• Không có kết quả nào được tìm thấy

QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÁT ĐẠT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÁT ĐẠT"

Copied!
79
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÁT ĐẠT

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn Phan Thùy Dương

Huế, tháng 5/2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

“Trí tuệlà tài sản vĩ đại nhất của một con người và khả năng giành được tài sản này hoàn toàn nằm trong khả năng của ta, bất cứ nơi đâu và bất cứ người nào. Học hỏi từ bất cứai có thểcó ích cho ta là một điều cực kìđáng giá.”

Trích “Trí tuệ Do Thái”, Eran Katz Sự thành công luôn bao gồm nhiều yếu tố, được sự hỗ trợ từ những người xung quanh, được quan sát, hoc hỏi mọi người chính là sự thành công lớn nhất mà tôi gặt hái được trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi may mắn đã được sự quan tâm và giúp đỡrất nhiều từquý thầy cô và quý anh chịnhân viên tại cơ sởthực tập.

Tôixin cám ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích và thực tiễn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế.

Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn, tôi đã hoàn thành luận văn: “Quản trịhàng tồn kho tại Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Phát Đạt”.

Kính chúc Ban giám hiệu và Quý Thầy Cô trong trường dồi dào sức khỏe và thành đạt.

Kính chúc Ban điều hành và thành viên trong Công ty dồi dào sức khỏe, vui vẻ, may mắn và gặt hái được nhiều thành công trong công việc.

Kính chúc quý Công ty ngày càng phát triển hơn nữa.

Tuy đã cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm bản thân, bài luận này vẫn còn nhiều điểm thiếu sót. Tôi rất mong được nhận sự góp ý của các Thầy, Cô giáo đểbài Khóa Luận Tốt Nghiệp được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Lời Cám Ơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa Luận Tốt Nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và tài liệu trên Internet, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữliệu thứcấp sửdụng trong Khóa Luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này !

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ... 3

2.1. Mục tiêu chung ... 3

2.2. Mục tiêu cụthể... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3

4. Phương pháp nghiên cứu ... 4

5. Bốcục đềtài ... 4

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP ...5

1.1. Tổng quan vềhàng tồn kho ... 5

1.1.1. Khái niệm hàng tồn kho ... 5

1.1.2. Khái niệm hàng tồn kho trong Doanh nghiệp ... 5

1.1.3. Vai trò Hàng tồn kho đối với Doanh nghiệp ... 6

1.1.4. Mục đích... 8

1.1.5. Phân loại hàng tồn kho ... 8

1.2. Quản trịhàng tồn kho trong doanh nghiệp... 12

1.2.1. Tổng quan vềDoanh nghiệp... 12

1.2.2. Quản lý hàng tồn kho trong Doanh nghiệp ... 13

1.2.3. Các chi phí phát sinh trong công tác quản lí hàng tồn kho ... 15

1.2.4. Các nhân tố ảnh hường đến hàng tồn kho ... 16

1.2.5. Nội dung quản trịhàng tồn kho ... 17 1.2.6. Các mô hình quản lý hàng tồn kho ... 19

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảquản lí hàng tồn kho trong doanh nghiệp ... 23

1.3.1. Chỉtiêu hệsốvòng quay hàng tồn kho ... 23

1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho... 24

1.4. Rủi ro trong quản trị hàng tồn kho ... 24

1.4.1. Sự gián đoạn nguồn cungứng ... 24

1.4.2. Sựbiến đổi vềchất lượng hàng hóa ... 24

1.4.3. Khả năng tiêu thụhàng hóa của doanh nghiệp... 24

1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước ... 25

1.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài ... 25

1.5.2. Các nghiên cứu trong nước... 25

1.6. Cơ sởthực tiễn... 26

1.6.1. Sựthành công của công ty IKEA ... 26

1.6.2. Sựthành công của Tiki ... 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÁT ĐẠT ...27

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Phát Đạt ... 27

2.1.1. Giới thiệu vềCông ty Trách nhiệm Hữu hạn Phát Đạt ... 27

2.1.2. Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty và từng bộ phận trong Công ty trách nhiệm Hữu hạn Phát Đạt ... 28

2.1.3. Cơ cấu bộmáy tổchức và hệthống kinh doanh của Công ty TNHH Phát Đạt . 30 2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Phát Đạt ... 31

2.2. Thực trạng quản lí hàng tồn kho tại Công ty TNHH Phát Đạt... 44

2.2.1. Tổng quan về kho công ty TNHH Phát Đạt ... 44

2.2.2. Đánh giá hiệu quảquản lý hàng tồn kho tại Côngty TNHH Phát Đạt ... 53

2.2.3. Yếu tố tác động đến quản lý tồn kho tại công ty TNHH Phát Đạt... 54

2.2.4. Một sốrủi ro trong quá trình xuất nhập và bảo quản hàng tồn kho ... 55

2.2.5. Những ưu điểm, hạn chếtrong công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát Đạt ... 56

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

PHÁT ĐẠT...59

3.1. Giải pháp khắc phục tồn tại trong công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát Đạt ... 59

3.2. Giải pháp 4: Áp dụng các mô hình tồnkho để tính lượng đặt hàng tối ưu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát Đạt năm 2015-2017... 61

3.2.1. Áp dụng mô hình EOQ tính lượng đặt hàng tối ưu... 63

3.2.2. Áp dụng mô hình BOQ tính lượng đặt hàng tối ưu... 64

3.2.3. Nhận xét... 65

PHẦN III KẾT LUẬN ...67

TÀI LIỆU KHAM KHẢO ...68

PHỤLỤC ...69

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Công ty TNHH Phát Đạt: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phát Đạt.

SCOR: Supply Chain Operation Reference - Mô Hình Tham Chiếu Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng, là một công cụ quản lý được sử dụng để giải quyết, cải tiến và truyền thông các quyết định quản lý chuỗi cung ứng trong một công ty và với các nhà cung cấp và khách hàng của một công ty.

EOQ: Economic Order Quantity, mô hình số lượng đặt hàng kinh tếnhất.

BOQ: Back Order Quantity, mô hình dựtrữthiếu.

QDM: Quantity Discount Model, mô hình khấu trừtheo số lượng.

ThuếGTGT: ThuếGiá trị Gia tăng.

ThuếTNDN: ThuếThu nhập Doanh nghiệp.

TSLĐ: Tài sản lưu động.

LĐPT: Lao Động phổthông.

ROS: Return On Sales, tỷsốlợi nhuận trên doanh thu.

EAT: Earnings After Taxes, Lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận ròng.

ROA: Return On Assets, tỷsốlợi nhuận trên tài sản.

KKTX: kiểm kê thường xuyên.

KKĐK: kiểm kê định kỳ.

LIFO: Last In First Out, Nhập sau xuất trước.

FIFO: First In First Out, Nhập trước xuất trước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Phân loại hàng tồn kho theo kĩ thuật ABC ...12

Hình 1.2 Dòng luân chuyển của hàng hóa - vật chất...18

Hình 1.3 Mô hình EOQ ...20

Hình 1.4 Mô hình BOQ ...22

Hình 2.1 Trụsở chính Công ty TNHH Phát Đạt ...27

Hình 2.2. Cơ cấu tổchức của Công ty TNHH Phát Đạt ...30

Hình 2.3Đối tác kinh doanh của Công ty TNHH Phát Đạt ...32

Hình 2.4 Sơ đồkho của công ty ...45

Hình 2.5 Xe chuyên chở ống nước ...46

Hình 2.6 Xe giao hàng trênđịa bàn tỉnh...46

Hình 2.7 Quy trình quản lý vật tư...48

Hình 2.8 Quy trình nhập kho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát Đạt...49

Hình 2.9 Quy trình xuất kho tại Công ty TNHH Phát Đạt ...50

Hình 2.10 Các loại hóa đơn...52

Hình 2.11 Những hạn chếhàng tồn kho...58

Hình 3.1 Chậu rửa 1 lỗCasablanca ...62

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng lao động tại Công ty ...33

