• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi đưa ra phép trừ và đố nhau tìm ra kết quả.

- Gọi HS đọc lại toàn bộ bảng trừ.

3. Luyện tập, thực hành (13-12p) Bài 1: Tính nhẩm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

14 - 5 = 15 - 6 = 11 - 4 = 11 - 3 = 13 - 7 = 16 - 8 = 18 - 9 = 14 - 8 = - Yêu cầu HS làm bài vào vở ô ly.

- Gọi HS nối tiếp (theo cột dọc) đọc kết quả.

- Nhận xét, tuyên dương.

+ Dựa vào đâu để tìm kết quả của các phép

vận dụng hoàn thiện các bài tập. Chuẩn bị bài giờ sau.

SƠ KẾT TUẦN 6

THỰC HÀNH SẮP XẾP CÁC ĐỒ DÙNG HỌC TẬP, SÁCH VỞ TRÊN BÀN HỌC Ở LỚP

I. Yêu cầu cần đạt 1. Sơ kết tuần

- Nhận xét các hoạt động học tập và hoạt động ngoài giờ, hoạt động vui chơi trong tuần 6 của cả lớp.

- Giúp học sinh nhận biết được các khuyết điểm của bản thân tuần qua và đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt, yêu trường, yêu lớp, thân thiện với bạn bè, thầy cô.

2. Hoạt động trải nghiệm

- HS cùng chia sẻ niềm vui của mình khi có thể sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp và tự hào về điều này.

II. Đồ dùng dạy học - GV: ƯDCNTT

- HS: Đồ dùng học tập cá nhân III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động - Ổn định tổ chức (3-5p) - GV mời lớp phó văn nghệ lên làm nhiệm vụ

- GV nhận xét và giới thiệu nội dung tiết sinh hoạt ngày hôm nay.

2. Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua phương hướng tuần mới (13-15p):

2.1. Sơ kết tuần 6:

- Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành

- GV nhận xét chung a. Ưu điểm

+ Đi học đầy đủ, đúng giờ. Không có trường hợp nghỉ học vô lý do.

+ Có ý thức tốt trong học tập: Mang đầy

- Lớp phó văn nghệ lên làm nhiệm vụ cho cả lớp nhảy bài: “Aram sam sam”

- HS lắng nghe

- Lớp trưởng lên điều hành lớp sơ kết hoạt động tuần qua:

+ Đại diện các tổ là tổ trưởng lần lượt lên báo cáo

+ Mời các bạn khác trong lớp cho ý kiến

+ Lớp trưởng tổng kết, nhận xét chung, đề cử danh sách những bạn được tuyên dương trong tuần

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

đủ sách vở, đồ dùng hơn, trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài...

+ Thực hiện tốt mọi nội quy, quy định của lớp, trường.

+ 100% HS tiếp tục đeo khẩu trang và phòng chống covid hiệu quả.

+ Thực hiện tốt luật ATGT, đội mũ bảo hiểm cẩn thận đầy đủ khi ngồi trên xe gắn máy, ra về trật tự, xếp hàng ngay ngắn.

b. Tồn tại:

+ Một số bạn chưa nêu cao ý thức tự giác trong học tập, trong giờ học còn nói chuyện, làm việc riêng. Vẫn còn hiện tượng HS văng tục, chửi thề, còn quên đồ dùng học tập

+ Nhắc nhở chung những HS ý thức chưa tốt cần cố gắng phấn đấu yêu cầu các tổ khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.

+ Khi xếp hàng ra về còn nói chuyện.

2.2. Phương hướng tuần 7:

- Yêu cầu lớp trưởng lên điều hành để các tổ đề xuất các phương án khắc phục các tồn tại của tuần 6 và phương hướng hoạt động của lớp trong tuần 7.

- GV nhận xét, bổ sung, sau đó nêu lại các phương hướng của tuần 7 cần thực hiện + Tiếp tục duy trì nề nếp lớp học.

+ Tiếp tục phát động phong trào “Thi đua học tập tốt chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10”, ngày Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho ngành giáo dục…

+ Giáo dục HS ý thức chấp hành luật an toàn giao thông như: đi học phải đội mũ bảo hiểm, đi bên lề phải…

+ Duy trì tốt nề nếp tự quản. Có ý thức vệ sinh sạch sẽ và tiết kiệm điện nước.

+ Tiếp tục phân công HSNK kèm HS chưa hoàn thành.

+ Tiếp tục phòng chống dịch covid theo khẩu khiệu 5K

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm

- Lớp trưởng điều hành các tổ suy nghĩ tích cực tìm ra những biện pháp khắc phục những tồn tại tuần qua và đề ra phương hướng tuần tiếp theo.

+ HS hội ý trong tổ, đại diện cho ý kiến

+ Lớp trưởng lên thông qua bản phương hướng tuần tới

- HS lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện theo các phương hướng tuần sau mà lớp cũng như GVCN đề ra.

- HS hát bài hát và vận động theo

3. Hoạt động 2: (13-15p) Sinh hoạt theo chủ đề: Cuộc thi: “Ai khéo léo hơn”

3.1. Khởi động

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo nhạc bài hát “Đôi bàn tay ngoan”

3.2. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- GV mời HS ngồi theo tổ, chia sẻ niềm vui khi tự sắp xếp đồ dùng học tập qua bức ảnh chụp hoặc tranh vẽ.

- GV hỏi HS một số câu gợi ý: Nhiệm vụ này, em làm lúc nào? Em đã làm gì để trang trí góc học tập? Có ai giúp em không hay em làm một mình? Có điều gì thú vị hay có khó khăn trong quá trình thực hiện không?

- GV hỏi HS: Khi đồ dùng học tập được sắp xếp gọn gàng, sạch đẹp, em cảm thấy thế nào?

- GV kết luận: GV mời HS nhắc lại một bí kíp các em đã biết, đưa tấm bìa ghi: “Sống ngăn nắp – Nhắm mắt thấy đồ”.

3.3. Hoạt động nhóm:

- GV mời HS quan sát bàn học và tìm ra bàn học nào đang gọn gàng nhất, tặng thưởng ngay cho HS của bàn đó.

- GV dành thời gian ngắn để các HS còn lại dọn sách vở và đồ dùng học tập ngăn nắp trên bàn.

- GV kết luận: Bàn học ngăn nắp khiến chúng ta thao tác học tập dễ dàng, nhanh nhẹn hơn.

- Khen ngợi, đánh giá.

4. Vận dụng (4-5p) - GV hỏi cả lớp:

+ Sau bài học hôm nay các con thấy đồ dùng của cá nhân chúng ta đã được gọn gàng chưa?

- GV hướng dẫn HS thường xuyên kiểm tra đồ dùng học tập: bút chì mòn, cùn thì gọt; đồ dùng bị bẩn thì lau, thiếu gì cần bổ sung cho đủ.

+ Qua bài này, em biết thêm điều gì?

- Nhận xét tiết học, dặn dò HS thảo luận cùng người thân

nhạc

- HS chia sẻ theo tổ.

- HS trả lời.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, tìm ra bàn gọn gàng nhất.

- HS sắp xếp lại bàn học gọn gàng.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ cảm nhận

- HS lắng nghe nhiệm vụ cần thực hiện

- HS chia sẻ

- HS lắng nghe, thực hiện theo

AN TOÀN GIAO THÔNG

Bài 2: ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN