• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
54
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26 Ngày soạn: 18/3/2021

Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2021

Toán

Tiết 125: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ I - MỤC TIÊU :

1. Mục tiêu chung:

Giúp HS :

- Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

- Vận dụng phép nhân số đo thời gian với một số để giải các bài toán có nội dung thực tế.

2. Mục tiêu của Hà Anh: HS thực hiện được phép tính đơn giản.

II - ĐỒ DUNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1. Kiểm tra bài cũ( 5’)

- GV mời 2 HS lên bảng làm bài 3, 4 giờ trước.

- GV chữa bài, nhận xét và đánh giá.

2. Dạy học bài mới (32’) 2.1. Giới thiệu bài :Trực tiếp 2.2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

a, Ví dụ 1

- GV gọi HS đọc bài toán trên bảng

+ Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết bao lâu ?

+Vậy muốn biết làm 3 sản phẩm như thế hết bao lâu ta phải làm phép gì ?

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm kết quả

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.

- 2 HS đọc trước lớp.

+ Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết 1 giờ 10 phút.

+ Muốn biết làm 3 sản phẩm như thế hết bao lâu ta cần thực hiện phép nhân

1 giờ 10 phút x 3

- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận để tìm cách thực hiện phép nhân, sau đó một số cặp HS trình bày cách làm của mình trước lớp :

HS thảo luận cùng bạn

(2)

- GV nhận xét các cách làm của HS, tuyên dương HS có cách làm đúng, sáng tạo, sau đó giới thiệu cách đặt tính để tính như SGK.

+ Vậy 1 giờ 10 phút nhân 3 bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút ?

- GV yêu cầu HS trình bày bài toán.

? Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào?

- GV mời một số HS nhắc lại.

b, Ví dụ 2

- Gọi HS đọc Ví dụ 2 SGK.

- GV mời 1 HS tóm tắt bài toán.

? Để biết một tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian chúng ta thực hiện phép tính gì ?

- GV yêu cầu HS đặt tính để thực hiện phép tính trên.

+Em có nhận xét gì về kết quả trong phép nhân trên ?

* Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số, nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì ta cần làm gì ?

* Đổi ra số đo có một đơn vị rồi nhân.

* Nhân số giờ riêng, nhân số phút riêng rồi cộng các kết quả lại,...

- HS theo dõi v th c hi nà ự ệ l i theo cách ạ đặt tính

 1 giờ 10 phút 3 3 giờ 30 phút

- 1 giờ 10 phút nhân 3 bằng 3 giờ 30 phút.

- HS trình bày.

- Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó.

- 2 HS đọc to cho cả lớp nghe.

- 1 HS tóm tắt:

1 buổi : 3 giờ 15 phút 5 buổi : ... giờ ... phút ? - Để bi t 1 tu n l H nhế ầ ễ ạ h c trọ ở ường bao nhiêu th iờ gian chúng ta th c hi n phépự ệ tính nhân :

 5 giờ 15 phút 5

15 giờ 75 phút

- 75 phút lớn hơn 60 phút, tức là lớn hơn 1 giờ, có thể đổi thành 1 giờ 15 phút.

- Khi đổi ta có 5 giờ 15 phút nhân 5 bằng 16 giờ 15 phút.

- Khi thực hiện phép nhân với một số, nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì ta cần chuyển sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.

- Một vài HS nêu lại trước

HS nhắc lại

(3)

- GV yêu cầu HS nêu lại chú ý.

3. Luyện tập - thực hành Bài tập 1

- GV cho HS đọc đề bài toán rồi hỏi : Bài tập yêu cầu em làm gì ?

- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.

- GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp, sau đó chữa bài và đánh giá

Bài tập 2

- GV cho HS đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

+Để biết bé Lan ngồi trên đu quay bao lâu chúng ta phải làm như thế nào ?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.

- GV nhận xét và đánh giá.

C. Củng cố dặn dò (3’) - Gọi HS nhắc lại quy tắc.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS

lớp.

- Bài tập yêu cầu thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần.

- HS theo dõi bài chữa của GV, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

- 1 HS đọc trước lớp.

- 1 HS nêu tóm t t:ắ

Quay 1 vòng : 1phút25 giây Quay 3 vòng : ... thời gian ? - Chúng ta thực hiện phép nhân 1 phút 25 giây với 3 - HS cả lớp làm bài vào vở . - Gọi HS đọc bài nhận xét chữa bài

Bài giải

Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:

1 phút 25 giây x 3 = 3 phút 45 giây

Đáp số : 3 phút 45 giây - Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó.

HS làm phần a

HS thực hiện phép tính 1 phút 25 giây x 3

_____________________________________

Tập đọc

Tiết 51: NGHĨA THẦY TRÒ I – MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

- Biết đọc diễn cảm toàn bài, với giọng ca ngợi tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

(4)

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cùng giữ gìn và phát triển truyền thống tốt đẹp đó.

2.Mục tiêu của HSHN: HS đọc được 1 đoạn của bài.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trang 79 - SGK.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1, Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS đọc từng đoạn của bài thơ Cửa sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

?Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

? Nêu nội dung chính của bài?

- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, đánh giá từng HS 2, Dạy - học bài mới

21. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2. Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài

a) Luyện đọc - Gọi HS đọc bài

- GV chia đoạn: 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ sáng sớm ... ơn rất nặng.

+ Đoạn 2: Các môn sinh ... tạ ơn thầy.

+ Đoạn 3: Cụ già ... nghĩa thầy trò.

- Gọi 3 HS đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc - GV cho HS giải nghĩa từ khó.

- 3 HS đọc bài nối tiếp và lần lợt trả lời các câu hỏi

+ Những từ ngữ là : cửa nhưng không then khoá / cũng không khép lại bao giờ.Cách nói đó rất hay, làm cho ta như thấy cửa sông cũng là một cửa nhưng khác với mọi cửa bình thường, không có then cũng không có khoá.

+ Qua hình ảnh của cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.

- Nhận xét.

- 1 Hs đọc, lớp theo dõi.