Bảng 2.2 Tình hình biến động kết quả kinh doanh qua 3 năm 2015 –2017...36

Bảng 2.3 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Phát Đạt ...39

Bảng 2.4 Khả năng thanh toán của Công ty TNHH Phát Đạt ...41

Bảng 2.5 Đánh giá hiệu suất sửdụng tài sản...42

Bảng 2.6 Đánh giá khả năng sinh lời...43

Bảng 2.7 Nguồn nhân lực trong kho công ty TNHH Phát Đạt ...45

Bảng 2.8 Chỉtiêu hệsốvòng quay hàng tồn kho...53

Bảng 2.9 Bảng đánh giá tỷtrọng hàng tồn kho trong Tài sản lưu động...53

Bảng 3.1. Thông tin sản phẩm Chậu rửa 1 lỗCasablanca...62

Bảng 3.2 Chi phí cho 1 đơn hàng...64

Bảng 3.3 Chỉtiêu cần thiết để đặt hàng...65

Bảng 3.4 Tổng hợp lượng đặt hàng tối ưu, tổng chi phí tối ưu được xác định từcác mô hình tồn kho ...66

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ2.1 Số lượng lao động theo bộphận làm việc...34

Biểu đồ2.2 Số lượng lao động phân theo giới tính...35

Biểu đồ2.3 Số lượng lao động theo trìnhđộchuyên môn...35

Biểu đồ2.4 Tỷlệchênh lệch của Doanh thu - Lợi nhuận...37

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đềtài

Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế chung của một đất nước. Việt Nam hiện tại đang mở cửa nền kinh tếtạo ra nhiều thuân lợi cho doanh nghiệp trong nước có thểtiếp cận với cái mới và đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài. Tuy nhiên, những thách thức của việc hội nhập cũng không hề nhỏ. Đặc biệt, kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nền nông nghiệp và sản xuất. Do sự cạnh tranh khốc liệt đó, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước là phải làm sao có một chỗ đứng vững vàng đối với thị trường trong nước. Đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng nội địa, với chất lượng sản phẩm cao và giá thành phải chăng.

Để làm làm được điều đó, ngoài việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh của từng doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng cần phải giám sát chặt chẽ và kĩ càng các khâu trong quá tình sản xuất kinh doanh. Từ bước tìm kiếm nhà cung ứng, đến việc thu mua nguyên vật kiệu đến lúc tìm thị trường tiêu tụ sản phẩm cần được bảo đảm tuyệt đối.

Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản lưu động quan trọng và chiếm giá trị tương đối lớn trong tổng tài sản lưu động của hầu hết doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại. Vì vậy, hàng tồn kho có vai trò như “một bước chạm” an toàn giữ hai giai đoạn bao gốm giai đoạn sản xuất và giai đoạn dự trữ - tiêu tụ sản phẩm của doanh nghiệp khi mà các hoạt động ở hai bộphận này chưa đạt tới sự động điệu đểcó thể đồng bộ.

Theo tác giả Nguyễn Huy Tuân có viết trên website của Đại học Duy Tân: “Lưu kho là một trong những chức năng cốt lõi nhất của logistics, song nó có xu hướng bị cọi như lại một đứa con rơi trong chuỗi cung ứng của công ty. Trong mô hình tham chiếu của chuỗi cungứng (SCOR) bao gồm hoạch định, mu hàng, sản xuất, giao hàng và thu hồi, thì lưu kho được ngầm hiểu có một phần thuộc vềkhâu mua hàng (sau khi mua hàng, bạn phải giữ chúng ở một nơi nào đó), một phần thuộc vềkhâu giao hàng (hàng hóa được xếp lên một xe tải và phải lưu hàng hóa ở đâu đó trước), và một phần

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

thuộc về khâu thu hồi, bào hàm luôn quá trình logistics ngược. Và 70% các công ty Bắc Mỹthuê ngoài ít nhất vài kho hàng của một công ty logistics bên thứba, một dấu hiệu rõ ràng chi thấy họ không xem quản trị kho hàng là một trong những thế mạnh của họ. Lấy công ty Walmart làm ví dụ: “Nhà bán lẻ khổng lồ Wal-Mart Store Inc – xây dựng để giảm giá dựa và hiệu quảcủa mạng lưới phân phối của mình. Bằng cách đặt các trung tâm phân phối khu vực (distribution center - DC) gần các siêu thị của mình, thì Wal-Mart đã phá vỡ truyền thống lâu đời trong lĩnh vực bán lẻlà duy trì chỉ một hoặc vài DC để phục vụcho toàn bộHoa Kỳ. Là nhà bán lẻkhởi nghiệp bằng việc mở các cửa hàng tại các thị trấn nhỏ vùng ngoại ô và chao bán đa dạng các loại mặt hàng với giá thấp nhất, Wal-Mart nhận thấy rằng vận tải và sự bổ sung hàng hóa trở nên quá tốn kém và mất thời gian dưới các thức bán lẻ truyền thống. Do đó nhu cầu thực tế đã thúc đẩy sự ra đời ý tường đặt nhà kho tại vị trí chiến lược nhằm bổ sung lượng hàng tồn kho kịp thời và kinh tế. Kết quảlà Wal-Mart chất đầy kệhàng hóa của mình thường xuyên hơn bởi vì mỗi siêu thị của Wal-Mart được chi viện đều đặn hơn đối thủ của họ. Nhiều hàng hóa hơn trên kệ khiến khách hàng hài lòng hơn, và phần lịch sửcủa ngành bán lẻ sau đó thì ta đã thấy.”

Do đó, công tác quản trị hàng tồn kho giữ nhiệm vụ then chốt và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp trong hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nói chung và lợi nhuận nói riêng. Công tác quản trị hàng tồn kho tốt sẽ cắt giảm bớt các chi phí liên quan đến hàng tồn kho (chi phí nhân công, chi phí cơ hội của một khoản tiền đầu tư vào hoạt động quản lí hàng tồn kho,....). Duy trì lượng hàng tồn kho hợp lí nhằm phục vụcho quá trình bán hàng thông suốt, không bị gián đoạn. Qua đó, có thể bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt nhất và đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Công ty TNHH Phát Đạt là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối các thiết bị điện nước, thiết bị nhà bếp, thiết bị nhà vệ sinh…. Công ty đã có mặt trên thị trường từlâu, với sứmệnh cung cấp các sản phẩm đến với khách hàng, các đại lý bán sỉ, bán lẻ, người tiêu dùng với giá cảhợp lý, chính sách khuyến mãi và các dịch vụ hậu mãi đạt chuẩn. Đến nay công ty đã có mặt chính thức hợp tác với hơn 100 nhà cung cấp trong nước, đáp ứng trên 80% nhu cầu khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Chính vì vậy, công tác quản trịhàng tồn kho là một một chủ đề luôn được đặt lên hàng đầu. Việc hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho là một trong những ưu tiên bậc nhất của công ty nhằm bảo quản hàng hóa, nguyên vật liệu cũng như việc dự trữ hàng hóa hằng ngày.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã ý thức được tầm quan trọng của quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động bán hàng của công ty. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài Khóa Luận Tốt Nghiệp:

“Quản trị hàng tồn kho tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát Đạt”

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mc tiêu chung

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu khảo công tác quản trịhàng tồn kho tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát Đạt. Để đạt mục tiêu cơ bản trên, đề tài hướng vào vấn đề:

hoạt động xuất - nhật hàng tồn kho và đánh giá chất lượng quản trịhàng tồn kho 2.2. Mc tiêu cth

- Tìm hiểu các lý thuyết vềHàng tồn kho và quản trịhàng tồn kho tại Doanh Nghiệp - Tìm hiểu công tác quản trị tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát Đạt

-Kiểm điṇhchất lượng quản trịhàng tồn kho.

-Kết quả của nghiên cứu sẽ là những gơị ý hữu ích cho nhà quản tri ̣taị Công ty nhằm đưa ra các quyết điṇh quản tri ̣nhằm quản trị tốt hàng tồn kho. Kết quả nghiên cứu sẽ

giúp nhà quản tri ̣Công ty TNHH Phát Đạt thấy đươc ̣ cu ̣thể về tác đôṇgcủa hàng tồn kho đến doanh thu lợi nhuận và dịch vụkhách hàng của công ty

Đềxuất giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho và áp dụng hai mô hình tồn kho EOQ, BOQ để xác định mức sản lượng đặt hàng tối ưu cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phát Đạt.

3.Đốitượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hàng tồn kho và công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát Đạt.

Phạm vi nghiên cứu:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

 Vềmặt không gian: Đề tài được thực hiện tại phòng kếtoán và kho hàng của Công ty TNHH Phát Đạt

 Vềmặt thời gian: Sốliệu liên quan đến tình hình tài chính qua 3 năm(2015– 2017) và tình hình công tác kế toán doanh thu và xác định kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH Phát Đạt trong thời gian thực tập.

 Vềnội dung: thực hiện nghiên cứu thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát Đạt qua 3 năm tài chính và đưa ra một sốgiải pháp nhằm cải thiện công tác quản trị hàng tồn kho và xác định kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH Phát Đạt.

4.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sửdụng để thu thập những thông tin liên quan đến đề tài trong các giáo trình, thông tư, các dữ liệu trên mạng nhằm hệ thống hóa phần cơ sởlý luận vềcông tác quản trịhàng tồn kho.

Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh nhằm phân tích tình hình quản trị hàng tồn kho. Từ đó, có cái nhìn tổng quan về tình hình quản trị hàng tồn kho của công ty và đưa ra một sốkiến nghịvà biện pháp nhằm cải thiện công tác quản lý tốt hơn.

5. Bốcục đềtài

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quảnghiên cứu

Chương 1: Cởsởlý thuyết vềquản trịhàng tồn kho trong doang nghiệp.

Chương 2: Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHHPhát Đạt.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hàng tồn kho tại Công ty TNHHPhát Đạt.

Phần III: Kết luận

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO

TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan vềhàng tồn kho 1.1.1. Khái niệm hàng tồn kho

Hàng tồn kho, hayhàng lưu kho (tiếng Anh - Anh: stock; tiếng Anh - Mỹ: inventory), là danh mục nguyên vật liệu và sản phẩm hoặc chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang được một doanh nghiệp giữtrong kho.

Tồn kho là tổng hợp tất cảcác nguồn lực nhàn rỗi đang chờ để đưa vào sửdụng trong tương lai. Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, sẩn phẩm dang dở, bán thành phẩm, thành phẩm...

1.1.2. Khái nim hàng tn kho trong Doanh nghip a. Khái niệm

Hàng tồn kho là các tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái vật chất có thể cân, đo, đong, đếm được như: nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đã mua nhưng chưa đưa vào sửdụng, thành phẩm sản xuất xong nhưng chưa bán, hàng hóa thu mua nhưng còn tồn kho, hàng hóa trong quá trình sản xuất dởdang...

(Nguồn: Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, NXB Đại học Kinh tếQuốc dân)

b. Đặc điểm

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản ngắn hạn trong Doanh nghiệp và chiếm một vị trí quan trọng trong tài sản lưu động của hầu hết Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hàng tồn kho trong Doanh Nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau với chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho khác nhau. Theo chuẩn mực kế toán VAS 02, hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trịthuần có thểthực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trịthuần đểcó thểthực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho gồm: chi phí mua, chi phí chếbiến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho

Trường Đại học Kinh tế Huế

ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
(16)

Hàng tồn kho được tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp, trong đó có các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn, qua đó hàng tồn kho luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hóa thành tài sản ngắn hạn (tiền tệ, sản phẩm dởdang, thành phẩm,...)

Hàng tồn kho trong Doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau với những đặc điểm tính chất thương phẩm và điều kiện bảo quản khác nhau. Do vậy, hàng tồn kho thường được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa điểm có điều kiện tự hoặc điều kiện nhân tạo phù hoặc với tính chất và được điểm của từng loại Hàng tồn kho.

Việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn khó khăn, phức tạp. Có nhiều loại hàng tồn kho khó phân loại và xác định giá trị như các tác phẩm nghệthuật, linh kiện điện tử, đồcổ...

1.1.3. Vai trò Hàng tồn kho đối vi Doanh nghip a. Cải thiện mức độphục vụ

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, đôi khi Doanh nghiệp bịtrảlại hàng hóa đã bán do hàng hóa kém chất lượng, có sai sót kĩ thuật...Doanh nghiệp có thểlấy hàng tồn kho để xuất bù lại hoặc cho khách trực tiếp chọn hàng theo nhu cầu, việc này giúp nâng cao mức độ phục vụ khách hàng của Doanh nghiệp, giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài mà vẫn dảm bảo thu nhập cho công ty.

b. Giảm tổng chi phí logistic

Logistic có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng trung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lí các thông tin liên quan... từ nơi xuất hến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Hiểu một cách rộng hơn nócòn bao gồm cảviệc thu hồi rác thải. (Nguồn: UNESCAP)

Chi phí logistic là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình Hoạch định, Thực hiện và Kiểm soát sự lưu thông, tích trữmột cách hiệu quảhàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ, thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu và điểm kết thúc nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng.

c. Đáp ứng các đơn hàng đột xuất

Hàng hóa được công ty sản xuất hoặc nhận bán được bán ngay cho khách hàng tại các của hàng của công ty hoặc các đại lý phân phối nếu số lượng hàng nhỏhoặc đã

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

đặt trước. Tuy nhiên, doanh nghiệp đôi khi sẽ phải tiếp nhận một vài đơn hàng đột xuất, số lượngđặt mua lớn mà công ty không thểsản xuất trong một thời gian ngắn .

Hàng tồn kho giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề về các đơn hàng đột xuất này, giữ được mối quan hệ làm ăn với khách hàng, tăng uy tín, đồng thời đảm bào nguồn thu của công ty.

d. Bán mặt hàng có tính mùa vụtrong cả năm

Mặt hàng có tính mùa vụ là những hàng hóa, thành phẩm có thời gian sử dụng ngắn (dưới 3 tháng) như: lương thực, thực phẩm, chế phẩm tự động vật (như sữa, mỡ động vật.... tại một khoảng thời gian nhất định trong năm. Doanh nghiệp thu về số lượng lớn hàng hóa có tính mùa vụ, chưa tìmđược điểm tiêu thụvà áp lực từthời gian sửdụng ngắn của sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp cần có cách xửlí kịp thời.

Lưu trữ hàng hóa, thành phẩm có tính mùa vụ sản khi đã sơ chế giúp sản phẩm lâu hỏng hơn, đồng nghĩa với tăng tính tiêu thụ của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong một thời gian dài hơn.

e. Đầu cơ chờgiá

Đầu cơ là hành vi của chủthể, tận dụng cơ hội thị trường đi xuống để “tích lũy”

sản phẩm, hàng hóa và thu lợi nhuận sau khi thị trường đãổn định trở lại. Hoạt động đầu cơ chủyếu là trong ngắn hạn và thu lợi nhuận từchênh lệch giá.

Hàng hóa công ty đầu cơ có thể là sản phẩm công ty sản xuất hoặc thu mua từthị trường. Hành dộng này làm lượng cung hàng hóa trên thị trường đó giảm đi trong khi lượng cầu hông thay đổi, dẫn tới cầu tăng tương đối so với cung, làm tăng mức giá khách hàng chấp nhận chịu để có được hàng hóa đó.

f. Giải quyết thiểu hụt trong hệthống

Thông thường, trong quy trình sản xuất kinh doanh, công ty trích ra một số lượng nhỏ thành phẩm, hàng hóa chuyển vào dùng trong các phòng ban (cho quá trình sản xuất, quản lí doanh nghiệp, bán hàng)...

Trong trường hợp thiếu hụt, doanh nghiệp có thể lấy hàng từ kho, đảm bảo sự vận hành , lưu thông của hệthống sản xuất, bán hàng hoặc quản lí doanh nghiệp.

