• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cơ cấu bộ máy tổ chức và hệ thống kinh doanh của Công ty TNHH Phát Đạt . 30

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Phát Đạt

2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức và hệ thống kinh doanh của Công ty TNHH Phát Đạt . 30

(Nguồn: Phòng KếToán) a. Giám đốc

Là người đại diện của Công ty trong việc điều hành mọi hoạt động kinh doanh theo điều lệ tổ chức và hoạt động trực tiếp; chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụcủa mình.

b. Phó giám đốc

Là người tham mưu cho giám đốc, được Giám đốc ủy quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một sốlĩnh vực quản lí chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về phần việc được phân công, họp bàn thống nhất các chỉ đạo cụ thể các phòng ban nghiệp vụ và các đội sản xuất để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của Công ty đềra, rồi từ đó tổng hợp báo cáo tình hình bộmáy và nhân sự, quản trị hành chính, đời sống, an ninh, nội bộ cho Giám đốc.

Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của Công ty theo sựphân công của Giám đốc; tham mưu cho Giám đốc, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệmtrướcGiám đốc vềhiệu quảcác hoạt động.

c. Phòng Kinh doanh:

Phụ trách việc mua bán hàng hóa, nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch mua bán hàng hóa nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Có nhiệm vụnắm bắt thị trường

Hình2.2. Cơ cấu tổchức của Công ty TNHH Phát Đạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

thông tin vềgiá cả, nhu cầu của khách hàng, khả năng cạnh tranh đểkịp thời có kếhoạch trong việc mua bán hàng hóa. Ngoài ra phòng kinh doanh còn có nhiệm vụsửdụng hiệu quảtốt đồng vốn, khai thác nguồn cung cấp và tiêu thụhàng hóa theo kếhoạch.

d. Phòng Bán hàng:

Trách nhiệm chính của phòng bán hàng là bán sản phẩm dịch vụ của Công ty thông qua các cuộc giao dịch, tiếp xúc trực tiếp, giao dịch qua điện thoại hay những dịch vụ khách hàng như: thư từ, tư vấn, gặp gỡ cá nhân…

e. Phòng Kếtoán:

Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kếtoán –thống kê; quản lý tài chính, tài sản theo pháp lệnh của Nhà nước, điều lệ và quy chếtài chính của Công ty;

đáp ứng nhu cầu mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch; bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.

f. Kho:

Theo dõi tình hình hàng hóa trong công ty, có trách nhiệm hạch toán nhập, xuất, tồn hàng hóa, chịu trách nhiệm vềmặt quản lý vật tư, thiết bị, kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa, thừa, thiếu, hụt, kém chất lượng.

g. Tổvận chuyển:

Có chức năng đóng gói hàng hóa, vận chuyển hàngđến cho các khách hàng, đại lý.

2.1.4. Thc trng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Phát Đạt 2.1.4.1. Khái quát ngành nghềkinh doanhCông ty TNHH Phát Đạt

Công ty TNHH Phát Đạt là doanh nghiệp buôn bán tổng hợp. Để có chỗ đứng trên thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh đối với cácdoanh nghiệp cùng ngành.

Ngành kinh doanh chính của công ty là chuyên cung cấp, tư vấn và buôn bán các sản phẩm trong ngành điện nước, trang trí nội thất bếp và phòng tắm.

18/03/2013 Công ty TNHH Phát Đạt được thành lập. Từ khi thành lập, Công ty TNHH Phát Đạt buôn bán, phân phối theo 2 hình thức:

 Bán theo hợp đồng số lượng lớn cho các cửa hàng

 Bán lẻ cho khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm tại cửa hàng trực thuộc Công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối tác kinh doanh

Hình 2.3Đối tác kinh doanh của Công ty TNHH Phát Đạt 2.1.4.2. Tổchức công tác kếtoán tại Công ty TNHH Phát Đạt

Phòng Kế Toán có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động kế toán tài chính của Công ty. Để phù hợp với nhu cầu quản lý, bộ máy kế toán của Công ty cũng phân thành các phần hành riêng biệt. Mỗi phần hành đảm nhiệm mỗi chức năng, nhiệm vụ riêng, vừa hoạt động và chịu trách nhiệm độc lập, vừa phối hợp liên kết tạo thành các mắt xích trong sựvận hành của hệthống.