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài + Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó

HS đọc khổ 1

HS lắng nghe bạn đọc

(5)

? Thế nào là tề tựu?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp

- GV nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu lưu ý giọng đọc toàn bài

b, Tìm hiểu bài -Gọi HS đọc đoạn 1

? Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ?

? Việc làm đó thể hiện điều gì ?

?Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.

? Nêu nội dung chính của đoạn 1

-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2?

? Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình thuở học vỡ lòng như thế nào

?Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó ?

? Nêu nội dung chính của đoạn 2?

-Gọi HS đọc đoạn 3,4

? Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu:

? Em còn biết thêm câu thành ngữ, tục ngữ ca dao… nào có nội dung tương tự ?

+ Tề tựu là tập trung.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- Lắng nghe tìm cách đọc đúng

-1 HS đọc, lớp theo dõi

+HS nhận xét – bổ sung: Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy.

+ Việc làm đó thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.

+ Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. ...học "đồng thanh dạ ran" cùng theo sau thầy.

-Lòng tôn kính của học trò với cụ giáo Chu

- HS đọc thầm đoạn 2

+ Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đó đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng.

-Những chi tiết biểu hiện tình cảm đó: ...kính vái cụ đồ.

Thầy cung kính thưa với cụ :

"Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy"

-Lòng tôn kính cụ đồ của thầy giáo Chu.

-1 HS đọc lớp theo dõi

+ Các câu thành ngữ. tục ngữ : a, Tiên học lễ, hậu học văn.

b, Uống nước nhớ nguồn.

c, Tôn sư trọng đạo.

d, Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

+ Nối tiếp nhau giải thích.

- Không thầy đó mầy làm nên.

+ Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy

thầy.

Luyện đọc theo cặp

HS trả lời

(6)

? Nêu nội dung chính của đoạn 3,4?

? Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết bài văn nói lên điều gì ?

- Ghi nội dung chính lên bảng.

c, Hướng dẫn đọc diễn cảm - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, nhắc HS theo dõi tìm cách đọc phù hợp.

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1” Từ sáng sớm , các môn sinh ....mang ơn rất nặng” . + Đọc mẫu đoạn văn.

? Nêu các từ cần nhấn giọng, ngắt nghỉ?

- Gọi HS đọc thể hiện

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét đánh giá từng HS.

3. Củng cố dặn dò

? Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo của mình?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS.

+ Kính thầy yêu bạn.

-Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc

+ Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi ng- ời cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

-2 HS nhắc lại nội dung chính.

HS cả lớp ghi vào vở.

- 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn, HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu cách đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng, Các HS các bổ sung và thống nhất cách đọc đúng.

- Theo dõi GV đọc mẫu.

- Từ sáng sớm , các môn sinh đã tề tựu /trước sân ....mang ơn rất nặng//”

-1 HS đọc lớp theo dõi.

- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.

- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- VD: em cố gắng học tập thật tốt, chăm chỉ, vâng lời thầy cô,...

- Lắng nghe.

________________________________________________

Chính tả

Tiết 26: LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG I - MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Giúp HS :

- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi bài : Lịch sử ngày quốc tế lao động.

- Tìm được các tên riêng theo yêu cầu BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, tên ngày lễ.

2.Mục tiêu của HSHN: HS chép được bài chính tả vào vở và viết được 1 từ khó do GV yêu cầu.

(7)

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1, Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở các tên riêng chỉ người, địa danh nước ngoài.

- Nhận xét, đánh giá.

2, Dạy học bài mới

2.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2, Hướng dẫn nghe viết chính tả

a, Tìm hiểu nội dung bài - Gọi HS đọc đoạn văn.

- Hỏi : Bài văn nói về điều gì ? b, Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết.

- Y/c HS đọc và viết các từ khó.

- GV nhận xét chốt lại cách viết đúng cho HS

? Khi viết tên người tên địa lí nước ngoài ta viết như thế nào?

C, Viết chính tả

- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận câu cho hs viết

- GV đọc toàn bài cho học sinh soát lỗi.

d, Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu 1 số hs nộp bài - Yêu cầu hs đổi vở soát lỗi cho nhau

- Gọi hs nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa.

- GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài của hs.

- 1 HS đọc, các HS khác viết tên: Sác-lơ, Đác-uyn, A- đam, Pa-xtơ, Nữ Oa, n Độ...

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.

- Trả lời : Bài văn giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1 - 5.

- HS tìm và nêu các từ khó : Ví dụ: Chi-ca-gô, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pit-sbơ-nơ.

- Cả lớp đọc và viết từ khó.

-Khi viết tên người tên địa lí nước ngoài ta viết hoa chữ cái đầu tên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, các tiếng trong mỗi bộ phận được nối với nhau bởi các gạch nối.

- Học sinh nghe và viết bài.

- Học sinh tự soát lỗi bài viết của mình.

- Những hs có tên đem bài lên nộp

- 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.

- Vài hs nêu lỗi sai, cách sửa.

- Hs sửa lỗi sai ra lề vở.

HS lắng nghe

HS viết từ Chi-ca-gô

HS chép bài chính tả vào vở

(8)

3, H/d làm bài tập chính tả Bài tập 2: SGK(81): Tìm các tên riêng trong câu chuyện sau và cho biết những tên riêng đó được viết nhưu thế nào?

- Gọi HS đọc yêu cầu và bài viết Tác giả bài Quốc tế ca.

- Hỏi: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

- Yêu cầu HS tự làm bài theo cặp. Nhắc HS dùng bút chì gạch chân dưới các tên riêng tìm được trong bài và giải thích cách viết hoa tên riêng đó.

- Gọi HS làm vào bảng nhóm dán lên bảng, giải thích cách viết hoa, GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.

- Nhận xét kết luận lời giải đúng.

C, Củng cố dặn dò

? Hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài?

- Nhận xét tiết học

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.

- Khi viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài ta viết hoa chữ cái đầu tên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, nếu tên gồm nhiều bộ phận thì giữa các tiếng trong một bộ phận được nối với nhau bằng dấu gạch ngang.

