• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
51
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6 Ngày soạn: 08/10/2021

Ngày giảng: 11/10/2021

Toán

Bài 18: LUYỆN TẬP (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính trừ có nhớ trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, HS phát triển năng lực phân tích và tổng hợp, tư duy và lập luận toán học, vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tế. Thông qua hoạt động luyện tập cá nhân, nhóm, HS có cơ hội được phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề toán học.

- HS cẩn thận, chăm chỉ, trách nhiệm, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: ƯDCNTT, Bảng phụ 2. HS: Các thẻ chấm tròn như SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (5-7p)

- GV cho HS chơi trò “Truyền điện”.

- Cách chơi: Tôi là nguồn điện, tôi sẽ nêu một phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, tôi truyền điện cho bạn A, trong vòng 5 giây bạn phải nêu được kết quả, sau đó bạn lại nghĩ ra một phép trừ tương tự và mời bạn B. Bạn nhận được điện không nói đúng kết quả sẽ bị điện giật và thua cuộc.

- GV cho dừng cuộc chơi và hỏi: Con trừ nhẩm thế nào để có được kết quả 13 – 5 = 8. Ngoài cách trừ nhẩm này, còn cách làm nào nữa không?

- GV dẫn dắt vào bài học, ghi tên bài lên bảng: Bài 18: Luyện tập (tiết 2)

2. Luyện tập, thực hành (15-17p)

- HS tham gia chơi.

- HS phát biểu

- 1,2 HS nêu lại tên bài

(2)

Bài 3 (SGK/34): Tính - Gọi HS đọc yêu cầu bài

- GV hướng dẫn HS sử dụng quan hệ giữa các phép tính cộng và trừ để thực hiện các phép tính.

+ Ví dụ: 9 + 4 = 13 thì 13 - 4 = 9

- GV yêu cầu HS tính và nêu kết quả tính.

- GV nhận xét khen ngợi HS Bài 4: (SGK/35)

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết mẹ còn lại bao nhiêu quả trứng con phải biết được gì?

- Tổ chức cho HS chia sẻ, khuyến khích các em nói theo suy nghĩ của mình.

- GV nhận xét, chữa bài:

Phép tính: 15 – 8 = 7

Trả lời: Mẹ còn lại 7 quả trứng.

- Yêu cầu HS đọc lại kết quả bài 4.

- GV củng cố kiến thức cho HS: Bài toán hỏi còn lại, con làm phép tính trừ.

- HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe

- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở

- Nhận xét.

* Đáp án:

9 + 4 = 13 8 + 5 = 13 7 + 7 = 14 13 - 4 = 9 13 - 5 = 8 1 4 - 7 = 7 - Lớp nhận xét, hoàn thiện đáp án vào vở

- 2 HS đọc bài.

+ Mẹ mua về 15 quả trứng, chị Trang lấy 8 quả làm bánh

+ Hỏi mẹ còn bao nhiêu quả trứng.

+ Phải biết được mẹ có bao nhiêu quả trứng, chị Trang lấy mấy quả để làm bánh.

- HS suy nghĩ, viết phép tính và câu trả lời vào vở.

- Đại diện các nhóm chia sẻ bài làm của nhóm mình.

- Lớp nhận xét - 2HS đọc bài.

- 1,2 H đọc lại kết quả bài 4 - HS lắng nghe ghi nhớ

(3)

3. Vận dụng (12- 15p)

Bài 5: ( SGK/35) Thảo luận theo cách tính của Hà và Ngọc.

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Cho HS thảo luận nhóm 4 về hai cách làm tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách đếm lùi và làm tròn 10, phân tích ưu và nhược điểm của từng cách từ đó rút ra kết luận cho bản thân.

- GV gọi HS nêu ý kiến của bản thân và rút ra kết luận cho bản thân.

- GV củng cố kiến thức cho HS: Cả hai cách đều cho kết quả đúng, tuy nhiên cách làm cho tròn 10 sẽ phát huy được tư duy của các em.

+ Ngoài hai cách làm phép trừ nhẩm của bạn Hà và Ngọc, em còn có cách nào khác để tính trừ nhanh?

- GV tuyên dương, khen ngợi HS có sự sáng tạo.

