• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quản lý các dòng vốn

Trong tài liệu THỜI KỲ MƯO I NĂM SAU KHỦNG HOẢNG 1997 (Trang 104-109)

Phần har. Những cải cách kinh tế chủ yếu 105

Vì sao các nưóc đều có sự điều chỉnh cơ chê tỷ giá hối đoái de facto? Sự thay đối của tỷ giá hôi đoái danh nghĩa sẽ ảnh hưởng tới giá nhập khẩu và do đó ảnh hương tới lạm phát. Điều này được gọi là tác động lạm phát của biến động tý giá hối đoái. Khi ôn định giá cả, kiềm chê lạm phát là ưu tiên hàng đầu và được ngân hàng trung ương xem là công cụ tối quan trọng đế ổn định sản xuất trong nước thì vấn đề giảm mức độ dao động của tỷ giá danh nghĩa sẽ được đặt ra. Hành vi điển hình như th ế của ngân hàng trung ương được Calvo and Reinhart (2000) gọi là “sỢ thả nối” và McKinnon (2005) cho rằng các ngân hàng trung ương Đông Á đều đã “sợ thả nôi” dẫn tói sự điều chỉnh theo hướng từ bỏ thả nổi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc Malaysia từ bỏ cơ chê tỷ giá thả nổi quay trở lại cơ chê tỷ giá cô định rồi lại lần nữa chuyển sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, cũng như việc Trung Quốc chuyển từ cơ chê tỷ giá cô định sang thả nối có quản lý cho thấy cơ chê cô định cũng không phải là lựa chọn hợp lý. Tóm lại, cả hai giải pháp góc đều tạo ra những vấn đê cho các nước Đông Á, khiến họ tìm tới các giải pháp trung gian là thả nối có quản iý tuy mức quản lý ở mỗi nước một khác.

106 Cải cách kinh tế ở Đông Á thời kỳ mười năm sau khủng hoảng 1997

cuối năm 1997 đến năm 2001, Hàn Quốc đã tiên hành một sô biện pháp nhằm tự do hóa hơn nữa di chuyên vốn. Cụ thê là: nhà đầu tư nước ngoài được phép mua không hạn chê trái phiếu và các công cụ thị trường tiền tệ khác của Hàn Quôc, doanh nghiệp nước ngoài được phép mua lại doanh nghiệp trong nước, người nước ngoài được tự do mua đất đai và bất động sản Hàn Quốc, các trần hạn chê cô phần của nhà đầu tư nước ngoài được dỡ bỏ, các doanh nghiệp và ngân hàng kinh doanh ngoại tệ trong nước được phép đi vay ngân hàng nước ngoài với điều kiện nếu là khoán vay có kỳ hạn từ 1 năm trở lên bơi doanh nghiệp có năng lực tài chính không tốt thì phải xin phép Bộ Tài chính, người nước ngoài không cư trú không còn cần phái xin phép mở tài khoản bằng tiền won cho các khoán tiền gửi có kỳ hạn dưới một năm. Thái Lan từ năm 2002 đến năm 2004 cũng có những biện pháp tự do hóa dòng vốn vào như cho phép tổ chức tài chính nước ngoài phát hành trái phiếu định danh bằng baht, cho phép người nước ngoài cư trú tại Thái Lan được mua bất động sản, nâng cao các trần hạn chê cô phần của nhà đầu tư nước ngoài. 0 Indonesia, năm 1997 ngay sau khủng hoảng, nhà đầu tư nước ngoài đã được phép sở hữu cố phần của doanh nghiệp Indonesia một cách không hạn chế (ngoại trừ trường hợp các ngân hàng), việc mua lại các doanh nghiệp dược miễn xin phép.

Tuy nhiên, việc quản lý các dòng vốn để ổn định kinh tê vĩ mô, ổn định tài chính và tránh những hệ quả của rút vôn ồ ạt trong thời kỳ sau khủng hoảng đã có những thay đổi đáng kể. Kawai, Lamberte and Yang (2008) nhận định

Phần hai: Những cải cách kinh tế chủ yếu 107

rằng, công tác quản lý dòng vôn của các nước Đông Á là tốt, và nhờ đó các nước đã được hưởng thụ những lợi ích của vốn gián tiếp và vốn vay ngân hàng nưóc ngoài.

Việc quản lý có thể được tiến hành bằng các quy định pháp luật liên quan tới tỷ lệ cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài không được phép vượt quá hay tối việc bắt buộc phải chuyển đổi lợi tức và các khoản huy động bằng nội tệ sang ngoại tệ trước khi đem khỏi đất nước. Những chính sách kiểm soát dòng vốn như vậy đã được nghiên cứu khá chi tiết và đầy đủ bởi nhóm nghiên cứu đề tài cấp bộ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam do Nguyễn Hồng Sơn làm chủ nhiệm. Tuy nhiên, ngoài các quy định pháp luật ra, các nước Đông Á còn sử dụng các biện pháp can thiệp chỉ cốt nhằm giảm những tác động tiêu cực của dòng vốn vào ra, như biện pháp thanh khoản đối ứng một phần hay toàn bộ, biện pháp điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biện pháp điều chỉnh lãi suất.

Tất cả các nước Đông Á đều sử dụng chính sách thanh khoản đối ứng để ngăn chặn tình trạng thanh khoản quá thừa. Chính sách này có tác dụng ngăn chặn tác động làm tăng tốc lạm phát của dòng vốn vào. Ngân hàng trung ương các nưốc này bán ra các loại trái phiếu kho bạc, hối phiếu ngân hàng trung ư ơ n g , công trái hay trái phiếu thanh khoán đối ứng (trường hợp Hàn Quốc) để rú t bớt nội tệ khói lưu thông.

Áp dụng chính sách tài chính th ắ t chặt cũng là một biện pháp vừa nhằm hạn chê nợ chính phủ vừa đế giảm tình trạng tăng nhiệt của nền kinh tê do dòng vốn nước

108 Cải cách kinh tế ở Đông Á thời kỳ mười năm sau khủng hoảng 1997

ngoài chảy vào gây ra. Nó củng có tác dụng hạn chẻ dòng vôn vào do làm giảm áp lực lãi suất. Các nưỏc Đông Á sau khủng hoảng đã ngay lập tức áp dụng chính sách tài chính th ắt chặt theo khuyến nghị của Liên hiệp quổc. Do thời kỳ đầu, mục tiêu quản lý nợ chính phủ để khôi phục lòng tin của nhà đầu tư và công chúng là mục tiêu quan trọng hơn, nên chính sách tài chính được thắt chặt cao độ và bị Paul Krugman (2001) xem là một nguyên nhân khiến cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Chính sách tài chính sau đó được nới lỏng đôi chút, nhưng vẫn được đánh giá chung là khá chặt chẽ.

Ngoài các biện pháp độc lập của mỗi nước, các nưổc Đông Á đã tiến tới các hiệp định phối hợp khu vực đê quán lý tác động của di chuyển vốn quốc tế. Yap (2007) cho rằng, khủng hoảng năm 1997 đã khiến cho các nước Đông Á thấy cần thiết lập những cơ chê tự cứu của khu vực để có thế ngăn ngừa, quản lý và giải quyết hiệu quả các khủng hoảng tài chính. Nhiều học giả của các nước trong khu vực thấy không hài lòng với cấu trúc tài chính toàn cầu do IMF và WB chủ trì, và cũng không hài lòng VỚI các sáng kiến toàn cầu về xây dựng cấu trúc tài chính toàn cầu mói.

Đồng thời các nước trong khu vực đều có nhận thức rằng ổn định tài chính khu vực góp phần dẫn tới ổn định tài chính toàn cầu. Mặt khác, các nước trong khu vực cũng muốn nâng cao tiếng nói cúa khu vực trong công tác quán lý tài chính toàn cầu.

Những sáng kiến và hiệp định hợp tác tài chính tiền tệ khu vực đã được triển khai bao gồm: Hội nghị theo dõi ASEAN (A SE AN Surveillance Process) bắt đầu từ tháng

Phần hai. Những cải cách kinh tế chủ yếu 109

‘2/1998 và sau đó trở thành Hội nghị theo dõi ASEAN+3, Hội nghị bộ trưởng tài chính ASEAN+3 (ASEAN+3 Finance Ministers' Process) bắt đầu từ tháng 11/1999, Đối thoại đánh giá và chính sách kinh tê ASEAN+3 (ASEAN+3 Economic Review and Policy Dialogue) bắt đầu từ tháng 5/2001, Sáng kiến Chiang Mai từ tháng 5/2000, Hiệp định SWAP ASEAN từ tháng 8/1997, Sáng kiến quý trái phiếu châu Á từ tháxag 6/2003 và Sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á từ tháng 8/2003. Ngoài ra còn phải kể đến Sáng kiến thành lập đơn vị tiền tệ châu A và sự xem xét thành

lập Quỹ Tiến tệ châu Á.

CHƯƠNG VI

Trong tài liệu THỜI KỲ MƯO I NĂM SAU KHỦNG HOẢNG 1997 (Trang 104-109)