Ngược lại, nếu dựtrữ dư thừa hàng tồn kho thì doanh nghiệp sẽmất rất nhiều thời gian để

Trường Đại học Kinh tế Huế

x lí hàng tn, có th kéo theo sự ảnh hướng đến giá sn phm. Dù
(18)

kinh doanh trong ngành nào thì nếu việc dựtrữquá tải cũng là một điều tối kỵ. Nó làm doanh nghiệp tốn nhiều chi phí để duy trì kho. Theo thống kê thì doanh nghiệp bán lẻ thường phải tốn 20% -30% cho chi phí lưu kho bãi.

1.1.4. Mục đích

a. Làm đủ lượng hàng tồn kho sẵn có

Mục đích chính là đảm bảo hàng tồn kho sẵn có theo yêu cầu trong mọi thời điểm. Vì sự thiếu hụt và dư thừa hàng tồn kho đều chứng tỏ cho sựyếu kém trong tổ chức điều hành. Trường hợp thiếu hụt hàng tồn kho thì dây chuyền sản xuất sẽ bị gián đoạn. Hậu quảlà việc sản xuất giảm đi hoặc không thểsản xuất.

Kết quả là việc kinh doanh giảm sút dẫn đến giảm doanh thu, giảm lợi nhuận và tệ hơn là thua lỗ. Mặt khác, sự dư thừa hàng tồn kho cũng có nghĩa làm kéo dài thời gian sản xuất và phân phối luồng hàng hóa. Điều này có nghĩa là khoản tiền đầu tư vào hàng tồn kho nếu được đầu tư vào nơi khác trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại được một khoản nhất định. Không chỉ vậy, nó cũng sẽ làm giảm các chi phí thực hiện và làm tăng lợi nhuận.

b. Giảm thiểu chi phí và đầu tư cho hàng tồn

Liên quan gần nhất đến mục đích trên đó là làm giảm cả chi phí lẫn khối lượng đầu tư vào hàng tồn kho. Điều này đạt được chủ yếu bằng cách đảm bảo khối lượng cần thiết hàng tồn kho trong tổchứcở mọi thời điểm.

Điều này có lợi cho tổ chức theo hai cách. Một là khoản tiền không bị chặn khi hàng tồn kho chưa được sử dụng tới và có thể được sửdụng để đầu tư vào những nơi khác để kiếm lời. Hai là nó sẽ làm giảm các chi phi thực hiện, đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận.

1.1.5. Phân loại hàng tồn kho

Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, đa dạng về chủng loại, khác nhau về đặc điểm, tính chất thương phẩm, điều kiện bảo quản, nguồn hình thành có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để quản lý tốt hàng tồn kho, tính đúng và đủ giá gốc hàng tồn kho cần phân loại và sắp xếp hàng tồn kho theo những tiêu thức nhất định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

a. Phân loại hàng tồn kho theo mục đích sửdụng và công dụng

Theo tiêu thức này, những hàng tồn kho có cùng mục đích sửdụng và công dụng được sắp xếp vào một nhóm, không phân biệt chúng được hình thành từnguồn nào, quy cách, phẩm chất ra sao...Theo đó, hàng tồn kho trong doanh nghiệp được chia thành:

 Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ để phục vụtrực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như nguyên vật liệu, bán thành phẩm, công cụdụng vụ, gồm cảgiá trịsản phẩm dởdang.

 Hàng tồn kho dự trữcho tiêu thụ: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ phục vụcho mục đích bán ra của doanh nghiệp như hàng hóa, thành phẩm...

Cách phân loại này giúp cho việc sử dụng hàng tồn kho đúng mục đích, đồng thời tạo điều kiện thuận lời cho nhà quản trị trong quá trình xây dựng kế hoạch, dự đoán thu mua, bảo quản và dự trữhàng tồn kho, đảm bảo hàng tồn kho cung ứng kịp thời cho sản xuất, tiêu thụvới chi phí thu mua, bảo quản thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Phân loại hàng tồn kho theo nguồn hình thành

Theo tiêu thức này, hàng tồn kho có cùng nguồn gốc hình thànhđược xếp chung vào một nhóm, không biệt chúng dùng vào việc gì, quy cách, phẩm chất ra sao. Theo đó, hàng tồn kho trong Doanh nghiệp chia thành:

 Hàng tồn kho được mua vào, bao gồm:

- Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp ngoài hệthống tổchức kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hàng mua nội bộ: là toàn bộhàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp thuộc hệthống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữ các đơn vịtrực thuộc cùng một Công ty...

- Hàng tồn kho tự gia công: là toàn bộ hàng tồn kho được Doanh nghiệp sản xuất, gia công tạo thành .

- Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác: như hàng tồn kho được nhập từ liên doanh...

Cách phân loại này giúp cho việc xác định các yếu tốcấu thành trong giá gốc hàng tồn kho, nhằm tính đúng, tính đủgiá gốc hàng tồn kho theo từng nguồn hình thành. Qua

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

đó, giúp Doanh nghiệp đánh giá được mức độ ổn định của nguồn hàng trong quá trình xây dựng kếhoạch, dựtoán vềhàng tồn kho. Đồng thời, việc phân loại chi tiết hàng tồn kho được mua từbên ngoài và hàng mua nội bộgiúp cho việc xác định chính xác giá trị hàng tồn khi của doanh nghiệp khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất.

c. Phân loại hàng tồn kho theo yêu cầu sửdụng Theo tiêu thức này, hàng tồn kho được chia thành:

 Hàng tồn kho được sửdụng cho sản xuất kinh doanh: phản ánh giá trịhàng tồn kho được dự trữ hợp lí đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường

 Hàng tồn kho chưa cần sửdụng: Phản ánh giá trịhàng tồn kho được dựtrữcao hơn mức dựtrữhợp lý.

 Hàng tồn kho không cần sửdụng: phản ánh hàng tồn kho kém hoặc mất phẩm chất không dược doanh nghiệp sửdụng cho mục đích sản xuất.

Cách phân loại này giúp đánh giá mức độhợp lý của hàng tồn kho, xác định đối tượng cần lập dựphòng và mức dựphòng giảm giá hàng tồn kho cần lập.

d. Phân loại hàng tồn kho theo địa điểm bảo quản Theo tiêu thức này, hàng tồn kho được chia thành:

 Hàng tồn kho trong doanh nghiệp: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang được bảo quản tại doanh nghiệp như hàng trong kho, trong quầy, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu trong kho và đang được sửdụng...

 Hàng tồn kho bên ngoài doanh nghiệp: Phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang được bảo quản tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp như hàng gửi bán, hàng đang đi đường...

Cách phân loại này giúp cho phân định trách nhiệm vật chất liên quan đến hàng tồn kho, làm cơ sở đểhoạch toán giá trị hàng tồn khi hao hụt, mất mát trong quá trình bảo quản.

e. Phân loại theo chuẩn mực số02

Chuẩn mực số 02 là một trong 26 chuẩn mực kế toán được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Dựa vào chuẩn mực này, hàng tồn kho được phân thành:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

 Hàng hóa mua đểbán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chếbiến..

 Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán

 Sản phẩm dởdang và chi phí dịch vụ chưa hoàn thành: Là những sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa làm thủtục nhập kho thành phẩm.

 Nguyên liệu, vật liệu, công cụdụng cụ: Gồm tồn kho, gửi đi gia công chếbiên đã muađang đi trên trên đường.

Việc phân loại và xác định những hàng nào thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc tính chính xác của hàng tồn kho phảnảnh trên bảngcân đối kếtoán và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quảkinh doanh. Vì vậy việc phân loại hàng tồn kho là cần thiết trong mỗi doanh nghiệp.

f. Phân loại hàng tồn kho theo kĩ thuật ABC

Kĩ thuật phân tích ABC được đề xuất dụa vào nguyên tắc Patero. Kĩ thuật này hàng tồn kho thành 3 nhóm: nhóm A, nhóm B, nhóm C theo tiêu chí hằng năm chúng.

Trong đó:

Giá trị hàng năm = Nhu cầu hằng năm Giá mua mỗi đơn vị Tiêu chuẩn cụthểcủa từng nhóm hàng tồn kho được xác định như sau:

 Nhóm A: bao gồm những loại hàng có giá trị hàng năm cao nhất, đạt 70-80%

tổng giá trị hàng tồn kho và chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng tồn kho.Đặc tính của nhóm hàng này:

- Có tính chọn lọc nhà cung cấp cao

- Cần sựchính xác vềsố lượng và thời gian đặt hàng - Cần mua hàng liên tục

 Nhóm B: bao gồm những loại hàng có giá trị hằng năm ở mức trung bình,đạt 15-25% tổng giá trị hàng tồn kho và chiếm khoảng 30% tổng lượng hàng tồn kho.

 Nhóm C: bao gồm những loại hàng có giá trị thấp, đạt khoảng 5% tổng giá trị hàng tồn kho và chiếm 55% tổng lượng hàng tồn kho. Nhóm hàng này cần:

- Đơn giản hoá quy trình mua hàng - Thời gian giữa các lượt đặt hàng dài

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Hình 1.1. Phân loại hàng tồn kho theo kĩ thuật ABC

(Nếu phân tích ABC bằng máy vi tính sẽ đem lại độ chính xác và tiết kiệm thời gian nhiều hơn phân tích ABC bằng thủcông)

 Tác dụng của phân tích ABC trong công tác quản trị

- Các nguồn vốn để mua hàng nhóm A cần phải nhiều hơn so với nhóm C. Nên đầu tư thích đáng vào nhóm A bởi đây là mặt hàng mang lại nhiều giá trịlợi nhuận.

- Các loại hàng nhóm A cần có sự ưu tiên trong các khâu quản lý, kiểm tra thường xuyên. Việc lập báo cáo chính xác sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được độ an toàn trong sản xuất, tránh rủi ro, thất thoát.

- Cần chú trọng khâu dựbáo của nhóm A cẩn thận hơn các nhóm khác.

 Kỹthuật phân tích ABC giúp trìnhđộ của nhân viên giữ kho được nâng cao do họ thường xuyên thực hiện các chu kỳkiểm tra, kiểm soát từng nhóm hàng.

 Tóm lại, kỹ thuật phân tích ABC sẽ mang lại kết quả tốt hơn trong dự báo, kiểm soát, đảm bảo tính khảthi của nguồn cungứng, tối ưu hoá lượng dựtrữ.

1.2. Quản trịhàng tồn kho trong doanh nghiệp 1.2.1. Tổng quan vềDoanh nghiệp

Theo Luật Doanh Nghiệp 2004, Doanh Nghiệp là tổchức có tên riêng, có tài sản, có trụsởgiao dịch, được đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Doanh Nghiệp Việt Nam là Doanh Nghiệp được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo pháp luật việt Nam và có trụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

sở chính tại Việt Nam.
(23)

1.2.2. Quản lý hàng tồn kho trong Doanh nghiệp

Quản trị hàng tồn kho là quản lý nhằm đảm bảo mức tồn kho tối ưu về nguồn lực đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và giảm tối đa chi phí tồn kho cho doanh nghiệp.

Quản trị tồn kho là công việc phức tạp là luôn có hai mặt trái ngược nhau. Một mặt doanh nghiệp cần tăng lượng tồn kho để đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, không bị gián đoạn và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, lượng tồn kho tăng kéo theo các chi phí liên quan đến tồn kho như chi phí lưu kho, quản lí... cũng tăng theo. Vì vậy, các doanh nghiệp tìm cách xác định điểm cân bằng mức độ đầu tư cho lượng tồn kho và lợi ích thu được từ việc thỏa mãn nhu cầu sản xuất và nhu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất.

Đểquản lý hệthống tồn kho hiệu quả, cần giảm thiểu chi phí thông qua lựa chọn phương pháp kiểm soát tồn kho và tính toán các thông số hệ thống tồn kho như quy mô đặt hàng tối ưu, quy mô lô sản xuất tồi ưu...

Tất cảcác doanh nghiệp luôn giữmột mức tồn kho với các mục đích sau đây

 Duy trì sự độc lập trong điều hành

 Đáp ứng sựbiến thiên vềnhu cầu sản phẩm

 Chủ động trong sản xuất kinh doanh

 Chủ động nguồn nguyên liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh

 Tận dụng yếu tốkinh tế khi đặt hàng số lượng lớn, yếu tốgiá ...

(Nguồn: Giáo trình Quản trị điều hành - Chủ biên TS. Bùi Văn Danh, ThS.

Nguyễn ThịNgọc Hoa - TS. Nguyễn Thành Long) Chức năng của Tồn kho trong Doanh Nghiệp

 Đảm bảo cho hàng hóa có đủsố lượng và cơ cấu , không làm cho quá trình bán ra bịgián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh bị ứ đọng hàng hóa.

 Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mức giá trị và giá trị sử dụng, góp phần làm giảm hư hỏng, mất mát hàng hóa gây tổn thất vềtài sản cho Doanh nghiệp.

 Đảm bảo cho chất lượng vốn của Doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm giảm chi phí bảo

quản hàng hóa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Sựcần thiết của công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp

Quản lý hàng tồn kho - một bộ phận của tài sản lưu động - có ý nghĩa kinh tế quan trọng do hàng tồn kho là một trong những hàng lưu động nói riêng và tài sản nói chung có giá trị lớn của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng hợp lí các tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoàn thành những nhiệm vụ, mực tiêu chung đặt ra cho doanh nghiệp. Việc quản lí tài sản lưu động thiêu hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. .

Tồn kho cungứng: tồn kho này cho phép một mức độ độc lập nào đó đối với nhà cung cấp và cho phép đảm bảo cân bằng giữa chi phí vận chuyển và chi phí mua hàng.

Đối với những vật liệu không mang hiệu quả kinh tế cao, nên được tồn trữ. Đối với những vật liệu mang hiệu quả kinh tế cao, có thể lựa chọn giải pháp”khi có nhu cầu mới mua”, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc cân bằng giữa nhu cầu khách hàng và thời gian giao hàng của bộphận cungứng sản phẩm.

Tồn kho thành phẩm: là nhiệm vụ của những công ty chuyên bán hàng được tồn kho. Đối với những công ty khác, tồn kho loại này cho phép thích ứng với những sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Nhu cầu này thường xuyên biến động. Để có thể đáp ứng được những nhu cầu đặt ra có thểáp dụng những cách sau:

 Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngay khi được yêu cầu bằng cách trang thiết bị và nguồn nhân công dễ dàng huy động (nguồn nhân công tạm thời)

 Có thể sản xuất ngay sau đơn hàng, đồng nghĩa với lượng hàng tồn kho cũng phải có sẵn

 Tồn kho bán thành phẩm. Do ba nguyên nhân chính:

 Sản xuất theo lô hàng, cần có khoảng thời gian chuyển đổi từ dây chuyền sản xuất ngày sang loại sản phẩm khác.

 Cần cân bằng nhịp động hoạt động giữa các máy

 Dựphòng trường hợp máy sơ suất hư và phế phẩm.

 Tồn kho dụng cụvà linh kiện: kho dụng cụ được dùng trong các hoạt động của xí nghiệp - nhà máy (thiết bị dụng cụ chế tạo máy, dụng cụ khuôn trong kĩ thuật chế

tạo sản phẩm).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

 Thông thường các doanh nghiệp sản xuất phải dựtrữmột lượng hàng tồn kho phù hợp với từng giai đoạn khác nhau trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguồn nguyên liệu thô cho đến khi sản phẩm được hoàn tất. Trong khi đó, các doanh nghiệp thương mại như nhà phân phối sỉ - lẻ chỉ cần dự trữhàng tồn kho dưới một dạng duy nhất đó là sản phẩm hoàn chỉnh chờ tiêu thụ. Tuy nhiên, mức độ đầu tư vào lượng hàng tồn kho của các nhà sản xuất có xu hướng phụthuộc vào khả năng phân phối của các doanh nghiệp thương mại. Ngay cả đối với các nhà phân phối, mức độ đầu tư cho lượng hàng tồn kho cũng có nhiều sựkhác biệt. Do đó, đểcân bằng giữhay hai yếu tố:

rủi ro và chi phí trong việc dựtrữhàng tồn kho đóng một vai trò rất quan tọng đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

 Dự trữ ít hay nhiều hay không có hàng dự trữ cũng đều gây ra những rủi ra nhất định và không thể đoán trước cho doanh nghiệp. Mất đi sự tín nhiệm của khách hàng, làm chậm kếhoạch sản xuất... là những nguyên nhân chính khiến sựdựtrữhàng tồn kho là một việc hết sức cần thiết.