2.1.4.3. Kết quảKinh doanh của Công ty TNHHPhát Đạt giai đoạn:

a. Tình hình laođộng qua 3 năm 2015 –2018

Lao động là một trong những yếu tốkhông thểthiếu của bất kỳdoanh nghiệp nào.

Lao động được xem như là cán cân có sức ảnh hưởng lớn đến quá trình

hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Đây là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Với sự phát triển hiện nay lao động được nâng cao về mọi mặt, về trình độ, kỹ năng, sự sáng tạo, đẩy mạnh sự cạnh tranh về nguồn nhân lực thúc đẩy cho quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả cao hơn. Công ty TNHH Phát Đạt cũng không ngoại lệ, công ty rất xem trọng yếu tố lao động. Nó được thể hiện qua việc tuyển dụng gắt gao nhằm chọn cho mình được đội ngũ nhân viên có trìnhđộvà tay nghề để có thểbắt kịp với sựcạnh tranh của thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Phan Thùy Dương- K49C QTKD 33 Bảng 2.1 Số lượng lao động tại Công ty

(Đơn vị: người)

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- %

Tổng số lao động 59 100.00 73 100.00 80 100.00 14 23.73 7 9.59

1. Theo bộ phận làm việc

Phòng Kinh doanh 9 15.25 12 16.44 13 16.25 3 33.33 1 8.33

Phòng Kế toán 4 6.78 4 5.48 4 5.00 0 0.00 0 0.00

Phòng bán hàng 29 49.15 33 45.21 35 43.75 4 13.79 2 6.06

Tổ vận chuyển 14 23.73 20 27.40 23 28.75 6 42.86 3 15.00

Kho 2 3.39 3 4.11 4 5.00 1 50.00 1 33.33

Bảo vệ 1 1.69 1 1.37 1 1.25 0 0.00 0 0.00

2. Theo giới tính

Nam 29 49.15 37 50.68 38 47.50 8 27.59 1 2.70

Nữ 30 50.85 36 49.32 42 52.50 6 20.00 6 16.67

3. Theo trìnhđộ văn hóa

Đại học 7 11.86 9 12.33 11 13.75 2 28.57 2 22.22

Cao đẳng 10 16.95 15 20.55 17 21.25 5 50.00 2 13.33

Trung cấp 15 25.42 18 24.66 20 25.00 3 20.00 2 11.11

LĐPT 27 45.76 31 42.47 32 40.00 4 14.81 1 3.23

(Nguồn: Công ty TNHH Phát Đạt)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng phân tích tình hình vềnguồn lực của Công ty ta có thểthấy được sốlao động trong 3 năm 2015 – 2017 tăng dần. Tổng số lao động năm 2016 so với năm 2015 tăng 13 người, tương ứng với 22,81%, năm 2017 so với năm 2016 tăng 6 người, tương ứng với 8,57%. Số lao động của Công ty trong 3 năm qua có xu hướng tăng nhẹ, nguyên nhân chính là do công ty đang ngày càng mở rộng thị trường nên nhu cầu lao động là điều cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu công việc. Tình hình lao động đượcđánh giá qua 3 chỉ tiêu:

Theo bộ phận làm việc: theo từng chức năng công việc lao động được phân bổ phù hợp trong đó bộ phận bán hàng và vận chuyển chiếm tỷ trọng cao hơn bộ phận kinh doanh và kếtoán. Do mạng lưới hoạt động kinh doanh phân bốrộng khắp nên đòi hỏi lao động trong bộphận bán hàng và tổvận chuyển cao. Để có thểlàm cầu nối cho nhà cung cấp với khách hàng.