- 2 HS làm vào bảng nhóm, HS lớp làm việc theo cặp.

- Làm việc theo yêu cầu của GV.

- Đọc bài nhận xét chữa bài + Tên riêng : Ơ – gien Pô – chi – ê, Pi – e Đơ – gây – tê, Pa – ri viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận của tên được ngăn cách bởi dấu gạch ngang

+ Tên riêng: Pháp viết hao chữ cái đầu đây là tên nước ngoài được đọc phiên âm hán việt

- Khi viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài ta viết hoa chữ cái đầu tên của mỗi bộ...

HS đọc thầm bài

“Tác giả bài

Quốc tế

ca”theo khả năng

_______________________________________

Ngày soạn : 18/3/2021

Ngày dạy : Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2021 Toán

Tiết 126: CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ I - MỤC TIÊU

(9)

1.Mục tiêu chung:

Giúp HS :

- Biết thực hiện phép chia số đo thời gian với một số.

- Vận dụng phép chia số đo thời gian cho một số để giải các bài toán có nội dung thực tế.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS thực hiện được một số phép tính đơn giản II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1, Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- GV mời 1 HS lên bảng làm bài 2 giờ trước.

- GV chữa bài, nhận xét và đánh giá

2, Dạy học bài mới ( 32’) 2.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp - Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.

2.2, Hướng dẫn thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.

a, Ví dụ 1

- Gọi HS đọc bài toán VD1.

- GV hỏi :

+ Hải thi đấu 3 ván cờ hết bao lâu ?

+ Muốn biết trung bình mỗi ván cờ Hải thi đấu hết bao nhiêu thời gian ta làm nh thế nào ?

- GV nêu : Đó là hiện phép chia số đo thời gian cho một số. Hãy thảo luận với bạn bên cạnh để thực hiện phép chia này.Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm kết quả - GV nhận xét các cách làm của HS, tuyên dương HS có cách làm đúng, sáng tạo, sau đó giới thiệu cách đặt tính để tính như SGK.

? Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 2 HS đọc trước lớp.

- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời : + Hải thi đấu 3 ván cờ hết 42 phút 30 giây.

+ Ta thực hiện phép chia : 42 phút 30 giây : 3

- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận để tìm cách thực hiện phép nhân, sau đó một số cặp HS trình bày cách làm của mình trước lớp :

* Đổi ra số đo có một đơn vị rồi chia.

* chia số giờ riêng, chia số

HSlắng nghe bạn đọc đề bài

(10)

như thế nào ?

- GV mời một số HS nhắc lại.

b, Ví dụ 2

- Gọi HS đọc bài toán VD 2 SGK

- GV mời 1 HS tóm tắt bài toán.

- GV hỏi: Muốn biết vệ tinh nhân tạo đó quay một vòng quanh trái đất hết bao lâu ta phải làm như thế nào ?

- GV yêu cầu HS đặt tính để thực hiện phép tính trên.

- GV nhận xét câu trả lời của HS và nêu lại cách làm.

- GV hỏi : Khi thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số, nếu phần d khác 0 thì ta làm tiếp như thế nào ?

- GV yêu cầu HS nêu lại chú ý.

3, Luyện tập - thực hành SGK Bài tập 1:

- GV cho HS đọc đề bài toán, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài của HS trên bảng

phút riêng rồi cộng các kết quả lại,...

- HS theo dõi v th c hi nà ự ệ l i theo cách ạ đặt tính :

42 phút30giây 3

42

0 30giây 00

14 ph

t10giây- Khi thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị đo cho số chia.

- 2 HS đọc to cho cả lớp nghe.

- 1 HS tóm t t:ắ

Quay 4 vòng : 7 giờ 40 phút Quay 1 vòng : ... giờ ... phút ?

- HS : Chúng ta phải thực hiện phép chia :

7 giờ 40 phút : 4

- 1 HS lên b ng l m b i, HSả à à c l p l m b i v o gi yả ớ à à à ấ nháp.

7giờ 40 phút 4 3giờ= 180 phút

220phút 20 phút 00

1giờ 55 phút

- Khi thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số, nếu phần d khác 0 thì ta chuyển sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề để gộp vào số đơn vị của hàng ấy và tiếp tục chia, cứ làm như thế cho đến hết.

- Một vài HS nêu lại trước lớp.

- 1 HS đọc trước lớp

- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phép tính. HS cả lớp làm bài

- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của

HS theo dõi các bạn thực hiện

HS thực hiện phép tính 24 phút : 4;

35 giờ : 5

(11)

lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- GV nhận xét chữa bài Bài tập 2:

- GV cho HS đọc đề bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- GV cho HS làm bài theo cặp - GV theo dõi hướng dẫn HS còn lúng túng

- Gọi đại diện các cặp báo cáo - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét và đánh giá.

3. Củng cố dặn dò.(3’) - Gọi HS Nhắc lại quy tắc.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS

nhau.

- Đọc bài, nhận xét chữa bài - 1 HS đọc trước lớp.

- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác bổ sung ý kiến.

Tóm tắt:

Làm 7giờ 30phút đến 12giờ được 3 dụng cụ.

1 dụng cụ :… giờ… phút ? - 1 cặp HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- 2 cặp báo cáo các cặp khác nhận xét bổ sung

- 1 HS đọc bài làm, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

Bài giải

Thời gian người đó làm việc là:

12giờ - 7giờ 30phút = 4 giờ 30phút

Thời gian trung bình để ng- ười thợ làm 1 sản phẩm là :

4 giờ 30phút : 3 = 1giờ 30phút

Đáp số : 1giờ 30 phút - 2 HS nêu: Khi thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị đo cho số chia.

- HS lắng nghe.

HS thực hiện phép tính 12 giờ

-5 giờ

______________________________________

Luyện từ và câu

Tiết 51: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG I - MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Giúp HS :

- Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc.

(12)

- Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền ( trao lại để cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT1, BT2, BT3.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS đọc được 1 số câu văn trong bài II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV : Bảng phụ

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1, Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng lấy ví dụ về cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trang 76.

- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.

- Nhận xét, đánh giá.

2, Dạy học bài mới ( 32’) 2.1. Giới thiệu bài: trực tiếp 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập1: SGK(81) giảm tải Bài tập 2: SGK(82): Dựa vào nghĩa của từ truyền xếp các từ trong ngoặc đơn thành 3 nhóm:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- yêu cầu HS dán bảng nhóm lên bảng. Đọc từng từ trong dòng.

GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét kết luận lời giải đúng.

- 2 HS làm trên bảng lớp.

- 3 HS đứng tại chỗ đọc thuộc lòng.

- Nhận xét bạn trả lời, làm bài đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp: Dựa vào nghĩa của từ truyền xếp các từ trong ngoặc đơn thành 3 nhóm:

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài. 1 nhóm làm vào bảng nhóm.

- Nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- Chữa bài.

HS lăng nghe bạn đọc HS thảo luận cùng bạn

Truyền thống có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)

truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống

Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết

truyền bà, truyền hình, truyền tin, truyền tụng...

Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người

truyền máu, truyền nhiễm...

(13)

Lắng nghe

HS đọc đoạn văn theo khả năng

- Em hiểu nghĩa của từng từ ở bài 2 như thế nào ? Đặt câu với mỗi từ đó.

- Từ và nghĩa của từ.

+ Truyền nghề: trao lại nghề mình biết cho người khác.

+ Truyền ngôi: trao lại ngôi báu mình đang nắm giữ cho con cháu hay người khác.

+ Truyền bá: Phổ biến rộng rãi cho mọi người.

+ Truyền hình: truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh đi xa bằng ra-đi-ô hoặc đường dây.

+ Truyền tụng : truyền miệng cho nhau.

+ Truyền máu : đưa máu vào cơ thể người.

+ Truyền nhiễm : lây

Bài tập 3: SGK(82): Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc:

- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung của bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS làm trên bảng phụ dán lên bảng, đọc các từ mình tìm được. GV cùng HS cả lớp bổ sung, nhận xét.

- Nhận xét kết luận lời giải đúng.

- 7 HS nối tiếp nhau giải thích nghĩa của từ và đặt câu :

+ Ông là người truyền nghề nấu bánh đúc cho cả làng + Vua quyết định truyền ngôi cho Lạc Liêu.

+ Ông đã truyền bá nghề nuôi tôm cho bà con.

+ Hôm nay VTV3 truyền trực tiếp buổi giao lưu văn nghệ "Hát mãi khúc quân hành"

+ Mọi người đang truyền tụng công đức của bà.

+ Bác sĩ đang truyền máu cho bệnh nhân.

+ HIV là một căn bệnh truyền nhiễm.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp: Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc: . - HS làm việc cá nhân. 1 HS làm bài vào bảng nhóm.

- Nhận xét bài làm của bạn đúng/ sai nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- Chữa bài Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ

đến lịch sử và truyền thống dân tộc

các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.

Những từ ngữ chỉ sự vật, gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân

tộc.

nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, vườn cà bên sông Hồng, thanh gơm giữ

(14)

thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.

C, Củng cố dặn dò ( 3’) - GV hệ thống lại nội dung bài - Nhận xét tiết học.

-Dặn HS

- HS lắng nghe.

_______________________________________________

Đạo đức

Tiết 26: EM YÊU HOÀ BÌNH ( TIẾT 1) I – MUC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Giúp HS :

- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.

- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.

- Yêu hoà bình tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường địa phương tổ chức.

- Biết được ý nghĩa của hoà bình

- Biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS được một số điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.

* Các kĩ năng sống đựơc giáo dục trong bài:

- Kĩ năng xác định giá trị.

- Kĩ năng hợp tác với bạn bè . - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng về hoà bình và bảo vệ hoà bình.

*Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống: Bài 7: Nước không được chia: Hiểu được giá trị của hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Niềm hạnh phúc của nhân dân ta khi đát nước thống nhất.

*Giáo dục Quốc phòng & an ninh: Học sinh kể những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phiếu học tập

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1, Kiểm tra bài cũ.( 5’)

(15)

- Nhận xét, đánh giá tình hình học tập của hs trong nửa học kì II

2, Bài mới

2.1. Giới thiệu bài.

? Loài chim nào là biểu tượng của hoà bình.

-Yêu cầu học sinh hát bài “cánh chim hoà bình”.

? Bài hát muốn nói điều gì?

2.2.Hoạt động 1: Tìm hiểu về thông tin trong sgk và tranh ảnh

*MT: Hs biết được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.

*Cách tiến hành.

- Để biết rõ hơn về các hậu quả của chiến tranh, các em đọc các thông tin trang SGK( gọi 1-2 HS đọc).

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

Nội dung thảo luận:

1. Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh?

2. Những hậu quả mà chiến tranh để lại?

-Loài chim bồ câu được lấy làm biểu tượng cho sự hoà bình.

Cả lớp hát.

-HS trả lời (VD: Bài thể hiện niềm ước mơ của bạn nhỏ:

ước mơ cho sự hoà bình và niềm khát khao được cuộc sống trong vùng trời bình yên của trái đất hoà bình).

-HS đọc cả lớp đọc thầm và theo dõi.

- HS về vị trí các nhóm, nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.

+HS khác nhận xét – bổ sung

-1.Cuộc sống của người dân ở vùng chiến tranh sống khổ cực, đặc biệt có những tổn thất lớn mà học sinh phải gánh chịu nhiều: mồ côi cha mẹ, bị thương tích, tàn phế, sống bơ vơ, mất nhà, mất cửa. Nhiều trẻ em ở lứa tuổi thiếu niên phải đi lính, cầm súng giết người.