Do đó, doanh nghiệp cần tìm cách xác định mức độ cân bằng giữa mức đầu tư cho hàng tồn kho và lợi ích do thỏa mãn nhu cầu sản xuất với việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong điều kiện tối thiểu hóa chi phí phát sinh.

1.2.3. Các chi phí phát sinh trong công tác qun lí hàng tn kho 1.2.3.1.Chi phí đặt hàng

Là toàn bộ các chi phí liên quan đến thiết lập các đơn hàng, bao gồm các chi phí tìm kiếm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng, thông báo qua lại)

1.2.3.2. Chi phí trong quản trịhàng tồn kho

Chi phí lưu kho:Là những chi phí phát sinh trong việc thực hiện hoạt động tồn kho. Những chi phí này bao gồm:

 Chi phí vềnhà cửa và kho hàng

 Tiền thuê hoặc khấu hao nhà cửa

 Chi phí bảo hiểm nhà kho, kho hàng

 Chi phí thuê nhà đất

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chi phí sửdụng thiết bị, phương tiện
(26)

 Tiền thuê hoặc khấu hao dụng cụ, thiết bị

 Chi phínăng lượng

 Chi phí vận hành thiết bị

 Chi phí vềnhân lực cho hoạt động quản lí

 Phí tồn cho việc đầu từvào hàng tồn kho

 Thuế đánhvào hàng tồn kho

 Chi phí vay vốn

 Chi phí bảo hiểm hàng tồn kho

 Thiệt hại tồn kho do mất, hư hỏng hoặc không sửdụng được

Chi phí mua hàng: là chi phí được tính từkhối lượng hàng hóa của đơn hàng và giá mua một đơn vị hàng hóa. Thông thường, chi phí mua hàng khôngảnh hưởng đến nhiều việc lựa chọn mô hình tồn kho, ngoại trừmô hình khấu trừtheo số lượng.

Chi phí thiệt hại khi không có hàng tồn kho (hết hàng tồn)

 Chi phí thiệt hại do hàng tồn hết có thểxảy ra bất cứkhi nào doanh nghiệp không có khả năng giao hàng do nhu cầu hàng lớn hơn số lượng hàng có hiện tại trong kho.

 Khi nguyên vật liệu hết, chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất

 Khi tổng kho sản phẩm dở dang hết, kếhoạch sản xuất sẽbị thay đổi dẫn đến sản xuất bị trì trệ.

 Khi tồn kho thành phẩm hết, lợi nhuận giảm trong ngắn hạn nếu khách hàng quyết định mua sản phẩm từ đối thủ cạnh tranh và có thể mất luôn khách hàng đó trong tương lai.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hường đến hàng tồn kho

Mức tồn kho dựtrữcủa doanh nghiệp phụthuộc vào một sốyếu tố cơ bản sau:

 Quy mô sản xuất và nhu cầu dựtrữ nguyên liệu cho sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu dữtrữ thường bao gồm: dựtrữ thường xuyên, dữtrữbảo hiểm, dựtrữthời vụ.

 Khả năng sẵn sàng cungứng của thị trường.

 Thời gian vận chuyển hàng hóa từnhà cung cấp đến doanh nghiệp.

 Xu hướng biến động giá cảhàng hóa

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khả năng xâm nhập và mởrộng thị trường tiêu thụ
(27)

 Chương trình khuyến mãi - tặng kèm chủa nhà cung cấp 1.2.5. Ni dung qun trhàng tn kho

1.2.5.1. Các tiêu chí trong quản trịhàng tồn kho

Quản trị hàng tồn kho là việc kiểm soát các hoạt động như lập kếhoạch sửdụng, thu mua, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển và phân phối hàng hóa tồn kho đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Quản trịhàng tồn kho gồm công việc đưa ra kế hoạch, tổ chức, quản lý các khâu vào nguyên liệu, hàng hóa nhập vào - xuất ra khỏi doanh nghiệp. Một nhà quản trị hàng tồn kho cần trảlời 2 câu hỏi:

Lượng hàng đặt là bao nhiêu đểchi phí tồn kho là bé nhất?

Vào thời điểm nào thì có thểbắt đầu đặt hàng đểkhông bịthiếu hụt hàng đồng thời không bịdựtrữqua nhiều?

Quản trịhàng tồn kho là công tác quản trịnhằm

 Đảm bảo chohàng hóa có đểsố lượng đểkhông làm cho quá trình bán hàng bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kình doanh và tránh bị ứ đọng hàng hóa

 Đảm bảo giữgìn hàng hóa vềmặt giá trị hàng hóa và giá trịsửdụng, làm giảm hư hỏng xảy ra, mất mát gầy tổn hại vềtài sản cho doanh nghiệp

 Đảm bảo cho lượng vốn doanh nghiệp tồn tại dưới dạng hình thái vật chất ở mức độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm giảm chi phí bảo quản hàng hóa.

a. Quản lí hàng tồn kho vềmặt hiện vật

- Đảm bảo cho kho hàng phù hợp với công tác bảo quản, bảo vệhàng hóa

- Xác định phương pháp, phương tiện sắp xếp hàng hóa trong kho một cách hợp lí, khoa học.

- Thực hiện chế độtheo dõi trong kho vềmặt hiện vật b. Quản trị hàng tồn kho vềmặt giá trị và hiệu quảkinh tế

Kiểm soát được nguồn vốn hàng hóa tồn tại dưới hình thái hiện vật, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác tài sản của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn hàng hóa. Từ đó, quản trị đưa ra cơ sở giá bán hợp lí và tính toán khoản lợi nhuận thu vềdo

bán hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

c. Quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại

Hình 1.2 Dòng luân chuyển của hàng hóa - vật chất (Dựa trên các nguồn Internet rồi tựvẽlại)

Hàng tồn kho trong các doanh nghiệp thương mại có giá trị lớn trong doanh nghiệp nên nó có một ý nghĩa kinh tếvô cùng quan trọng.

Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho xuất hiện ở mọi công đoạn, từ sản xuất chế tạo đến khi trở thành sản phẩm trong các kênh phân phối. Được thể hiện dưới các kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm và kho bán thành phẩm. Vì vậy, nội dung của quản lý hàng tồn kho cũng liên quan đến dòng dịch chuyển vật chất trong hệthống sản xuất - kinh doanh.

1.2.5.2. Chu trình hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại a. Mua hàng

Mỗi khi có nhu cầu mua hàng thì các bộphận có liên quan sẽsoạn phiếu đềnghị mua hàng gởi cho bộphận mua hàng. Sau khi được phê chuẩn, bộphận này sẽlập đơn đật hàng và gởi cho nhà cung cấp. Các chứng từcần thiết là:

 Phiếu đề nghị mua hàng: phiếu yêu cầu cung ứng về hàng hóa của bộphận có trách nhiệm. Phiếu này có thể lập khi có nhu cầu đột xuất hay thường xuyên - sẽ do thủkho lập khi mà lượng tồn kho đã giảm xuống bằng một mức đãđượcấn định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

 Đơn đặt hàng: Căn cứvào phiếu đề nghị mua hàng , bộphận mua hàng sẽphê chuẩn hành vi và số lượng mua, từ đó lập đơn đặt hàngđể gửi cho nhà cung cấp.

b. Nhận hàng

Bộphận nhận hàng cần phải kiểm tra vềmẫu mã, số lượng, thời gian và các điều kiện khác. Bộ phận này sẽ lập báo cáo nhận hàng, và kiểm tra hàng hóa. Báo cáo này phải nêu rõ số lượng hàng, loại hàng, ngày nhận và xác sựkiện liên quan khác.

c. Tồn trữhàng

Từ khi nhận về, chúng được tồn trữ tại kho cho đến khi được xuất ra bán. Cần chú ý xác lập quy trình bảo quản, tồn trữ đểhàng hóa giảm hao hụt.

d. Tiêu thụ

Khâu cuối cùng của một hàng hóa là tiêu thụ. Quá trình traođổi đểthực hiện giá trịhàng hóa, chuyển vốn của doanh nghiệp từhình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ.

