• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến năng suất cây lúa

PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền

3.3.3. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến năng suất cây lúa

Việc nước mặn từ phá Tam Giang xâm nhập sâu vào nội đồng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cũng như năng suất của cây lúa.

61.0 66.1

58.7 61.7

67.9 51.4

63.4 59.3

66.6

0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0

2013 2014 2015 2016 2017

tạ/ha

(Nguồn: Xử lý số liệu, 2018) Hình 3.16. Năng suất lúa Xã Quảng Phước giai đoạn 2013-2017

Qua số liệu Hình 3.16 cho thấy, tại xã Quảng Phước trong giai đoạn 2013-2017 năng suất lúa vụ Hè Thu phần lớn là thấp hơn vụ Đông Xuân. Sự chênh lệch năng suất giữa 2 vụ là tương đối lớn như năm 2017 lên đến 10 tạ/ha. Nguyên nhân chủ yếu là do vào vụ Hè Thu một phần lớn diện tích bị nhiễm mặn dẫn đến mất trắng hoặc giảm năng suất cây lúa.

43.0

54.1 56.0 54.2 55.3

31.9

53.7 56.0 53.6 52.8

0.0 20.0 40.0 60.0

2013 2014 2015 2016 2017

tạ/ha

Đông Xuân Hè Thu

(Nguồn: Xử lý số liệu, 2018) Hình 3.17. Năng suất lúa xã Quảng Lợi giải đoạn 2013-2017

Qua số liệu Hình 3.17 cho thấy, tại xã Quảng Lợi trong giai đoạn 2013-2017 năng suất lúa vụ Hè Thu thấp hơn vụ Đông Xuân nhưng không đáng kể. Sự chênh lệch lớn nhất giữa 2 vụ gieo trồng là vào năm 2013 với 11 tạ/ha. Nguyên nhân là do tại thời điểm đó địa phương chưa xây dựng hệ thống đê ngăn mặn nên diện tích đất trồng lúa vụ Hè Thu bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn lớn dẫn đến năng suất thấp.

Như vậy, có thể thấy năng suất lúa vụ Hè Thu thấp là do một phần tác động của hiện tượng xâm nhập mặn gây nên. Trong đó, ở xã Quảng Phước năng suất lúa chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn lớn hơn xã Quảng Lợi giữa 2 vụ.

Nhằm làm rõ hơn nữa tác động của xâm nhập mặn tác động đến năng suất lúa, nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh năng suất lúa của 2 xã nghiên cứu với 2 xã Quảng Vinh, xã Quảng Thọ không chịu tác động của xâm nhập mặn và năng suất lúa của huyện Quảng Điền.

Bảng 3.13. Năng suất lúa vụ Đông Xuân giai đoạn 2013 -2017

Đơn vị: tạ/ha Năm

Xã/Huỵện 2013 2014 2015 2016 2017

Xã Quảng Lợi 43,0 54,1 56,0 54,2 55,3

Xã Quảng Phước 61,0 66,1 58,7 61,7 67,9

Huyện Quảng Điền 58,0 62,9 59,0 60,6 64,9

Xã Quảng Vinh 61,5 61,5 59,4 65,8 67,3

Xã Quảng Thọ 60,9 68,0 59,9 67,9 67,9 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Điền, 2017)

0.0 20.0 40.0 60.0 80.0

2013 2014 2015 2016 2017

ha

Xã Quảng Lợi Xã Quảng Phước Huyện Quảng Điền Xã Quảng Vinh Xã Quảng Thọ

(Nguồn: Xử lý số liệu, 2018) Hình 3.18. Năng suất lúa vụ Đông Xuân giai đoạn 2013 - 2017

Từ số liệu Hình 3.18 cho thấy trong giai đoạn 2013-2017, năng suất lúa vụ Đông Xuân của xã Quảng Phước và các xã khác cũng như năng suất lúa của huyện Quảng Điền là tương đối bằng nhau. Riêng năng suất lúa của xã Quảng Lợi luôn thấp là do yếu tố diện tích gieo trồng manh mún và hệ thống kênh mương còn chưa được đầu tư nên năng suất lúa thấp.