- 2.Chiến tranh đã để lại hậu quả lớn về người và của cải:

+ Cướp đi nhiều sinh mạng:

VD: Cuộc chiến tranh do đế quốc Mĩ gây ra ở Việt Nam có gần 3 triệu người bị chết;

HS hát cùng các bạn

HS đọc thầm theo khả năng

HS nêu ý kiến

(16)

3. Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc, trẻ em được tới trường theo em chúng ta cần làm gì?

- GV kết luận: Chiến tranh đã gây ra nhiều thương đau, mất mát: Đã có biết bao ngời dân vô tội bị chết, trẻ em bất hạnh, thất học, người dân sông khổ cực, đói nghèo v.v… Chiến tranh là một tội ác. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần cùng nắm tay nhau, cùng bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh để đem lại cuộc sống cho chúng ta ngày càng tơi đẹp hơn.

Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ

*MT: hs biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.

*Các tiến hành.

-GV giới thiệu: Chiến tranh gây ra nhiều tội ác như vậy, mỗi chúng có những suy nghĩ và ý kiến riêng, khác nhau về chiến tranh. Các em hãy bày tỏ ý kiến để các bạn trong lớp cùng biết qua việc làm bài tập 1- SGk/39.

- Cách thực hiện:

+ Phát cho học sinh thẻ quy ước (tán thành giơ màu xanh, không tán thành giơ màu đỏ).

+ GV đọc từng ý kiến, yêu cầu bày tỏ thái độ.

+GV mời HS giải thích lý do:

a, Chiến tranh không mang lại cuộc sống hạnh phúc cho con người.

b, Chỉ trẻ em ở các nước giàu

4,4 người bị tàn tật; 2 triệu ngời bị nhiễm chất độc mầu da cam.

+ Thành phố, làng mạc, đ- ường sá… bị phá huỷ.

- 3. Để thế giới không còn chiến tranh, theo em chúng ta phải.

+ Sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

+ Lên án, phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa…

- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nội dung bài tập trong SGK và thực hiện theo yêu cầu của Gv

+ Tán thành: Vì cuộc sống người dân nghèo khổ, đói kém, trẻ em thất học nhiều…

+ Không tán thành: Vì trẻ

HS nêu ý kiến

HS nhận thẻ

HS giơ thẻ theo hiểu biết của bản thân

(17)

mới có quyền được sống hoà bình.

c, Chỉ có nhà nước và quân đội mới có trách nhiệm bảo vệ hoà bình.

d, Những người tiến bộ sống trên thế giới đều đấu tranh cho hoà bình:

-GV nhận xét và chốt lại kiến thức: trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.

*Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống:

- GV gọi HS đọc câu chuyện:

Nước không được chia.

- GV yêu cầu HS lần lượt làm bài 1,2,3.

- GV nhận xét – kết luận

?Nước ta thống nhất hai miền Bắc – Nam vào năm nào?

?Khi đất nước thống nhất, nhân dân ta sẽ được sống cuộc sống như thế nào?

- GV nhận xét – giáo dục HS biết giá trị của hòa bình và niềm hạnh phúc của nhân dân ta khi đất nước thống nhất.

3. Củng cố, dặn dò.

? Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc, trẻ em được tới trường theo em chúng ta cần làm gì?

*GDQP&AN:

?Em hãy kể những hoạt động, việc làm thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam

em các nước bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, giàu nghèo đều có quyền sống trong hoà bình.

+Không tán thành: Nhân dân các nước đều có quyền bình đẳng bảo vệ hoà bình nước mình và tham gia bảo vệ hoà bình thế giới.

+Tán thành.

- HS đọc câu chuyện

- HS lần lượt làm bài 1,2,3.

- HS khác nhận xét – bổ sung

-Nước ta thống nhất hai miền Bắc – Nam vào năm 1975.

-...cuộc sống tự do, hạnh phúc, vui vẻ...

- Để thế giới không còn chiến tranh, theo em chúng ta phải:

+ Sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

+ Lên án, phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa…

- ...có ý thức học tập rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, sức khỏe để góp phần xây dựng đất nước. Có tinh thần đoàn

Lắng nghe

HS nhắc lại

(18)

kết, hữu nghị, hợp tác, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau cùng nhau phát triển, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, Có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên...

_________________________________________

Lịch sử

Tiết 26: CHIẾN THẮNG " ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG"

I - MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Sau bài học HS nêu đươc:

- Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.

- Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt " Điện Biên Phủ trên không".

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS biết Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình minh học trong SGK.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1, Kiểm tra bài cũ (5’)

– GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và đánh giá HS.

2, Dạy bài mới (32’)

2.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2, Hướng dẫn các hoạt động Hoạt động 1: Âm mưu của đế quốc mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà nội

- GV yêu cầu HS làm việc cá

- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau.

+ Hãy thuật lai cuộc tiến công vào sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân 1968.

+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có tác động thế nào đối với nớc Mĩ?

+ Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

- HS đọc SGK và rút ra câu HS đọc thầm

(19)

nhân đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

+ Nêu những điều em biết về máy bay B52?

+ Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52.

- GV nhận xét chốt lại

Hoạt động 2: Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trình bày diễn biến 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại năm 19972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?

+ Lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ?

+ Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26/12/1972 trên bầu trời Hà

trả lời, sau đó ghi vào phiếu học tập của mình.

+ Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ta tiếp tục giành đợc nhiều thắng lợi trên chiến trường miền Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải thoả thuận sẽ kí kết Hiệp định Pa-ri vào tháng 10/1972 để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

+ Máy bay B52 là loại máy bay ném bom hiện đại nhất thời bấy giờ, có thể bay cao 16 km nên pháo cao xạ không bắn được. Máy bay B52 mang khoảng 100 - 200 quả bom ( gấp 40 lần các loại máy bay khác). Máy bay này còn được gọi là "pháo đài bay".

+ Mĩ ném bom vào Hà Nội tức là ném bom vào trung tâm đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận kí Hiệp định Pa-ri có lợi cho Mĩ.

- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, cùng thảo luận và ghi ý kiến của nhóm và phiếu học tập.

+ Cuộc chiến đấu bắt đầu vào khoảng 20 giờ ngày 18/12/1972 kéo dài 12 ngày đêm đến ngày 30/12/1972.

+ Mĩ dùng máy bay B52, loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất ồ ạt ném bom phá huỷ Hà Nội và các vùng phụ cận, thậm chí chúng ném bom cả vào bệnh viện, khu phố, trường học, bến xe...

+ Ngày 26/12/1972, địch tập trung 105 lần chiếc máy bay

theo khả năng

HS đọc lại phần chú thích

Thảo luận theo nhóm 4

(20)

Nội.

+ Kết quả của cuộc chiến đấu 112 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội.

+ Hình ảnh một góc phố Khâm thiên - Hà Nội bị máy bay Mĩ tàn phá và việc Mĩ ném bom cả vào bệnh viện, trường học, bến xe, khu phố gợi cho em suy nghĩ gì?

- GV kết luận một só ý chính về diễn biến cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại.

Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay mĩ phá hoại

- GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp để tìm hiểu ý nghĩa của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại theo các câu hỏi sau:

+ Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoạt của nhân dân miền Bắc là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?

B52, ném bom trúng hơn 100 địa điểm ở Hà Nội. Phố Khâm Thiên là nơi bị tàn phá nặng nhất, 300 ngời chết, 2000 ngôi nhà bị phá huỷ.

Với tinh thần chiến đấu kiên cờng, ta bắn rơi 18 máy bay trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiều phi công Mĩ.

+ Cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ bị đập tan;

81 máy bay của Mĩ trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi, nhiều chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội. Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ và là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Chiến thắng này được dư luận thế giới gọi là trận "

Điện Biên Phủ trên không"

+ Một số HS nêu ý kiến trớc lớp.

Ví dụ: Giặc Mĩ thật độc ác, để thực hiện dã tâm của mình chúng sẵn sàng giết cả những người dân vô tội.

- HS làm việc theo cặp trao đổi ý kiến, trả lời các câu hỏi để tìm ý nghĩa:

+ Vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta, còn Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận Điện Biên Phủ 1954.

HS nêu một số kết quả đạt được sau trận đánh

Thảo luận theo cặp

(21)

- GV nêu lại ý nghĩa của chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"

3, Củng cố - dặn dò

- GV tổng kết bài: Trong 13 ngày đêm cuối năm 1972, đế quốc Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mu khuất phục nhân dân ta. Song, quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt " Điện Biên Phủ trên không".

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS:

+ Vì sau chiến thắng này Mĩ buộc phải thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Pa- ri bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam giống như Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ sau chiến thắng Điện Biên Phủ.

- Lắng nghe

______________________________________________- Bồi dưỡng Tiếng việt

Tiết 24: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỖI THOẠI I - MỤC TIÊU.

1.Mục tiêu chung:

- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về viết đoạn đối thoại.

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.

- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

2.Mục tiêu của HSHN: HS có thể đáp lại lời đối thoại đơn giản.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh A.Bài mới:

1, Giới thiệu - Ghi đầu bài 2, Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 1: Cho tình huống sau : Em vào hiệu sách để mua sách và một số đồ dùng học tập. Hãy viết

- HS trình bày.

(22)

một đoạn văn hội thoại cho tình huống đó.

* HS năng khiếu phân vai diễn lại đoạn hội thoại

- Gọi HS đọc tình huống - GV cho HS đọc kĩ đề bài.

? Tình huống trên có mấy nhân vật?

? Nội dung chính của đoạn hội thoại là gì?

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét

Bài tập 2 : Tối chủ nhật, gia đình em sum họp đầm ấm, vui vẻ. Em hãy tả buổi sum họp đó bằng một đoạn văn hội thoại.

*HS năng khiếu phân vai diễn lại đoạn hội thoại

- Gọi HS đọc tình huống - GV cho HS đọc kĩ đề bài.

? Bài yêu cầu gì?

? Nội dung chính của đoạn hội thoại kể về vấn đề gì?

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét

-1 HS đọc

-Có hai nhân vật.

- Em vào hiệu sách để mua sách và một số đồ dùng học tập.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài Ví dụ:

- Lan: Cô cho cháu mua cuốn sách Tiếng Việt 5, tập 2.

- Nhân viên: Sách của cháu đây.

- Lan: Cháu mua thêm một cái thước kẻ và một cái bút chì nữa ạ!

- Nhân viên: Thước kẻ, bút chì của cháu đây.

- Lan: Cháu gửi tiền ạ! Cháu cảm ơn cô!

- 1 HS đọc

- Em hãy tả buổi sum họp đó bằng một đoạn văn hội thoại.

- Mọi người sum họp nhau trong một buổi tối chủ nhật.

Ví dụ:

Tối ấy sau khi ăn cơm xong, cả nhà ngồi quây quần bên nhau. Bố hỏi em:

- Dạo này con học hành như thế nào? Lấy vở ra đây bố xem nào?

Em chạy vào bàn học lấy vở cho bố xem. Xem xong bố khen:

- Con gái bố viết đẹp quá!

Con phải cố gắng lên nhé!

HS viết 2- 3 câu đối thoại do GV hướng dẫn

HS trả lời 1-2 câu đối thoại của GV

(23)

4 Củng cố, dặn dò.

? Khi viết đoạn họi thoại em cần lưu ý điều gì?

- Nhận xét giờ học - Dặn dò HS

Rồi bố quay sang em Tuấn và bảo :

- Còn Tuấn, con được mấy điểm 10?

Tuấn nhanh nhảu đáp:

- Thưa bố! Con được năm điểm 10 cơ đấy bố ạ.

- Con trai bố giỏi quá!

Bố nói :

- Hai chị em con học cho thật giỏi vào. Cuối năm cả hai đạt học sinh giỏi thì bố sẽ thưởng cho các con một chuyến di chơi xa. Các con có đồng ý với bố không?

Cả hai chị em cùng reo lên:

- Có ạ!

Mẹ nhìn ba bố con rồi cùng cười. Em thấy mẹ rất vui, em sẽ cố gắng học tập để bố mẹ vui lòng. Một buổi tối thật là thú vị.