- GV chốt: Củng cố về cách làm tính trừ (có nhớ) đã học trong phạm vi 20 bằng cách “đếm lùi” và “làm tròn 10”, tách 1 chục ...

* Qua tiết học các em biết thêm được điều gì ?

+ Em thích nhất hoạt động nào ?

- Nhận xét tiết học, dặn dò HS hoàn thiện bài tập và chuẩn bị bài giờ sau.

- 2 HS nêu yêu cầu của bài.

- Thảo luận nhóm 4.

- HS thảo luận về hai cách làm tính trừ có nhớ trong phạm vi 20, sau đó chia sẻ trước lớp:

+ Em thích cách làm cho tròn 10 rồi trừ như Hà……….

+ Em đếm lùi 13,12,11,10,9,8.

+ Em biết tách số bị trừ:

13 – 7 = (10 – 7 ) + 3 = 3 + 3

= 6

- HS lắng nghe

- HS nêu cảm nhận - HS chia sẻ

- Nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV.

(4)

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có)

………

………

Tiếng Việt

Bài 11: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM (tiết 1 +2) Đọc: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ dễ đọc sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, đọc rõ ràng một bài thơ 4 chữ, biết cách ngắt nhịp thơ.

-Hiểu và nắm được nội dung bài thơ Cái trống trường em; nhận biết các sự việc trong bài thơ.

Hiểu được tình cảm gắn bó thân thiết của các bạn học sinh với trống trường.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học( hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ); phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Ứng dụng công nghệ thông tin, Bảng phụ - HS: VBT Tiếng việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (5-7p)

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ các thời điểm có tiếng trống trường và làm việc theo cặp (hoặc nhóm) như sau:

+ Nói thời điểm em nghe thấy tiếng trống trường

+ Vào từng thời điểm đó, tiếng trống trường báo hiệu điều gì?

+ Em cảm thấy thế nào khi nghe tiếng trống trường ở các thời điểm đó?

+ Ngoài các thời điểm có tiếng trống trường trong tranh minh hoạ, em còn nghe thấy tiếng trống trường vào lúc nào?

- GV nhận xét kết nối bài mới: Bài thơ Cái trống trường em là bài thơ thể hiện tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với cái trống trường mà cô muốn giới thệu cho các em trong tiết học TV hôm nay.

- GV ghi tên bài: Cái trống trường em.

2. Hình thành kiến thức mới 2.1. Đọc văn bản (12-13p)

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3 các câu trong bài đọc, dừng

- HS quan sát tranh minh hoạ, trao đổi theo cặp.

+ Khi hết giờ ra chơi, khi hết giờ học.

+ HS cần vào lớp để tiếp tục học tập, HS tạm dừng việc học để ra chơi.

+ Vui vẻ, tiếc nuối, vội vàng,...

+ Ngày khai trường.

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài

- HS lắng nghe.

(5)

hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ.

- GV hướng dẫn HS chia khổ thơ + Bài thơ gồm mấy khổ?

- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó

- GV ghi bảng, sửa lỗi phát âm cho HS:

liền, trống, trường, lặng im, ngẫm nghĩ,...

- GV nhận xét, sửa sai cho HS

- GV hướng dẫn HS một số cách đọc cụ thể trong từng câu thơ:

+ Đọc câu Buồn không hả trống với giọng thân mật, thiết.

+ Đọc câu Nó mừng vui quá! với giọng mừng rỡ, phấn khởi.

+ Ngắt nhịp câu thơ Tùng! Tùng! Tùng!

Tùng! theo đúng nhịp trống.

- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS.

- GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ

+ Em hãy nói câu có chứa từ ngữ tưng bừng.

- GV nhận xét, khen ngợi HS 2.2. Đọc theo theo nhóm (14-15p)

- GV chia nhóm để HS luyện đọc theo khổ.

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- GV nhận xét, khen ngợi.

- Gọi 1 HS đọc cả bài.

- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

+ Bài có 4 khổ thơ.

- HS đánh dấu các khổ thơ vào vào trong bài

- HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1 kết hợp nêu những từ khó, phát âm sai

- HS sửa lỗi phát âm.

- HS đọc lại các từ khó

- HS lắng nghe, luyện đọc lại cách ngắt nghỉ các câu thơ

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ theo yêu cầu của GV + ngẫm nghĩ: nghĩ đi, nghĩ lại kĩ càng.

+ giá (giá trống): đồ dùng bằng gỗ để đặt trống lên trên.

+ tưng bừng: quang cảnh, không khí) nhộn nhịp, vui vẻ.

- HS tập đặt câu: Ngày Quốc khánh 2/9 ở quê em tưng bừng cờ và hoa.

- Từng nhóm 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong nhóm.

- HS đọc thi đua giữa các nhóm.

- HS nhận xét - 1 HS đọc

Tiết 2

* Mở đầu: (3-4p)

- GV tổ chức cho cả lớp hát bài hát:

“Tiếng trống trường em”

3. Thực hành, luyện tập

- HS tham gia hát và vận động theo nhạc

(6)

3.1. Trả lời câu hỏi: (10-12p) - Yêu cầu HS đọc lại bài tập đọc

- GV hướng dẫn HS trả lười các câu hỏi trong nội dung bài đọc

- GV hỏi:

+ Khổ thơ nào nói đến những ngày hè?

- Gọi HS đọc khổ 1

+ Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè đó?

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- GV tiểu kết: Cũng như HS dường như cái trống cũng được nghỉ hè.

- Gọi HS đọc khổ cuối.

+ Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu điều gì?

+ Tiếng trống báo hiệu một năm học mới bắt đầu mang lại cảm xúc gì? (tưng bừng) - GV nhận xét, chốt đáp án..

- GV tiểu kết: Chỉ cần nghe tiếng trống sẽ biết năm học mới đã bắt đầu.

- Yêu cầu HS tìm từ ngữ xưng hô giữa bạn bè với nhau được xuất hiện trong khổ nào của bài thơ.

+ Khổ thơ nào cho thấy bạn HS trò chuyện với trống trường như với một người bạn?

- GV nhận xét, chốt đáp án..

- GV tiểu kết: Mỗi ngày đến trường đều nhìn thấy trống, đều nghe thấy tiếng trống. Cái trống và các bạn HS giống như những người bạn với nhau.

- Gọi HS đọc lại câu hỏi 4 trong sách + Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường như thế nào?

- GV nhận xét, chốt ý cả bài: Trống trường như một người bạn của HS.

3.2. Luyện đọc lại (9-10p)

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bằng cách xóa dần, chỉ để lại các chữ đầu dòng thơ.

- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi

- GV khuyến khích HS đọc thuộc cả bài

- 1 HS đọc lại bài tập đọc

+ Khổ thơ 1.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

+ Cái trống cũng nghỉ, trống nằm ngẫm nghĩ, trống buồn vì vắng các bạn học sinh.

- 1 HS đọc

+ Tiếng trống báo hiệu một năm học mới bắt đầu.

- HS chia sẻ.

- HS tìm và trả lời:

+ Bọn mình + Khổ 2

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc câu hỏi

+ gắn bó, thân thiết với trống, coi trống như một người bạn.

- HS thực hiện - HS thi đọc

- HSNK đọc thuộc lòng cả bài thơ

(7)

thơ và về đọc cho người thân nghe

4. Vận dụng: Luyện tập theo văn bản đọc. (14-15p)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu

+ Những từ ngữ nào dưới đây nói về trống trường như nói về con người?

- GV nhận xét, chốt đáp án.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài + Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS nói lời tạm biệt trong từng trường hợp trong nhóm đôi

- GV bao quát lớp và hỗ trợ HS nếu có khó khăn.

- GV mời HS đóng vai nói trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi

- GV mở rộng yêu cầu: Nói và đáp lời tạm biệt thầy cô khi tan học; Nói và đáp lời tạm biệt ông bà khi ông bà về quê;...

* Sau khi học xong bài hôm nay, em biết thêm điều gì?

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò HS luyện đọc thêm ở nhà..

- 1 HS đọc

- HS suy nghĩ, trả lời: ngẫm nghĩ, mừng vui, buồn.

- Lớp nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu bài - HS nêu

+ Nói lời tậm biệt của bạn HS với trồng trường

+ Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè

- HS luân phiên đóng vai trong nhóm để nói lời tạm biệt và đáp lời tạm biệt.

- 2, 3 nhóm thực hiện - Nhóm khác nhận xét.