0 10 20 30 40 50 60

Phòng Kinh

Doanh Phòng Kế

Toán Phòng Bán

Hàng Tổ Vận

Chuyển Kho Bảo Vệ

Biểu đồ Số lượng lao động theo bộ phận làm việc

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Biểu đồ2.1 Số lượng lao động theo bộphận làm việc

Theo giới tính: Công ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại kinh doanh và công việc vận chuyển, đóng gói hàng hóa nhiều nên lao động nam và nữ tương đươngnhau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ2.2 Số lượng lao động phân theo giới tính

Theo trình độ chuyên môn: Lực lượng lao động chiếm tỷtrọng lớn nhất trong cơ cấu lao động là lao động phổ thông, lao động phổ thông tăng mạnh hơn so với lao động đại học nên có thể không đảm bảo trong việc xửlý các tình huống cần trìnhđộ.

Biểu đồ2.3 Số lượng lao động theo trìnhđộchuyên môn

Tóm lại, qua 3 năm 2015 –2017 nguồn lực của công ty có xu hướng tăng khá ổn định. Công ty cũng cần có các biện pháp nghiên cứu, tổ chức và bố trí phù hợp để người lao động có được môi trường làm việc thuận lợi hơn và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Phan Thùy Dương- K49C QTKD 36 b. Tình hình biến động tài sản - nguồn vốn của Công tyTNHH Phát Đạt

Bảng 2.2 Tình hình biến động kết quả kinh doanh qua 3 năm 2015 –2017

(Đơn vịtính: triệu đồng)

CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

+/- % +/- %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 43,116,702,213 51,852,365,451 55,494,241,492 8,735,663,238 20.26 3,641,876,041 7.02 2. Doanh thu thuầnvề bán hàng và cung

cấp dịch vụ 43,116,702,213 51,852,365,451 55,494,241,492 8,735,663,238 20.26 3,641,876,041 7.02 3. Giá vốn hàng bán 40,726,399,437 49,320,372,172 53,116,761,100 8,593,972,735 21.10 3,796,388,928 7.70 4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 2,390,302,776 2,531,993,279 2,377,480,392 141,690,503 5.93 (154,512,887) (6.10)

5. Doanh thu hoạt động tài chính 125,586,292 213,961,432 146,488,271 88,375,140 70.37 (67,473,161) (31.54)

6. Chi phí tài chính 518,564,350 514,609,428 551,821,269 (3,954,922) (0.76) 37,211,841 7.23

7. Chi phí quản lý kinh doanh 3,001,589,121 3,838,458,360 3,499,189,985 836,869,239 27.88 (339,268,375) (8.84) 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (1,004,264,403) (1,607,113,077) (1,527,042,591) (602,848,674) 60.03 80,070,486 (4.98) 9. Thu nhập khác 1,116,045,162 1,750,955,194 1,628,542,255 634,910,032 56.89 (122,412,939) (6.99)

10. Chi phí khác 1,040,574 17,329,484 (1,040,574) (100.00) 17,329,484

-11. Lợi nhuận khác 1,115,004,588 1,750,955,194 1,611,212,771 635,950,606 57.04 (139,742,423) (7.98) 12. Tổng lợi nhuận trướcthuế 110,740,185 143,842,117 84,170,180 33,101,932 29.89 (59,671,937) (41.48) 13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 24,582,841 31,645,266 31,185,070 7,062,425 28.73 (460,196) (1.45) 14. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp 86,157,344 112,196,851 52,985,110 26,039,507 30.22 (59,211,741) (52.77)

(Nguồn: Trích Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh Công ty TNHH Phát Đạt)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhận xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 –2017:

Biểu đồ2.4 Tỷlệchênh lệch của Doanh thu - Lợi nhuận

Doanh thu thuần vềbán hàng và cung cấp dịch vụ:

Công ty không có các khoản giảm trừdoanh thu nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụcũng chính là doanh thu thuần vềbán hàng và cung cấp dịch vụ.

Qua bảng số liệu cho thấy, giai đoạn 2015 - 2017, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướngtăng đều qua 3 năm, năm 2016 là 51,852,365,451đồng, tăng 8,735,663,238 đồng (tương ứng tăng 20.26%) so với năm 2015. Năm 2017 tiếp tục tăng thêm 3,641,876,041 đồng (tương ứng tăng 7.02%).

