• Không có kết quả nào được tìm thấy

Xây dựng bản đồ phân vùng nước nhiễm mặn tại xã Quảng Phước và xã

PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Diễn biến quá trình xâm nhập mặn tại huyện Quảng Điền

3.2.2. Diễn biến mức độ nhiễm mặn nguồn nước và đất trồng lúa

3.2.2.1. Xây dựng bản đồ phân vùng nước nhiễm mặn tại xã Quảng Phước và xã

nước và đất.

3.2.2.1. Xây dựng bản đồ phân vùng nước nhiễm mặn tại xã Quảng Phước và xã Quảng Lợi

a. Xã Quảng Phước

Trên địa bàn xã Quảng Phước nhóm nghiên cứu đã thu thập 14 mẫu nước và 3 mẫu để kiểm định sai số phương pháp nội suy IDW. Kết quả phân tích mẫu như sau:

Bảng 3.3. Mức độ mặn mẫu nước tại xã Quuảng Phước

STT

Địa điểm

lấy mẫu X Y

Độ mặn

nước (‰) Mức độ mặn

1 An Gia 107.524002 16.596701 10,4 Nước lợ vừa

2 An Gia 107.530998 16.589701 8,3 Nước lợ vừa

3 An Gia 107.536003 16.590200 12,3 Nước lợ vừa

4 An Gia 107.535004 16.588400 8,8 Nước lợ vừa

5 An Gia 107.533997 16.590700 9,2 Nước lợ vừa

6 An Gia 107.528999 16.590200 7,8 Nước lợ vừa

7 An Gia 107.525002 16.595501 10,3 Nước lợ vừa

8 Phước Lập 107.538002 16.587000 10,7 Nước lợ vừa 9 Phước Lập 107.540001 16.585199 11,4 Nước lợ vừa 10 Phước Lập 107.531998 16.586000 8,0 Nước lợ vừa 11 Mai Dương 107.543999 16.585100 13,4 Nước lợ vừa 12 Mai Dương 107.542999 16.587400 14,3 Nước lợ vừa 13 Phước Lập 107.539001 16.580700 3,7 Nước lợ nhạt 14 Phước Lập 107.532997 16.579800 2,9 Nước lợ nhạt 15 Phước Lập 107.528000 16.579599 2,1 Nước lợ nhạt

(Nguồn: Xử lý số liệu, 2018) Qua số liệu Bảng 3.3. cho thấy, mức độ nước nhiễm mặn tại xã Quảng Phước dao động từ 2,1 ‰ đến 14,3 ‰ và có 12 mẫu nước chiếm 80% là nước lợ vừa phân bố chủ yếu ở các thôn An Gia, Mai Dương và Phước Lập. Do các thôn đây có hệ thống kênh mương ven phá nên nguồn nước từ phá thẩm thấu qua các hệ thống cống tiêu xuống cấp gây nhiễm mặn phần lớn nguồn nước. Còn 3 mẫu nước chiếm 20% là nước lợ nhạt thuộc thôn Phước Lập nằm sâu trong nội đồng nên không bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Sau khi sử dụng phương pháp nội suy IDW trên nền bản đồ nguồn nước (được xây dựng từ mô hình DEM kết hợp khảo sát thực địa tại địa bàn xã Quảng Phước) có kết quả như sau.

(Nguồn: Xử lý số liệu, 2018) Hình 3.9. Bản đồ phân vùng nước nhiễm mặn vụ Hè Thu năm 2018 và kiểm định

sai số tại xã Quảng Phước

Qua số liệu Hình 3.9 cho thấy, tại xã Quảng Phước có hệ thông kênh mương rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa. Tuy nhiên, đây cũng là lý do khiến cho xâm nhập mặn xâm thực sâu vào các xứ đồng. Khi các nguồn nước mặn từ phá Tam Giang theo các tuyến kênh mương đi sâu vào đến 500m trong các xứ đồng. Các xứ đồng tại thôn An Gia, Phước Lập có thể sử dụng hệ thống kênh mương để đẩy mặn ra ngoài trước khi vào vụ. Tuy nhiên, tại thôn Mai Dương do hệ thống kênh mương chưa được đầu tư nên phần lớn nguồn nước ở đây có độ mặn rất cao gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước tưới tiêu cho các cánh đồng lúa.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu sử dụng 3 điểm mẫu ngẫu nhiên để kiếm định sai số của phương pháp nội suy IDW thì cho thấy, độ chính xác cao của việc phân vùng nước nhiễm mặn tại xã Quảng Phước với tỉ lệ chính xác đạt từ 97,52% trở lên.