Bảng 3.14. Năng suất lúa vụ Hè Thu giai đoạn 2013 - 2017

Đơn vị: tạ/ha Năm

Xã/Huyện 2013 2014 2015 2016 2017

Xã Quảng Lợi 31,9 53,7 56,0 53,6 52,8

Xã Quảng Phước 51,4 63,4 59,3 66,6 58,0

Huyện Quảng Điền 49,0 63,8 61,3 64,4 60,5

Xã Quảng Vinh 51,1 64,8 59,6 66,2 60,1

Xã Quảng Thọ 55,3 63,8 60,5 66,7 64,4

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Điền, 2017)

0.0 20.0 40.0 60.0 80.0

2013 2014 2015 2016 2017

tạ/ha

Xã Quảng Lợi Xã Quảng Phước Huyện Quảng Điền Xã Quảng Vinh Xã Quảng Thọ

(Nguồn: Xử lý số liệu, 2018) Hình 3.19. Năng suất lúa vụ Hè Thu giai đoạn 2013 - 2017

Từ số liệu Hình 3.19 cho thấy trong giai đoạn 2013-2017, năng suất lúa vụ Hè Thu của xã Quảng Phước và các xã khác cũng như năng suất lúa của huyện Quảng Điền là tương đối bằng nhau với khoảng trên 60 tạ/ha. Riêng năng suất lúa của xã Quảng Lợi luôn dao động thấp trong khoảng 50 - 55 tạ/ha là do vì phần lớn diện tích đất trồng lúa ở xã Quảng Lợi tập trung sát ven phá Tam Giang nên thường xuyên bị tác động của hiện tượng xâm nhập mặn. Bên cạnh đó các đê ngặn mặn chỉ đắp bằng đất đá nên khả năng xâm nhập mặn rất lớn, chỉ sau năm 2013 mới bắt đầu xây dựng đê ngăn mặn, vì vậy năng suất lúa ở xã Quảng Lợi thấp hơn xã Quảng Phước. Ngoài ra, do xã Quảng Phước có nhiều hệ thống kênh mương, trạm bơm cung cấp nước phục vụ cho tưới tiêu và cung cấp nước để thau chua rửa mặn nên năng suất lúa xã Quảng Phước cao hơn xã Quảng Lợi. Nhìn chung, năng suất lúa của hai xã qua các năm tăng dần, nhờ người dân cải tạo đất trồng lúa nên đem lại năng suất cao hơn. Tuy nhiên, năng suất lúa vẫn thấp hơn so với các xã không chịu tác động của hiện tượng xâm nhập mặn. Điều đó cho thấy xâm nhập mặn đã làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây lúa, làm giảm năng suất so với xã lân cận không bị nhiễm mặn.

77%

17%

6%

Giảm năng suất Mất trắng

Không ảnh hưởng

(Nguồn: Xử lý số liệu, 2018) Hình 3.20. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến năng suất lúa

Qua kết quả điều tra ở Hình 3.20 cho thấy, xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Theo người dân cho biết, 77% cho rằng khi đất bị nhiễm mặn năng suất cây lúa sẽ giảm lớn, 17% cho rằng nếu đất bị nhiễm mặn thì diện có thể bị mất trắng năng suất lúa và còn lại 6% người dân cho rằng nếu bón phân và chăm sóc đúng cách thì không bị ảnh hưởng.

Từ đó, có thể thấy rằng năng suất lúa của 2 xã Quảng Phước và xã Quảng Lợi chịu tác động lớn của hiện tượng xâm nhập mặn tuy nhiên vẫn có thể giảm thiểu và hạn chế ảnh hưởng của hiện tượng xâm nhập mặn đến năng suất lúa. Với xã Quảng Phước vẫn duy trì được năng suất lớn vào vụ Hè Thu nhờ địa phương tích cực trong hoạt động thau chua rửa mặn. Đồng thời, không tiến hành sản xuất lúa trên diện tích bị nhiễm mặn hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên hạn chế được việc giảm năng suất đất trồng lúa.