• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cơ chế tỷ giá hối đoái

Trong tài liệu THỜI KỲ MƯO I NĂM SAU KHỦNG HOẢNG 1997 (Trang 101-104)

Cơ chê tỷ giá hôi đoái là cách thức các quốc gia quản lý tiền tệ của nước mình trong tương quan với tiền tệ cúa nước ngoài trên thị trường ngoại hối. Trước khủng hoảng, các nước Đông Á (trừ Nhật Bản) từng áp dụng cơ chê tỷ giá neo danh nghĩa hoặc thực tê vào dollar Mỹ. Đường lối này đã được công nhận là một nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng năm 1997. Trong khủng hoảng, cơ chê tỷ giá neo đã

Phần hai: Những cải cách kinh tế chủ yếu 103

bị bãi bỏ và tiền tệ của các nước được thả nổi tự do. Sau khủng hoảng, các nước áp dụng các chính sách tiền tệ riêng, và dù trên danh nghĩa khác nhau, nhưng trong thực tê có xu hướng hội tụ đi theo đường lối chung đó là hướng trỏ lại chê độ tỷ giá hốỉ đoái cố định, tấ t nhiên là không cô"

định hoàn toàn như trước khủng hoảng và trên danh nghĩa vẫn khẳng định áp dụng cơ chê thả nổi. McKinnon (2005) lý giải xu hướng trở lại này là vì các nưốc Đông Á đều “sợ chê độ tỷ giá thả nổi”.

Tuy Hàn Quốc được xem là có cơ chê tỷ giá thả nổi độc lập cao, song nưóc này cũng thường xuyên tiến hành các hành động can thiệp vào thị trưòng ngoại hối để làm giảm biên độ dao động của tỷ giá1 và từ giữa tháng 3/2008 thì sự can thiệp thậm chí ở quy mô lốn.2 Các nưốc Đông Á khác áp dụng cơ chê tỷ giá thả nổi có quản lý. Ó Hàn Quốc, việc quản lý tỷ giá là chức năng của cả Bộ Tài chính và Ngân hàng Hàn Quốc, và thực tê Bộ Tài chính có thể gây sức ép tới Ngân hàng Hàn Quốc trong quản lý tỷ giá. Điều đáng chú ý là Bộ Tài chính Hàn Quốíc luôn tuyên bố rằng họ muốn có tỷ giá cô định. Những nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, tỷ giá won/dollar rấ t ít dao động và nhiều nhà nghiên cứu tin rằng trong thực tê Hàn Quốc theo cơ chê tỷ giá thả nổi có quản lý.3

Thái Lan áp dụng cơ chê tỷ giá hối đoái thả nổi, nhưng

1. Rhee an d Lee (2004).

2 M artin (2008).

3 Xom McKinnon (2000), Calvo and Reinhart (2000), Hayashi (2003).

104 Cải cách kinh tế ở Đông Á thời kỳ mười năm sau khủng hoảng 1997

từ tháng 6/2001 thì BOT tích cực can thiệp tý giá. Ngay cá trước năm 2001, thì tỷ giá giữa baht và dollar được xem là tương đôi ổn định trong khi dự trữ ngoại hôi nhà nưóc tương đôi biến động khiến cho các nhà nghiên cứu chính sách tỷ giá ở nước này đều tin rằng Thái Lan đi theo cơ chê tỷ giá thả nối có quản lý chặt chẽ.

Malaysia chấp nhận trở lại cơ chê tỷ giá cô định song phương ringgits-dollar từ tháng 9/1998 và áp dụng cơ chê này cho đến tận tháng 7/2005 thì chuyển sang cơ chê tỷ giá neo vào rố tiền tệ. Cavoli and Rajan (2006) gọi cơ chê tỷ giá này của Malaysia là thả nổi có quản lý không rõ ràng 0non-transparent managed float).

Nghiên cứu thực nghiệm của Baharumshah et al (2007) cho biết, các nước Đông Á sau khủng hoảng đã đi theo một chính sách mục tiêu tỷ giá, cụ thê là can thiệp tỷ giá danh nghĩa để có một tỷ giá theo sức mua tương đương (PPP) ổn định qua đó duy trì được sức cạnh tranh quốc tê của hàng xuất khẩu và ổn định kinh tế trong nước. Nghiên cứu này cũng cho biết tốc độ điều chỉnh tỷ giá hối đoái thực tế để trở lại mức tỷ giá p p p ở các nước Đông Á sau khúng hoảng diễn ra tương đối nhanh so với thời kỳ trước khủng hoảng.

Tóm lại, các nước Đông Á sau khủng hoảng đều thay đôi cơ chê tỷ giá hối đoái theo hướng tự do hơn. Song dã có sự điểu chỉnh đế khắc phục việc thả nối quá tự do lúc khủng hoảng và ngay sau khủng hoảng. Các biện pháp can thiệp là nhũng biện pháp chính để cho tỷ giá khỏi biến động mạnh. Và đặc biệt, các nước đều cô gắng làm cho tý giá hối đoái thực tê của mình bám sát tỷ giá ppp.

Phần har. Những cải cách kinh tế chủ yếu 105

Vì sao các nưóc đều có sự điều chỉnh cơ chê tỷ giá hối đoái de facto? Sự thay đối của tỷ giá hôi đoái danh nghĩa sẽ ảnh hưởng tới giá nhập khẩu và do đó ảnh hương tới lạm phát. Điều này được gọi là tác động lạm phát của biến động tý giá hối đoái. Khi ôn định giá cả, kiềm chê lạm phát là ưu tiên hàng đầu và được ngân hàng trung ương xem là công cụ tối quan trọng đế ổn định sản xuất trong nước thì vấn đề giảm mức độ dao động của tỷ giá danh nghĩa sẽ được đặt ra. Hành vi điển hình như th ế của ngân hàng trung ương được Calvo and Reinhart (2000) gọi là “sỢ thả nối” và McKinnon (2005) cho rằng các ngân hàng trung ương Đông Á đều đã “sợ thả nôi” dẫn tói sự điều chỉnh theo hướng từ bỏ thả nổi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc Malaysia từ bỏ cơ chê tỷ giá thả nổi quay trở lại cơ chê tỷ giá cô định rồi lại lần nữa chuyển sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, cũng như việc Trung Quốc chuyển từ cơ chê tỷ giá cô định sang thả nối có quản lý cho thấy cơ chê cô định cũng không phải là lựa chọn hợp lý. Tóm lại, cả hai giải pháp góc đều tạo ra những vấn đê cho các nước Đông Á, khiến họ tìm tới các giải pháp trung gian là thả nối có quản iý tuy mức quản lý ở mỗi nước một khác.

Trong tài liệu THỜI KỲ MƯO I NĂM SAU KHỦNG HOẢNG 1997 (Trang 101-104)