Nguyên nhân làm cho lợi nhuận gộp vềbán hàng và cung cấp dịch vụgiảm là do giá của hàng hóa mua vào biến động làm cho giá vốn hàng bán của công ty bị ảnh hưởng, công ty nên chọn cho mình nhà cung cấp uy tín và có giá cảhợp lý hơn, có các chính sáchưu đãi về giá đểgiúp tiết kiệm chi phí đầu vào cho công ty.

Lợi nhuận thuần từhoạt động tài chính:

Năm 2016 giảm 602,848,674 đồng so với năm 2015 và lợi nhuận vẫn trong tình trạng âm, năm 2017 tăng nhẹ 80,070,486 đồng, lợi nhuận thuần từhoạt động tài chính năm 2017 là (1,527,042,591) đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Lợi nhuận gộp vềbán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm đều âm cho thấy dù doanh số bán hàng cao nhưng vẫn không đủ bù đắpđược các chi phí hoạt động, từ đó công ty cần có các biện pháp kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế:

Biến động theo nhịp độ tăng giảm của lợi nhuận thuần từhoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Đây là cơ sở để đóng thuế TNDN. Lợi nhuận kế toán trước thuế tăng dẫn đến chi phí thuếTNDN cũng tăng lên.

Tổng lợi nhuận sau thuếTNDN:

Năm 2016 so với năm 2015 tăng 26,039,507 đồng (tương ứng tăng 30.22%), năm 2017 so với năm 2016 lại giảm 59,211,741 đồng (tương ứng với 52.77%).

Kết quảhoạt động kinh doanh sau thuếcủa công ty biến động qua 3 năm do tổng lợi nhuận biến động. Công ty cần làm tốt công tác quản lý để hoạt động kinh doanh được tốt.

Tình hình tải sản- nguồn vốn giai đoạn 2015- 2017 của Công tyTNHHPhát Đạt Trong các doanh nghiệp, tài sản và nguồn vốn là 2 yếu tốquan trọng quyết định đến sựtồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Phan Thùy Dương- K49C QTKD 39 Bảng 2.3 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Phát Đạt

(ĐVT:triệu đồng)CHỈ TIÊU

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2016/2015 Năm 2017/2016

Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %

TÀI SẢN

I.Tài sản ngắn hạn 23,945,754,865 25,538,597,694 31,438,515,019 1,592,842,829 6.65 5,899,917,325 23.10 1. Tiền và các khoản

tương đươngtiền 360,171,249 258,786,132 292,143,589 (101,385,117) (28.15) 33,357,457 12.89 2. Các khoản phải thu

ngắn hạn 6,768,022,915 6,689,751,099 9,880,886,750 (78,271,816) (1.16) 3,191,135,651 47.70 3. Hàng tồn kho 16,659,268,016 18,436,738,062 21,265,484,680 1,777,470,046 10.67 2,828,746,618 15.34 4. Tài sản ngắn hạn

khác 158,292,685 153,322,401 (4,970,284) (3) (153,322,401) (100.00)

II. Tài sản dài hạn 3,079,048,683 3,692,116,872 3,693,538,682 613,068,189 19.91 1,421,810 0.04 1. Tài sản cố định 2,706,405,029 3,302,644,029 3,166,237,990 596,239,000 22.03 (136,406,039) (4.13) 2. Tài sản dài hạn khác 372,643,654 389,472,843 527,300,692 16,829,189 4.52 137,827,849 35.39 TỔNG TÀI SẢN 27,024,803,548 29,230,714,566 35,132,053,701 2,205,911,018 8.16 5,901,339,135 20.19 NGUỒN VỐN

I. Nợ phải trả 25,085,827,528 26,461,680,888 31,539,557,809 1,375,853,360 5.48 5,077,876,921 19.19 II. Vốn chủ sở hữu 1,938,976,020 2,769,033,678 3,592,495,892 830,057,658 42.81 823,462,214 29.74 TỔNG NGUỒN VỐN 27,024,803,548 29,230,714,566 35,132,053,701 2,205,911,018 8.16 5,901,339,135 20.19

(Nguồn: Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Phát Đạt)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng cân đối kế toán ta thấy

Xét vềtài sản:

Từsốliệu trên, ta thấy quy mô của tài sản công ty biến động liên tục qua 3 năm.

Tổng tài sản ở năm 2015 là 27,024,803,548 đồng, đến năm 2016 tăng thêm 2,205,911,018đồng (tương ứng tăng 8.16%).

Nguyên nhân do tài sản ngắn hạn tăng mạnh 1,592,842,829 đồng (tương ứng tăng 6.65%) và tài sản dài hạn tăng 613,068,189 đồng (tương ứng với 19.91%). Đến năm 2017, tổng tài sản lại tiếp tục tăng lên 35,132,053,701 đồng, tức đã tăng lên thêm 5,901,339,135 đồng (tương ứng với tăng 20.19%).

Kết cấu tài sản của công ty vẫn thiên về tài sản ngắn hạn, thể hiện qua việc từ năm 2015 – 2017 tài sản ngắn hạn tăng mạnh hơn so với tài sản dài hạn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty.

Sự tăng lên của hầu hết tất cả các loại tàn sản của công ty từ năm 2015-2017 cho thây công ty đã có sự đầu tư vềtrang thiết bị, máy móc.

Xét vềnguồn vốn:

Nợphải trảvà vốn chủsởhữu đều tăng đều qua các năm.

Năm 2015, nợ phải trả là 25,085,827,528 đồng, đến năm 2016 tăng thêm 1,375,853,360 đồng (tương ứng với tăng 5.48%). Năm 2017, nợ phải trả là 31,539,557,809 đồng, tăng so với năm 2016 là 5,077,876,921 đồng (tương ứng 19.19%). Điều này cho thấy khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty thấp, nó làm ảnh hưởng đến công ty, các khoản nợ phải trả khá cao làm cho công ty ở trong tình trạng nợ và chi phí để chi trảcác khoản vay ngắn hạn cao.

Vốn chủ sở hữu: tăng đều qua 3 năm, năm 2016 so với năm 2015 tăng 830,057,658 đồng (tương ứng với 42.81%), năm 2017 so với năm 2016 tăng 823,462,214đồng (tương ứng với 29.74%). Đây là tín hiệu tốt cho thấy công ty dần tự chủtrong nguồn vốn kinh doanh.

2.1.4.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của Công TNHH Phát Đạt giai đoạn 2015 -2017

a. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Chỉ tiêu nàytrong ba năm 2015- 2017được thể hiện ở bảng sau

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.4 Khả năng thanh toán của Công ty TNHH Phát Đạt

(Đơn vị tính: lần)

Chỉ tiêu Công thức tính Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017 Khả năng

thanh toán ngắn hạn

0,95 0,97 0,99

Khả năng thanh toán

nhanh

0,29 0,26 0,32

Khả năng thanh toán

tức thời

0.014 0,009 0,009

Nhận xét

Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Tỷ lệ này tăng từ 0,95 (năm 2015) lên 0,97 lần (năm 2016) và lên 0,99 lần (năm 2017). Chỉ số này cho thấy 1 đồng nợ được đảm bảo bằng 0,95 đồng tài sản ngắn hạn, cho thấy tình hình tài chính ngắn hạn của công ty tương đối an toàn. Nguyên nhân của sự biến động này là do tổng tài sản ngắn hạn tăng qua từng năm với tỷ lệ gần như tương đương với nợ ngắn hạn. Có thể thấy trong giai đoạn 2015-2017, chỉ tiêu này luôn bé hơn 1, cho thấy hả năng thanh toán ngắn hạn của công ty chưa được tốt.

Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn mà không cần dùng đến hàng tồn kho. Chỉ tiêu này giảm từ 0,29 lần (năm 2015) xuống 0,26 lần (năm 2016), nhưng lại tăng lên 0,32 lần (năm 2017). Chỉ số phản ánh 1 đồng nợ được đảm bảobằng 0,26 đồng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho. Nguyên nhân chính làm chỉ số này biến động là do chi phí lưu kho chỉ tăng nhẹ ở giai đoạn 2015-2016 nhưng lại tăng mạnh hơn vào giai đoạn 2016-2017. Chỉ số này này bé hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty chưa được tốt, việc thanh toán phụ thuộc vào hàng tồn kho rất nhiều.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền. Chỉ tiêu này cho biết khả năng huy động của nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian gần như tức thời. Chỉ tiêu này giảm từ 0,014 lần (năm 2015) xuống 0,009 (năm 2016, 2017). Chỉ số này đạt giá trị rất thấp, cho thấy trong trường hợp rủi ro bất ngờ, khả năng trả nợ ngay của các khoản nợ của công ty rất thấp, gần như không có khả năng trả nợ tức thời. Nguyên nhân của sợ biến động này là giai đoạn 2015-2016, tiền và các khoản tương đương tiềngiảm mạnh (28.15%) trong khi tổng nợ ngắn hạn chỉ tăng 5.48, đến giai đoạn 2016-2017 tăng lên không đáng kể (12.89%) và tổng nợ ngắn hạn tăng lên 19.19%. Nhìn chung, dựa trên giá trị tuyệt đối của tỷ số, ta thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty rất hạn chế.

b. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản

Chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng tài sản phản ánh tính năng động của công ty, cho biết tổng vốn đầu tư vào tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu.

Bảng 2.5Đánh giá hiệu suất sửdụng tài sản

(Đơn vị tính: lần)

Chỉ tiêu Công thức tính Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017 Hiệu suất sử

dụng tài sản 1,595 1,774 1,579

Nhận xét

Chỉ tiêu này có sự biến động không đều qua các năm. Tỷ lệ này tăng từ1,595 lần (năm 2015) lên 1,774 lần (năm 2016), sau đó giảm xuống 0,195 lần xuống còn 1,579 lần (năm 2017). Nguyên nhân của sự biến động này là do chỉ tiêu doanh thu thuần tăng chậm hơn chỉ tiêu tổng tài sản, làm ti lệ tăng trong năm 2016. Tuy nhiên, năm 2017, tốc độ tăng doanh thu thuần chỉ đạt 7.02% trong khi tổng tài sản tăng 20,19% làm giảm tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản. Nhìn vào bảng, ta thấy giá trị các tỷ số còn nhỏ, doanh nghiệp cần sử dụng tài sản của mình có hiệu quả hơn nữa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

c. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Bảng 2.6 Đánh giá khả năng sinh lời

Chỉ tiêu Công thức tính Năm2015 Năm

2016

Năm 2017 Tỉ suất sinh lờitrên

doanh thu (ROS) 0,2% 0,22% 0,06%

Tỉ suất sinh lời trên

tổng tài sản (ROA) 0,32% 0,38% 0,15%

Tỉ suất sinh lời trên

vốn chủ sở hữu (ROE 4,44% 4,05% 1,47%

Nhận xét

 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): năm 2015, ROS phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thì lãi 0,2đồng lợi nhuận ròng (EAT). Chỉ tiêu này tăng trong giai đoạn 2015-2016, nguyên nhân là tốc độ EAT (năm 2015 tăng sơ với năm 2016), nhưng chỉ tiêu này giảm từ 0,22% (năm 2016) xuống còn 0,06% (năm 2017). Sự biến động của chỉ tiêu này cho thấy các tín hiệu cần chấn chỉnh để đảm bảo khả năng phát triển của công ty trong giai đoạn 2015-2017.

 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)cho biết các thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). Năm2015, ROA phản ánh cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 0,32 đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này giảm 0,06% trong giai đoạn2015-2016, và tiếp tục giảm xuống 0,23 trong năm 2017. Sự giảm xuống này là do lợi nhuận ròng giảm xuống trong giai đoạn 2015-2017 nhưng tổng tài sản lại tăng lên qua từng năm.

 Tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu (ROE) là thước đo chính xác để đánh giá lượng vốn bỏ ra và tích lũy tạo được bao nhiêu đồng lời. Trong năm 2015, ROE phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 4,44 đồng lợi nhuận ròng. Ở giai đoạn 2015 - 2017, ROE giảm mạnh về giá trị, giảm 0,39 % năm 2016 và và bớt 2,58% trong năm 2017. Xu hướng này xuất phát từ tốc độ giảm lợi nhuận ròng nhưng vốn chủ sở hữu lại tăng lên.

Trường Đại học Kinh tế Huế