Trong quá trình tiêu thụ, người kếtoán phải theo dõi hàng hóa xuất bán và thanh toán với người mua, tính chính xác các khoản giảm từ.

1.2.6. Các mô hình quản lý hàng tồn kho

a. Mô hình số lượng đặt hàng kinh tếnhất (mô hình EOQ)

Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, dùng để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp. Khi sử dụng mô hình EOQ cần tuân theo các giả định:

- Nhu cầu trong một năm ổn định, có thểdự đoán trước

- Thời gian chờ hàng không thay đổi, phải được xác định trước - Sựthiếu hụt dựtrữkhông xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện - Toàn bộsố hàng đặt mua được doanh nghiệp tiếp nhận cùng một lúc - Doanh nghiệp không thực hiện chiết khấu thương mại

Mục tiêu mô hình EOQ là tối thiểu chi phí đợt hàng và chi phí bảo quản, nhằm tối thiếu hóa chi phí phải trả. Mối quan hệ được thểhiện qua hình sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Hình 1.3 Mô hình EOQ

Từ hình trên ta thấy: chi phí tồn kho tỉ lệ thuận với mức đặt hàng, chi phí đặt hàng tỉlệnghịch với mức đặt hàng. Tổng chi phí được tính theo công thức

Tổng chi phí

(TC)

= Chi phí đặt hàng + Chi phí tồn kho

TC =

(CP đặt 1 đơn hàng Số đặt hàng)

+

(CP tồn kho đơn vị Mức tồn kho bình quân)

TC = D/Q P + H Q/2

Sốlần đặt hàng trong năm = Nhu cầu hằng năm/Sản lượng của 1 đơn hàng Trong đó:

D: nhu cầu vềhàng dựtrữtrong một giai đoạn nhất định(thường là 1năm) Q: lượng hàng trong một đơn đặt hàng

P: chi phí đặt một đơn hàng

H: chi phí lưu kho một đơn vị dự trữ trong giai đoạn tương ứng với giai đoạn xác định D. H được thể hiện bằng công thức: H = C V, C là chi phí quản lí 1 đơn hàng lưu kho (tỷtrọng so với giá trị hàng dự trữ) và V là giá trị trung bình của 1 đơn vịhàng hóa dựtrữ.

Ta có lượng đặt hàng tối ưu (Q*) khi tổng chi phí nhỏ nhất. Điều này xảy ra khi và chỉkhid(TC)/d(Q)=0, tương đương với:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

H

Q  2 DS =

Q* = EOQ

là mức đặt hàng tại đó chi phí đặt hàng bằng chi phí tồn kho.

Theo giả định của mô hình EOQ, khi số lượng hàng trong kho giảm xuống 0 thì doanh nghiệp mới tiến hành đặt hàn và nhận được ngay lập tức. Tuy nhiên, trong thực tế, nhà quản trịcần xác định một thời điểm đặt hàng phù hợp sao cho hàng mới mua về thì hàng tồn kho vừa hết.

Ta có:

ROP = d x L = (D/ Sốngày sản xuất trong năm) x L Trong đó:

ROP: điểm đặt hàng được xác định lại t: thời điểm đặt hàng

d: nhu cầu tiêu dùng hằng ngày vềhành dựtrữ D: nhu cầu tiêu dùng trong năm vềhàng dựtrữ L: thời gian từ khi đặthàng đến khi nhận được hàng

Lượng dự trữ an toàn: là mức tồn kho được dự trữ ở mọi thời điểm ngay cả khi tồn kho đã được xác định theo mô hình EOQ. Được sử dụng như một tấm lá chắn chống lại sự tăng lên bất thường của nhu cầu hay thời gian mua hàng, hoặc tình trạng không sẵn sàng cung cấp từcác nhà cungứng.

b. Mô hình dựtrữthiếu (BOQ - Back Order Quantity Model)

Trong mô hình EOQ, ta giả thiết không có dự trữ thiếu hụt trong toàn bộ quá trình dự trữ. Trong thực tế, có nhiều trường hợp, trong đó doanh nghiệp có ý định trước vềsựthiếu hụt vì nếu duy trì thêm một đơn vịdựtrữthì chi phí thiệt hại còn lớn hơn giá trị thu được. Theo quan điểm hiệu quả, cách tốt nhất trong trường hợp này la doanh nghiệp không nên dựtrữthêm hàng

Mô hình được xây dựng trên cơ sở giả định răng tình trạng dự trữ thiếu hụt có chủ định trước và do đó ta xác định được chi phí thiếu hụt do việc đểlại một đơn vị dự trữtại nơi cung ứng hằng năm.

Nếu kí hiệu:

B: chi phí cho một đơn vị hàng đểtại nơi cung ứng hằng năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

b: lượng hàng còn lại sau khi đã trừ đi lượng hàng thiếu hụt có chủ định Q*: lượng đặt hàng tối ưu

b*: lượng đặt hàng tối ưu còn lại sau khi đã trừ đi lượng hàng thiếu hụt có chủ định

Ta có mô hình dựtrữthiếu sau:

Hình 1.4 Mô hình BOQ Trong đó:

Q* = ; b =

Q*=b*= Q*Q* = Q*= Q*

Tổng chi phí tồn kho được xác định theo công thức:

TC= CP đặt hàng + CP tồn kho công ty + CP đểhàng lại kho nơi cung ứng c. Mô hình khấu trừtheo sốlượng (QDM - Quantity Discount Model)

Để tăng doanh sốbán hàng, nhiều công ty thường đưa ra chính sách giảm giá khi số lượng mua tăng lên cao. Chính sách bán hàng như vậy được gọi là bán hàng khấu trừ theo lượng mua.

Nếu khách mua với số lượng lớn sẽ được hưởng giá thấp. Do đó, lượng dự trữ tăng lên, kéo theo chi phí lưu kho tăng. Tuy nhiên, lượng đặt hàng tăng đồng nghĩa với chi phí đặt hàng giảm đi. Mục tiệu đặt ra là chọn mức đặt hàng sao cho tổng chi phí cho quản lí hàng tồn kho hàng năm nhỏ nhất. Trường hợp này ta áp dụng mô hình khấu trừ

Trường Đại học Kinh tế Huế

theo số lương QDM.
(33)

Tổng chi phí cho hàng tồn kho được tính như sau:

TC = Vr D + P + H

Trong đó:

Vr D là chi phí mua hàng

Để xác định lượng hàng tối ưu trongmột đơn hàng, ta tiến hành bốn bước:

Bước 1:Xác định lượng đặt hàng tối ưu Q* ở từng mức giá theo công thức:

=

C : tý trọng chi phílưu kho tính theo giá mua : Giá mua một đơn vị hàng mức I

i : các mức giá Trong đó:

I: tỷ lệ % chiphì tồn kho tính theo giá mua một đơn hàng P: giá mua 1 đơn vị hàng

Bước 2: Xác định lượng đặt hàng điều chỉnh theo Q* theo mỗi mức khấu trừ khác nhau.Ở mỗi mức khấu trừ, nếu lượng đặt hàng đã tính ở bước 1 thấp không đủ điều kiện để hưởng mức giá khấu trừ, ta điều chỉnh lượng đặt hàng lên đến mức tối thiểu để hưởng giá khấu trừ. Ngược lại, nếu lượng đặt hàng cao hơn thì điều chỉnh xuống bằng mức tối đa.

Bước 3: Sử dụng công thức tính tổng chi phí về hàng dự trữ nêu trên đểtổngchi phí cho các lượng đặt hàng đã xác định ở bước 2.

Bước 4:Chọn Q** có tổng chi phí về lượng hàng thấp nhất đã xácđịnh ở bước 3.

Đó chính là lượng đặt hàng tối ưu của đơn hàng.

