đưa ra:

H7: Hình thức sở hữu có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Bảng 2.6. Tổng hợp biến và đo lường

Biến Đo lường Nghiên cứu Kỳ

vọng ROA 𝑅𝑂𝐴 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Musa Darayseh, Abdelaziz Chazi (2018), Kyriaki Kosmidou (2005) SIZE Logarit (tổng tài sản) Mashayekhi và Bazaz (2008),

Azeez (2015) và Olokoyo (2013)

+

CIR (hệ số chi phí hoạt động)

𝐶𝐼𝑅 = 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔

Elouali Jaouad & Oubdi Lahsen (2018)

-

NPL (Nợ xấu)

𝑁𝑃𝐿 =𝑛ợ 𝑛ℎó𝑚 3,4,5 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ

Rina Adi Kristianti và Yovin (2016

-

Trường Đại học Kinh tế Huế

43 LDR (Tỷ lệ cho

vay trên tiền gửi)

𝐿𝐷𝑅

= 𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔

Rina Adi Kristianti và Yovin (2016

+

Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản

𝐶𝑉/𝑇𝑇𝑆 = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐶ó

Mumtaz Hussain Shah và Sajjad Khan (2017)

+

Chỉ số CPI Chỉ số CPI hàng năm (niên giám thống kê)

Anbar, A., & Alper, D.(2011), Tze San and Teh Boon Heng (2013)

-

Sở hữu (SOB) Biến giả là 1 nếu là ngân hàng có sở hữu nhà nước trên 50% và 0 là còn lại

Phạm Hoàng Đình Vũ (2014), Hai Duong, T. T. N & cộng sự, (2020)

+

(Nguồn: tác giả tính toán và tổng hợp từ các nghiên cứu)