- Một số HS lên đóng vai trước lớp.

- Cả lớp nhận xét, góp ý.

- HS nêu

- HS lắng nghe.

Tự nhiên và Xã hội

Bài 5: MỘT SỐ SỰ KIỆN Ở TRƯỜNG HỌC (tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.

- Xác định được các hoạt động của HS khi tham gia các sự kiện ở trường.

- Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Chia sẻ được cảm nhận của bản thân đối với một số sự kiện ở trường.

- Làm được một số việc thiết thực để chuẩn bị cho một số sự kiện sẽ được tổ chức ở trường.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu: hình ảnh về hoạt động của HS trong một số sự kiện của nhà trường. Một số thẻ ghi câu đố và đáp án trong trò chơi Đố bạn.

- Học sinh: SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (3-5p)

(8)

- GV đưa ra các câu hỏi:

+ Hãy nói tên trường và địa chỉ trường của em?

+ Em thích nhất điều gì ở trường?

- GV nhận xét và khen HS đã nêu được những điều mà mình thích nhất ở trường.

- GV nói thêm về ý nghĩa của tên trường và dẫn dắt vào bài

- GV dẫn dắt vấn đề: Ở trường học có rất nhiều các hoạt động lý thú, bổ ích và để biết được ý nghĩa một số sự kiện thường được tổ chức ở trường học và sự tham gia của các em học sinh như thế nào thì cô và trò chúng ta cùng vào bài 5: Một số sự kiện ở trường học.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 - 15p)

Hoạt động 1: Một số sự kiện thường được tổ chức ở trường và ý nghĩa của sự kiện đó.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Nhóm 1 cử một bạn đọc câu đố, nhóm 2 trả lời

+ Nếu trả lời được, nhóm 2 sẽ đọc câu đố cho nhóm 1 trả lời. Nếu nhóm nào trả lời không đúng hoặc không trả lời được là thua.

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu đố trong trò chơi Đố bạn:

+ Sự kiện nào được tổ chức vào tháng 3 để tôn vinh phụ nữ?

+ Sự kiện nào được tổ chức để chào mừng năm học mới?

+ Sự kiện nào được tổ chức để thúc đẩy phong trào thể dục, thể thao của nhà trường?

+ Sự kiện nào được tổ chức vào

tháng 11 để tôn vinh thầy, cô giáo Việt Nam?

- 3 - 4 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời câu hỏi.

+ Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

+ Lễ Khai giảng năm học mới.

+ Sự kiện hội khỏe phù đổng; thiếu nhi vui khỏe…

+ Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

+ Ngày sách Việt Nam 24/2.

+ Sự kiện Tết nguyên đán.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời.

(9)

+ Sự kiện nào được tổ chức để tôn vinh giá trị của sách?

+ Sự kiện nào được tổ chức để chào đón tết Nguyên đán của dân tộc Việt Nam.

- GV chốt lại tên một số sự kiện thường được tổ chức ở trường và ý nghĩa của các sự kiện đó:

+ Ngày Khai giảng: chào mừng năm học mới.

+ Ngày Nhà giáo Việt Nam: tôn vinh thầy, cô giáo.

+ Ngày Quốc tế phụ nữ: tôn vinh phụ nữ.

+ Ngày Hội đọc sách: tôn vinh giá trị của sách.

+ Hội Chợ xuân: chào đón tết Nguyên đán của dân tộc Việt Nam.

+ Hội khỏe Phù Đổng: Thúc đẩy phong trào thể dục, thể thao của nhà trường.

- GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi SGK trang 26: Hãy kể tên một số sự kiện được tổ chức ở trường.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (13 -15p)

Hoạt động 2: Một số hoạt động trong Ngày khai giảng.

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 5 SGK trang 27 và trả lời câu hỏi: Nói về một số hoạt động trong Ngày Khai giảng qua các hình dưới đây.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét.

- GV bổ sung câu trả lời của HS: Ngày

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời: Một số hoạt động trong Ngày Khai giảng: Đón học sinh lớp 1; Lễ chào cơ, hát Quốc ca; Hiệu trưởng đọc diễn văn khai giảng; Hiệu trưởng đánh trống khai giảng;

Học sinh biểu diễn văn nghệ chào mừng Ngày Khai giảng.