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảquản lí hàng tồn kho trong doanh nghiệp 1.3.1. Chỉtiêu hệsốvòng quay hàng tồn kho

Để đánh giá tốc độluân chuyển hàng tồn kho, người ta sử dụng hệsố vòng quay hàng tồn kho

Hệsốvòng quay tồn kho = Giá vốn hàng bán / Tồn kho trung bình

Hệ số này cần so sánh qua hằng năm để đánh giá chính xác năng lực quản trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ sốnhò nhỏthì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp.

Tùy theo ngành nghề kinh doanh mà đánh giá mức tồn kho thấp là xấu hay tốt.

Hệ số quay vòng càng cao cho thấy tốc độbán hàng của doanh nghiệp nhanh và hàng không bị ứ dọng quá nhiều. Đồng nghĩa, doanh nghiệp sẽít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng là một dấu hiệu không tốt, vì như thế nghĩa là hàng dự trữ không nhiều, khó đáp ứng kịp thời nếu như có biến động trên thị trường.

1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho

Tỷlệgiá trị tài sản tồn kho = (Giá trị HTK/Tổng giá trịtài sản)*100

Trong các chỉ tiêu TSLĐ thì hàng tồn kho là chỉ tiêu có khả năng thanh khoảng thấp nhất. Nếu chỉ tiêu này quá lớn, doanh nghiệp khó có thể thu hồi vốn nhanh.

Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ, lượng hàng tồn kho có khả năng không đáp ứng đủnhu cầu khách hàng.

1.4. Rủi ro trong quản trịhàng tồn kho 1.4.1. Sự gián đoạn ngun cungng

Đây là một trong những rủi ro thường gặp nếu công tác quản trị hàng tồn kho không tốt. Tuy nhiên, sự gián đoạn nguồn cung ứng có thể xảy ra khi hoạt động mua hàng của doanh nghiệp không được thực hiện.

Để đối phó với rủi ro này các doanh nghiệp thường đặt trước hàng. Dự trữ một lượng hàng lớn khá tốn kém nhưng cần thiết. Do vậy, nhiều công ty xác định lượng hàng tồn kho thấp nhất với việc quản trị có hiệu quả.

1.4.2. Sựbiến đổi vềchất lượng hàng hóa

Quá trình lưu kho sản phẩm hàng hóa đòi hỏi phải đảm bảo tốt. Chất lượng là yếu tốquan trọng ảnh hưởng trực tiêp tới việc tiêu thụhàng hóa. Nguyên nhân gây ra sự biến đổi về chất lượng sản phẩm như: khí hậu, các phương pháp và điều kiện kĩ thuật bảo quản, sựbất cẩn củangười vận chuyển hàng hóa trong kho...

1.4.3. Khả năng tiêu thụhàng hóa ca doanh nghip

Nếu khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường lớn tức là doanh nghiệp có nhu cầu cao hơn trong việc tiêu thụsản phẩm, cần dựbáo chính xác nhu cầu sửdụng hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

hóa trong kì. Còn ngược lại, nếu khả năng xảy ra thấp thì cần phải định mức tồn kho hợp lí, tránh tình trạng đểhàngứ đọng lâu ngày.

1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước 1.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Về những rủi ro khi công tác quản trị hàng tồn kho không tốt, tác giả Shim, Siegel (2007) có viết trong cuốn sách “Governing Business Systems: Theories and Challenges for Systems Thinking in Practice”, các mặt hàng tồn kho khác nhau khác nhau vềlợi nhuận cũng như lượng không gian mà chúng chiếm. Mức tồn kho cao hơn dẫn đến tăng chi phí lưu trữ, bảo hiểm, hư hỏng và lãi cho các khoản vay cần thiết để tài trợcho việc mua hàng tồn kho.

Và vềlợi ích của việc dự trữ hàng tồn kho, tác giả Shim, Siegel (2008) cũng đã nêu ra trong “Financial Management”,khi quản lý hàng tồn kho thành công giảm thiểu hàng tồn kho, giảm chi phí và cải thiện lợi nhuận, các nhà quản lý nên đánh giá mức độ phù hợp của mức tồn kho, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm bán hàng, thanh khoản, tài trợ hàng tồn kho, sản xuất, độtin cậy của nhà cung cấp, chậm trễtrong việc nhận đơn đặt hàng mới và thời vụ . Sự gia tăng hàng tồn kho làm giảm khả năng mất doanh thu từhàng tồn kho và sựchậm lại sản xuất gây ra bởi hàng tồn kho không đủ.

Mức tồn kho cũng bị ảnh hưởng bởi lãi suất ngắn hạn. Khi lãi suất ngắn hạn tăng, mức độgiữhàng tồn kho tối ưu sẽgiảm.

1.5.2. Các nghiên cứu trong nước

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Nguyễn Hồ Diệu Uyên: “ Quản trị hàng tồn kho tại Công ty cố phần Cao su Đà Nẵng”(2014). Qua việc đánh giá các chỉ tiêu hàng tồn kho, dựbáo nhu cầu cũng như như rủi ro tiềmẩn, tác giả đã kết luận rằng hàng tồn kho là một yếu tố không thể thiếu đặc biệt đói với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất.

Tầm quan trọng của hàng tồn kho cũng được khắc đậm trong khóa luận tốt nghiệp: “ Thực trạng và Giải pháp quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổphần Việt Nam Pharusa” của tác giả Nguyễn Thị Kim Cúc (2015). Thông qua việc tính toán các sản lượng cần đặt hàng tồn kho, thời điểm đặt hàng thích hợp, tác giả đã cho thấy, việc dự trữhàng tồn kho là tốt nhưng việc đặt bao nhiêu là đủ và đặt bao lâu là hàng vừa kịp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

đáp ứng nhu cầu cho khách nhưng không đểtồn đọng quá lâu cũng là một bài toán cần lời giải đáp cho các nhà quản trị.

1.6.Cơ sởthực tiễn

1.6.1. Sựthành công của công ty IKEA

Mỗi cửa hàng IKEA đóng luôn vai trò của một kho hàng. Khách hàng khi mua sắm tại IKEA có thể dễ dàng với lấy các sản phẩm trên giá cao bằng tầm tay người lớn. Nhưng ởtrên nữa là những sản phẩm tồn kho đang được lưu trữ cao đến 5-6 tầng.

Các sản phẩm tồn kho IKEA trên cao sẽ được đem xuống và sắp xếp tại khu vực mua sắm vào mỗi tối (xe nâng và xe đẩy không được sử dụng trong giờ mở cửa để tránh rủi ro cho khách hàng).

Ngoài ra thì IKEA còn dùng khoản 1/3 diện tích mặt sàn để chứa những sản phẩm cần được hỗ trợ vận chuyển bởi nhân viên IKEA. Nhưng để tiết kiệm chi phí nhân công, IKEA luôn cố giữ số lượng sản phẩm ở khu vực nàyở mứ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, dưới áp lực ngày càng tăng của cạnh tranh nên các doanh nghiệp sử dụng mạng lưới bán hàng thực hiện các chức năng khác nhau

Dù doanh nghiệp có sản xuất ra sản phẩm với chi phí rẻ, chất lượng tốt mà hoạt động của hệ thống bán hàng yếu kém, làm cho hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp không

Để thực hiện các quy trình liên quan đến giao nhận và sản xuất sản phẩm hàng hóa đòi hỏi phải tổ chức hợp đồng ký kết lao động trực tiếp ở các kho hàng và tổ

Đây là khâu đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị của doanh nghiệp, thông qua hoạt động nghiên cứu này mà doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, mong muốn

Phụ trách kho có nhiệm vụ: Đánh giá hiện trạng kho, đề xuất việc sắp xếp hệ thống kho; Giám sát công việc liên quan đến xuất nhập tồn để đảm bảo số

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, tối đa hóa lợi nhuận,…Để đạt được mục tiêu này công ty không thể không chú trọng

1.2.4.2 Kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Do đặc điểm của phƣơng pháp kiểm kê định kỳ là không theo dõi quá trình xuất dùng vật tƣ hàng hóa theo các đối

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG --- HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH TÂN VIỆT CƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY