• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiết 51: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI I - MỤC TIÊU

C, Củng cố - Dặn dò (3’)

- Hỏi: Muốn tính vận tốc của một chuyển động ta là như thế nào?

- Hãy nêu cách viết đơn vị của một vận tốc.

- GV nhận xét tiết học, - Dặn dò HS.

Vận tốc chạy của người đó là:

400 : 80 = 5 (m/ giây) Đáp số: 5 m/

giây

- Vì quãng đường đi được tính theo mét, thời gian bay hết quãng đường đó tính theo đơn giây nên vận tốc thường tính theo đơn vị m/giây

- Muốn tìm vận tốc của một chuyển động ta lấy quãng đ-ường đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.

- Đơn vị của một vận tốc bằng tên đơn vị của quãng đường trên tên đơn vị của thời gian.

___________________________________________

Luyện từ và câu

Tiết 52: LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU I - MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Giúp HS:

- Hiểu được các từ ngữ chỉ nhân cật Phù Đổng Thiên Vương và những từ ngữ để thay thế trong BT1.

- Thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu BT2.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS đọc được một số câu văn do GV yêu cầu.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC . - Bảng phụ

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1, Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu với từ thuộc chủ điểm truyền thống.

- Gọi HS dưới lớp trả lời miệng bài 2, bài 3 trang 82.

- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng

- Nhận xét, đánh giá

- 2 HS lên bảng đặt câu.

- 2 HS đứng tại chỗ làm miệng.

- Nhận xét bạn làm bài đúng/

sai, nếu sai thì sửa laih cho đúng.

2, Dạy - học bài mới.(32’) 2.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2, Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1. SGK(86): Trong đoạn văn người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)? Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế như vậy có tác dụng gì?

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nêu các từ tìm được trong đoạn văn.

- Hỏi: Việc dùng các từ ngữ khác thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Kết luận: Liên kết câu bằng cách dùng đại từ thay thế có tác dụng tránh lặp và rút gọn văn bản. Ở đoạn văn trên tác giả đã dùng nhiều từ cùng chỉ về một đối tượng có tác dụng tránh lặp và cung cấp thêm thông tin để người đọc biết rõ đối tượng.

Bài tập 2: SGK(87): Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn sau bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS cách làm bài:

+ Đọc kĩ đoạn văn, gạch chân dưới những từ bị lặp lại.

+Tìm từ thay thế.

+Viết lại đoạn văn đã sử dụng từ thay thế.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 1 Hs đọc thành tiếng trước lớp.

- HS tự làm bài.

- 1 HS phát biểu, HS khác bổ sung để đi đến thống nhất ý kiến:

Các từ dùng để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương:

trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.

- Việc dùng từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý mà đảm bảo sự liên kết.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS làm bài vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét bài làm của bạn

HS đọc thầm đoạn văn trong bài 1 theo khả năng

trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

đúg/sai, néu sai thì sửa lại cho đúng.

- Chữa bài. HS đọc đoạn 1

theo yêu cầu của GV Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên ( Thanh Hoá ).

Người thiếu nữ họ Triệu xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Nàng bắn cung rất giỏi, thường theo các phường săn đi săn thú. Có lần, nàng đã bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng.

Hằng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị quan quân nhà Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù nhà, đề nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. Năm 248, người con gái vùng núi Quan Viên cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của bà sáng mãi với non sông, đất nước.

Bài tập 3: SGK(87): Giảm tải C, Củng cố - Dặn dò(3’)

? Liên kết câu bằng các đại từ thay thế có tác dụng gì?

- Nhận xét tiết học

- Tác dụng tránh lặp từ và rút ngắn văn bản.

- Lắng nghe

____________________________________________

Tập làm văn

Tiết 52: TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT I – MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Giúp HS:

- Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS biết viết lại câu văn GV đã sửa giúp.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Bảng phụ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1, Kiểm tra bài cũ

-Nhận xét màn kịch Giữ nghiêm phép nước của 3 HS.

- Nhận xét ý thức học bài của HS

- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.

2, Dạy - học bài mới

2.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2. Nhận xét chung bài làm của HS.

- Gọi HS đọc lại đề bài.

- Nhận xét chung

* Uu điểm

+ HS hiểu đề bài, viết đúng yêu cầu của đề bài.

+ Bố cục của bài văn hợp lí có đủ 3 phần.

+ Trình tự miêu tả từ bao quát đến từng bộ phận, từ gần đến xa,.

+ Diễn đạt câu, ý có sự liên kết các câu trong một đoạn, cả đoạn trong bài văn.

+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật, có sử dụng nghệ thuật so sánh nhân hóa trong bài làm nổi bật đặc điểm của đồ vật định tả . + Hình thức trình bày bài làm văn: đã trình bày sạch sẽ nhiều bạn có tiến bộ khi trình bày và chữ viết.

- GV đọc một số bài làm tốt:

Linh, Lan Anh, Ngọc Anh...

* Nhược điểm:

+ GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.

*Ví dụ

- Viết còn sai lỗi chính tả: phụ âm l/n: Chiếc nược, cái lơ, lắp hộp,...

- Dấu chấm, dấu phẩy chưa đúng nên câu văn khi đọc trở nên lủng củng: Bên ngoài chiếc cặp. Có những hình con vật, rất ngộ nghĩnh...

- Khi viết bài văn tả còn mang tính chất liệt kê đơn điệu

+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ

- 1 HS đọc thành tiếng - Lắng nghe.

-HS sửa lỗi phổ biến:

+ Chiếc nược – chiếc lược , + cái lơ – cái nơ

+ lắp hộp – nắp hộp

+ Bên ngoài chiếc cặp. Có những hình con vật, rất ngộ nghĩnh. – sửa Bên ngoài chiếc cặp, có những hình con vật rất ngộ nghĩnh.

Lắng nghe

HS viết lại từ chiếc lược

biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện các sửa lỗi.

- Trả bài cho HS

3. Hướng dẫn chữa bài - Gọi HS đọc yêu cầu bài 2 + Yêu cầu chọn đoạn nào để viết lại đoạn văn mình chọn.VD + Đoạn văn còn nhiều lỗi chính tả

+ Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa hay.

+ Mở bài kết bài đơn giản.

- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết lại.

- Nhận xét, khen ngợi HS

- GV đọc đoạn văn hay sưu tầm được.

4. Củng cố - Dặn dò.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS:

- Xem lại bài của mình - 1 HS đọc thành tiếng.

- HS viết bài

- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.

- Lắng nghe

HS viết lại câu văn GV đã sửa

______________________________________________

Địa lí

Tiết 26: CHÂU PHI ( TIẾP THEO )