- Viết lời nói phải rõ ràng, phù hợp với nội dung đoạn hội thoại. cần viết thêm cả cử chỉ điệu bộ của nhân vật

___________________________________________

Ngày soạn : 18/3/2021

Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2021

Toán Tiết 127: LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Giúp HS :

- Biết thực hiện nhân số đo thời gian với một số, chia số đo thời gian cho một số - Vận dụng để tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có nội dung thực tế.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS thực hiện được một số do GV yêu cầu.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Bảng phụ

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(24)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1, Kiểm tra bài cũ.(5’)

- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập 1, 2 của tiết học trước.

- GV chữa bài, nhận xét và đánh giá HS.

2, Dạy học bài mới(32’) 2.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2, Hướng dẫn luyện tập SGK Bài tập 1: SGK(137)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi :

Bài toán yêu cầu em làm gì ? - GV yêu cầu 2 HS nhắc lại cách thực hiện nhân số đo thời gian với một số, chia số đo thời gian cho một số.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét bài làm của HS, đánh giá HS

Bài tập 2: SGK(137)

- GV yêu cầu HS đọc thầm đề bài trong SGK.

? Nêu cách thực hiện phép tính có dấu ngoặc đơn?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét đánh giá HS.

a, (3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút) x 3

= 6 giờ 5 phút x 3

= 18 giờ 15 phút

b, 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút x 3

= 3 giờ 40 phút + 7 giờ 15 phút

-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.

- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

- HS : Bài toán yêu cầu thực hiện phép nhân, chia số đo thời gian.

- 2 HS lần lượt nêu.

- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần. HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở kiểm tra

a) 3 giờ 14 phút × 3;

b) 36phút 12giây : 3 c) 7 phút 26 giây × 2 d) 14phút 28giây : 7

- HS đọc đề bài: Tính.

- Thực hiện trong ngoặc trước.

- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một phép tính.

HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

c,(5 phút 35 giây + 6 phút 21 giây) : 4

= 11 phút 56 giây : 4

= 2 phút 59 giây

d,12 phút 3 giây x 2 + 4 phút 12giây : 4

= 24 phút 6 giây + 1 phút 3 giây = 15 phút 9 giây

HS làm phần a,c

HS làm phần a, b theo hướng dẫn

(25)

= 10 giờ 55 phút Bài tập 3: SGK(137)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán trong SGK.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

?Muốn biết cả 2 lần làm hết bao nhiêu thời gian ta làm thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài.

Cách 1

Bài giải

Thời gian làm 8 sản phẩm lần đầu là:

1 giờ 8 phút x 8 = 9 giờ 4 phút Thời gian làm 7 sản phẩm lần

sau là:

1 giờ 8 phút x 7 = 7 giờ 56 phút Thời gian làm số sản phẩm cả

hai lần là:

9 giờ 4 phút + 7 giờ 56 phút = 17 giờ

Đáp số : 17 giờ - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét đánh giá HS.

Bài tập 4: SGK(137)

- GV yêu cầu HS đọc đề toán -Yêu HS nêu cách làm bài.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, yêu cầu HS cả lớp đổi chéo

- 1 HS đọc đề bài trớc lớp.

HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- 1 HS tóm tắt

1 sản phẩm : 1 giờ 8 phút Lần thứ nhất : 7 sản phẩm Lần thứ hai : 8 sản phẩm

?giờ ? phút ?

- Ta tìm làm 7 sản phẩm hết bao nhiêu thời gian? Và 7 sản phẩm hết bao nhiêu thời gian? Sau đó cộng lại.

Hoặc tìm cả hai lần người đó làm được bao nhiêu sản phẩm và tìm thời gian làm hết số sản phẩm đó.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

Cách 2

Bài giải

Cả hai lần nguời đó làm số sản phẩm là :

8 + 7 + 15 (sản phẩm) Thời gian làm 15 sản phẩm

là :

1 giờ 8 phút x 15 = 17 giờ Đáp số : 17 giờ

- HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

- 1 HS đọc bài trớc lớp và nêu: Điền >, <. =

- Ta thực hiện các phép tính đó rồi thực hiện so sánh.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau.

HS thực hiện phép tính 8 + 7 + 15

HS đọc các số đo thời gian ở phần a, b

(26)

vở để kiểm tra bài nhau.

- GV nhận xét và đánh giá HS.

3. Củng cố - dặn dò (3’)

? Nêu quy tắc thực hiện nhân số đo thời gian với một số?

? Nêu quy tắc thực hiện chia số đo thời gian cho một số?

- GV nhận xét giờ học - Dặn dò HS

- Đọc bài, nhận xét, chữa bài 4,5 giờ > 4 giờ 5 phút

8 giờ 16ph – 1 giờ 25ph = 2 giờ 17 ph x 3

26 giờ 25ph : 5 < 2 giờ 40ph + 2 giờ 45ph

- Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó.

- Khi thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị đo cho số chia.

____________________________________________

Kể chuyện

Tiết 26: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I - MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Giúp HS:

- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Hiểu nội dung chính câu chuyện.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS kể trong nhóm cùng các bạn.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS và GV chuẩn bị các truyện về truyền thống hiếu học hoặc truyền thồng đoàn kết của dân tộc.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1, Kiểm tra bài cũ

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện Vì muôn dân.

? Câu chuyện nói về điều gì? - Nhận xét, đánh giá.

2, Dạy - học bài mới 2.1, Giới thiệu bài.

- Gọi HS giới thiệu những truyện mình đã chuẩn bị kể về truyền

- 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện, cả lớp nghe và nhận xét.

- Ca ngợi ông Trần Hưng Đạo. Ông đã vì nghĩa mà bãi bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc.

- 3 đến 5 HS giới thiệu.

Lắng nghe

(27)

thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc ta.

- Giới thiệu bài

2.2, Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề bài.

*Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

- Gọi HS đọc đề bài, GV dùng phấn màu gạch chân các từ ngữ:

đã nghe, đã đọc, truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết.

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc phần Gợi ý

- GV yêu cầu: Em hãy giới thiệu những câu chuyện mà em sẽ kể cho các bạn nghe.

b) Kể trong nhóm.

- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 6 HS, yêu cầu từng em kể cho các bạn trong nhóm nghe câu chuyện của mình.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS chú ý lắng nghe bạn kể và đánh giá từng bạn trong nhóm.

- Gợi ý cho HS các câu hỏi để trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?

+ Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất?

+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

+ Bạn hiểu điều gì qua câu chuyện?

c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện

- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc phần Gợi ý.

- Nối tiếp nhau giới thiệu:

VD: Ông tổ nghề thêu, Câu chuyện bó đũa, Vì muôn dân, Đôi bạn ...

- 6 HS cùng kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, nhận xét từng bạn kể chuyện trong nhóm.

- 5 đến 7 HS thi kể trước lớp, cả lớp theo dõi để hỏi lại bạn

HS đlắng nghe bạn đề bài

HS kể trong nhóm và lắng nghe các bạn trong nhóm kể

Theo dõi các bạn kể

(28)

- Gọi HS nhận xét từng bạn kể theo các tiêu chí đã nêu từ trước.

- Nhận xét, đánh giá từng HS.

- GV tổ chức cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.

- Tuyên dương học sinh C, Củng cố - Dặn dò

+ Theo em, truyền thống hiếu học mang lại lợi ích gì cho dân tộc?

+ Theo em, truyền thống đoàn kết có ý nghĩa gì?

- Nhận xét tiết học.

hoặc trả lời câu hỏi của bạn, tạo không khí sôi nổi, hào hứng.

- Nhận xét bạn kể và trả lời câu hỏi.

- Cả lớp tham gia bình chọn.

- Truyền thống hiếu học giúp mỗi ngưòi có thêm sức mạnh, điểm tựa, mục đích, tinh thần để phấn đấu...

- Truyền thống đoàn kết là tinh thần tương thân tương án giúp đỡ lẫn nhau.

______________________________________

Ngày soạn : 18/3/2021

Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2021

Toán

Tiết 128: LUYỆN TẬP CHUNG I - MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung:

Giúp HS:

- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thời gian.

- Vận dụng các phép tính với số đo thời gian để giải các bài toán có nội dung thực tế.

2.Mục tiêu của Hà Anh: HS thực hiện được một số phép tính đơn giản.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động của Hà Anh 1, Kiểm tra bài cũ

- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài

- GV chữa bài, nhận xét đánh giá.

2, Dạy - học bài mới.

2.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

(29)

2.2, Hướng dẫn luyện tập SGK.

Bài tập 1: SGK(237) - Gọi HS đọc yêu cầu bài - GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và đánh giá.

- Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian

Bài tập 2: SGK(137)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và làm bài.

- GV chữa bài của HS trên bảng lớp.

- GV nhận xét chữa bài

- Hỏi: Khi ta thay đổi thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức thì giá trị của biểu thức sẽ như thế nào?

Bài tập 3: SGK(138) - Gọi HS đọc đề bài toán - GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV mời HS báo cáo kết quả.

- GV nhận xét và đánh giá HS.

Bài tập 4: SGK(138)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.

- 1 HS đọc: Tính

- 4 HS lên bảng đặt tính và tính, mỗi HS làm một phép tính. HS cả lớp làm bài vào vở.

Kết quả đúng:

a) 17 giờ 53 phút + 4 giờ 15 phút = 22 giờ 8 phút.

b) 45 ngày 23 giờ - 24 ngày 17 giờ = 21 ngày 6 giờ.

c) 6 giờ 15 phút 6 = 37 giờ 30 phút.

d) 21 phút 15 giây : 5 = 4 phút 15 giây.

- 1 HS đọc : Tính

- 2 HS lên bảng. HS cả lớp làm bài vào vở.

- Theo dõi GV chữa bài.

a)(2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút) x 3 = 5 giờ 45 phút x 3.

= 17 giờ 15phút

2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút x 3 = 2 giờ 30 phút + 9 giờ 45 phút = 12 giờ 15 giờ = 17 giờ 15phút

- Khi ta thay đổi thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức thì giá trị của biểu thức cũng thay đổi.

- 1 HS đọc đề toán.

- HS làm bài.

- HS nêu:

+ Hương đến trước giờ hẹn:

10 giờ 40phút – 10 giờ 20 phút

= 20 phút

+ Hương phải đợi Hồng:

20 phút + 15phút = 35 phút + Vậy khoanh vào đáp án B.

- 1 HS đọc cho cả lớp cùng nghe.

- HS trả lời :

HS làm phần a, b

HS làm phần a

HS đọc bài toán

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- KN tự bảo vệ: Tìm kiếm về các lựa chọn xác định cách phòng tránh muỗi thích hợp. - KN hợp tác: hợp tác với mọi người cùng phòng trừ muỗi II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :.. HOẠT

*GD Quốc phòng và An ninh :Yêu cầu các nhóm thảo luận kể tên những hoạt động và việc làm để gìn giữ và bảo vệ hoà bình và ghi các ý kiến vào băng giấy.. -Để gìn

Thái độ: - Qua bài học học sinh thuộc nhuần nhuyễn hơn 5 động tác đã học, tập đều hơn, đẹp hơn.. Trò chơi nhằm giáo dục tinh thần

- Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập và rèn luyện chữ viết, giữ vở sạch.... ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ,

Trò chơi giúp học sinh rèn luyện kỹ năng chạy, sự nhanh nhẹn khéo léo, giáo dục tinh thần tập

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. -

 - Qua bài học giúp học sinh rèn luyện các tư thế kỹ năng cơ bản của môn thể dục. Trò chơi giúp học sinh rèn luyện kỹ năng chạy, sự nhanh nhẹn khéo léo, giáo

c) Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các slide chia sẻ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.. Kiến thức: Biết được những việc cần