• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thi công lắp dựng cốp pha đài móng giằng móng

THI CÔNG

CHƯƠNG 9 – LẬP BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

9.2. Lập biện pháp thi công đất 1. Thi công đào đất

3.2.4. Thi công lắp dựng cốp pha đài móng giằng móng

qtt = qtt.l = 2145.1 = 2145 kG/m = 21,45 kG/cm.

Kiểm tra các thanh sườn đứng theo điều kiện chịu lực:

tt 2 2

 

sd sn max

q .l 21,45.50

M = = 6703,1 kG.cm < .W 150.133 20000 kG.cm;

8 8    

Trong đó:

- [σ] = 150 kG/ cm2 - Cường độ của gỗ làm sườn đứng;

- W = 8.102/6 = 133cm3- mô men kháng uốn của sườn đứng.

Đảm bảo điều kiện chịu lực.

Kiểm tra sườn đứng theo điều kiện độ võng :

tc 4

 

sd sn sn

5

q . 16,5.50

f 0,011 cm f 0,125 cm.

128.E.J 128.1,1.10 .667 400

l4     l

Trong đó :

- E = 1,1.105 kG/ cm2; là mô đun đàn hồi của gỗ làm sườn đứng;

- J = 8.103/12 = 667 cm4 ; mômen quán tính của tiết diện sườn đứng.

Vậy khoảng cách giữa các sườn ngang: lsn = 50cm là hợp lý.

* Tính toán các thanh sườn ngang

Coi sườn ngang như dầm gối tại vị trí cây chống xiên chịu lực tập trung do sườn ngang truyền vào.

Chọn sườn ngang bằng gỗ nhóm V. Dùng cây chống xiên để chống sườn ngang ở tại vị trí có sườn đứng. Do đó sườn ngang không chịu uốn nên kích thước sườn ngang chọn theo cấu tạo: bxh = 6x8 cm.

Dùng cần cẩu kết hợp thủ công để đưa ván khuôn tới vị trí lắp ghép. Khi cẩu lắp cần chú ý nâng hạ ván khuôn nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh gấy biến dạng ván khuôn.

Căn cứ vào mốc trắc đạc trên mặt đất, căng dây xác định tim đài theo 2 phương và hình bao chu vi của từng đài vạch lên bề mặt bê tông lót.

Cố định vị trí các mảng với nhau theo đúng thiết kế bằng các dây chằng, neo và cây chống.

Tại các vị trí thiếu hụt do hạn chế của ván khuôn định hình thì phải bù bằng ván gỗ có độ dày tối thiểu là 40 mm.

Yêu cầu bề mặt ván khuôn phải kín khít để không làm chảy mất nước xi măng.

Phải kiểm tra lại kích thước, hình dạng, cao trình của từng kết cấu bằng máy kinh vĩ, thủy bình, đảm bảo không vượt quá sai số cho phép.

Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại bề mặt và độ ổn định của ván khuôn, bề mặt của ván khuôn cần được quét một lớp dầu thải.

Hình 7-33. Xác định tim đài.

7.4.11 9.3.2.5. Công tác cốt thép đài và giằng móng 7.4.11.1 Yêu cầu chung đối với công tác cốt thép

Gia công lắp đặt đúng yêu cầu thiết kế về hình dáng, kích thước, số lượng chủng loại thép và đúng vị trí theo yêu cầu thiết kế đồng thời phù hợp tiêu chuẩn TCVN 356 – 2005

Trước khi sử dụng cốt thép phải thí nghiệm kéo, uốn. Nếu cốt thép không rõ số hiệu thì phải qua thì nghiệm xác định các giới hạn bền, giới hạn chảy của thép, mới được sử dụng.

Cốt thép khi lắp đặt không được han gỉ, không dính dầu mỡ, bùn đất. Nếu có phải xử lý tẩy rửa. Nối, buộc, gia công cốt thép phải đảm bảo đúng yêu cầu qui phạm.

Các thanh thép bị hẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không được vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó sử dụng theo diện tích thực tế.

Cốt thép khi đem về công trường phải được xếp vào kho và đặt cách mặt nền 30cm. Nếu để ngoài thời thì nền phải được rải đá dăm, có độ dốc để thoát nước tốt và phải có biện pháp che đậy.

7.4.11.2 Gia công cốt thép

Làm sạch, nắn thẳng, đo cắt, uốn tạo hình, buộc, tổ hợp thép. Căn cứ chiều dài mỗi thanh thép theo thiết kế, số lượng thanh và chiều dài thanh thép nguyên phẩm ta tiến hành cắt thép cho hợp lý, tiết kiệm, cắt những thanh dài trước, ngắn sau.

Gia công tuần tự theo từng loại cấu kiện cùng loại để tránh nhầm lẫn. Số lượng thép gia công xong phải bó lại đánh dấu.

Bảo quản thép sau khi gia công :

- Cốt thép phải được xếp thành từng đống theo từng loại riêng biệt để tiện sử dụng. Đống thép phải kê cao hơn mặt nền ít nhất là 30cm

- Kho chứa cốt thép phải có nền cao ráo, không để nước mưa chẩy vào, mái và tường không bị dột, không bị nước mưa hắt, có khả năng chống ẩm.

- Trường hợp cốt thép phải để ngoài trời thì kê một đầu cao, mốt đầu thấp và đặt trên nền cao, đất cứng, dễ thoát nước, không xếp trực tiếp trên nền đất và phải có biện pháp che đậy cốt thép.

7.4.11.3 Lắp dựng cốt thép

Sau khi đổ bê tông lót móng khoảng 2 ngày ta tiến hành đặt cốt thép đài móng.

Cốt thép móng được đan thành lưới bên ngoài, sau đó công nhân nhấc lưới thép điều chỉnh cho lưới thép đặt đúng vị trí vào trong ván khuôn móng

Dùng dây thép quả dọi kết hợp thước thép đế lắp đặt khung thép cổ móng. Thao tác này phải làm cẩn thận để đảm bảo độ chính xác của tim cổ cột.

Dùng các thanh văng và thanh chống cố định tạm khung thép rồi lắp ván khuôn cổ móng. Chú ý không được để cốt thép dưới hố móng quá 3 ngày để tránh cho thép không bị gỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cấu kiện.