b. Xã Quảng Lợi

Trên địa bàn xã Quảng Lợi nhóm nghiên cứu đã thu thập 14 mẫu nước và 3 mẫu để kiểm định sai số phương pháp nội suy IDW. Kết quả phân tích mẫu như sau:

Bảng 3.4. Mức độ mặn mẫu nước tại xã Quảng Lợi

STT

Địa điểm lấy

mẫu X Y

Độ mặn nước (‰)

Mức độ mặn

1 Thủy Lập 2 107.478294 16.616721 8,9 Nước lợ vừa

2 Thủy Lập 2 107.48675 16.610504 12,3 Nước lợ vừa

3 Thủy Lập 1 107.461698 16.621977 3,9 Nước lợ nhạt 4 Thủy Lập 1 107.450562 16.634905 13,8 Nước lợ vừa

5 Thủy Lập 1 107.45783 16.633707 1,6 Nước lợ nhạt

6 Thủy Lập 1 107.467167 16.621725 13,1 Nước lợ vừa 7 Thủy Lập 1 107.461291 16.626452 14,8 Nước lợ vừa 8 Thủy Lập 1 107.451883 16.625295 3,6 Nước lợ nhạt 9 Ngư Mỹ Thanh 107.490859 16.602532 12,8 Nước lợ vừa 10 Ngư Mỹ Thanh 107.499985 16.596028 5,8 Nước lợ vừa 11 Thủy Lập 2 107.469587 16.611786 2,4 Nước lợ nhạt 12 Thủy Lập 2 107.481791 16.605743 2,2 Nước lợ nhạt 13 Thủy Lập 2 107.488993 16.595838 1.3 Nước lợ nhạt 14 Thủy Lập 2 107.495158 16.593357 1.9 Nước lợ nhạt (Nguồn: Xử lý số liệu, 2018) Qua số liệu Bảng 3.4. cho thấy, mức độ nước nhiễm mặn tại xã Quảng Phước dao động từ 1,3 ‰ đến 14,8 ‰ và có 7 mẫu nước chiếm 50% là nước lợ vừa phân bố chủ yếu tại các điểm lấy mẫu là gần phá Tam Giang. Do các thôn Thủy Lập 1, Thủy Lập 2, Ngư Mỹ Thạnh có diện tích nuôi trồng thủy sản nằm cạnh hệ thống kênh mương nên phần lớn nguồn nước mặn thẩm thấu vào hệ thống nguồn nước tưới phục vụ cho đất trồng lúa. Còn 50% mẫu nước là nước lợ là các điểm nằm sâu trong nội đồng nên không bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Sau khi sử dụng phương pháp nội suy IDW trên nền bản đồ nguồn nước (được xây dựng từ mô hình DEM kết hợp khảo sát thực địa tại địa bàn xã Quảng Lợi) có kết quả như sau.

(Nguồn: Xử lý số liệu, 2018) Hình 3.10. Bản đồ phân vùng nước nhiễm mặn vụ Hè Thu năm 2018 và kiểm

định sai số tại xã Quảng Lợi

Qua số liệu Hình 3.10 cho thấy, tại xã Quảng Lợi có hệ thông kênh mương và đất mặt nước rất lớn nằm ở phía Đông của xã. Tuy nhiên, do diện tích đất mặt nước là nuôi trồng thủy sản kết hợp với nguồn nước mặn từ phá Tam Giang xâm thực sâu vào các xứ đồng. Khi các nguồn nước mặn từ phá Tam Giang theo các tuyến kênh mương đi sâu vào đến 300m -700m trong các xứ đồng. Đặc biệt là nghiêm trọng tại thôn Thủy Lập 1 khi phần lớn kênh mương hoàn toàn bị nhiễm mặn nguồn nước.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu sử dụng 3 điểm mẫu ngẫu nhiên để kiểm định sai số của phương pháp nội suy IDW thì cho thấy, độ chính xác khá cao của việc phân vùng nước nhiễm mặn tại xã Quảng Lợi với tỉ lệ chính xác đạt từ 89,72% trở lên.

3.2.2.2. Xây dựng bản đồ phân vùng đất nhiễm mặn tại xã Quảng Phước và xã Quảng