- HS trả lời:

+ Một số hoạt động trong Ngày Khai giảng ở trường em: Đại diện phụ huynh học sinh tặng hoa cho nhà trường; trao bằng khen cho các học sinh có thành tích nổi bật,...

+ Ý nghĩa của Ngày Khai giảng: “Khai” có nghĩa là mở ra, bắt đầu; “giảng” có nghĩa là giảng giải, diễn giảng. “Khai giảng” có nghĩa là bắt đầu giảng dạy (nghĩa mở rộng). Hiểu một cách cụ thể hơn, “khai giảng” là bắt đầu giảng dạy cho một năm học hay khóa học mới. Ngày khai giảng là ngày đầu tiên của năm học hay khóa học đó.

- HS lắng nghe.

(10)

Khai giảng thường có hai phần, đó là phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ: chào cờ, hát Quốc ca, Hiệu trưởng đọc diễn văn khai giảng. Phần Hội là các tiết mục văn nghệ, đồng diễn thể dục, thể thao.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Kể về một số hoạt động trong Ngày Khai giảng ở trường em.

+ Nêu ý nghĩa của Ngày khai giảng.

- GV liên hệ thêm: Qua hoạt động vừa rồi các con đã biết thêm một số hoạt động trong ngày khai giảng, đây là ngày có ý nghĩa tạo hứng khởi cho suốt một năm học, nhất là với thầy và trò. Sau mấy tháng nghỉ hè, cô trò lại gặp gỡ, bắt đầu hành trình mới dưới mái trường.

4. Hoạt động vận dụng: (4-5p)

+ Em hãy kể thêm một số sự kiện ở trường mà con biêt?

- GV nhận xét.

- GV củng cố tiết học.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau

Toán

Bài 19: BẢNG TRỪ (có nhớ) TRONG PHẠM VI 20 (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS tìm được kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và thành lập bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

- Giáo dục HS chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm, có ý thức giữ gìn, bảo quản tốt các đồ dùng học toán.Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(11)

1. GV: ƯDCNTT, Bảng phụ, các thẻ phép tính 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (4-5p)

- GV điều hành tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi: Truyền điện

- Luật chơi: HS truyền nhau nêu phép tính và kết quả của các phép tính trừ đã học . - GV tổ chức cho HS chơi

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.

2. Hình thành kiến thức mới (12-13p) - GV chi lớp thành 4 đội, các thành viên của đội nhận các tấm thẻ phép tính. Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm kết quả ghi vào thẻ, nhóm nào xong trước sẽ lên gắn vào bảng trước (Các phép tính như trong SGK/36 nội dung bài mới)

- Gọi đại diện các đội lên bảng xếp các thẻ phép tính theo cột:

+ Cột 1: có các phép tính có số bị trừ là 11.

+ Cột 2: có các phép tính có số bị trừ là 12.

+ Cột 3: có các phép tính có số bị trừ là 13.

+ Cột 4: có các phép tính có số bị trừ là 14.

+ Cột 5: có các phép tính có số bị trừ là 15.

+ Cột 6: có các phép tính có số bị trừ là 16.

+ Cột 7: có các phép tính có số bị trừ là 17.

+ Cột 8: có các phép tính có số bị trừ là 18.

- Sau khi các đội xếp xong, yêu cầu các đội hãy xếp lại các phép tính trừ trong từng cột của mình theo thứ tự số trừ tăng dần.

(GV giúp đỡ đội bạn còn lúng túng)

- GV dẫn dắt giới thiệu bài mới Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.(ghi bảng) - Hướng dẫn đọc các phép tính trong Bảng trừ.

+ Các con có nhận xét gì về đặc điểm của các phép trừ ở từng cột trong bảng trừ?

- GV tổng kết:

+ Cột thứ nhất được coi là: Bảng 11 trừ đi

- HS lắng nghe luật chơi - HS tham gia chơi - Nhận xét.

- HS chia theo nhóm nhận nhiệm vụ + Đội 1: xếp cột 1, 2

+ Đội 2: xếp cột 3, 4 + Đội 3: xếp cột 5, 6, 7, 8

- Đại diện các đội thực hành.

- HS đọc tên bài học.

- Mỗi em đọc 1 cột phép tính.

- Cá nhân phát biểu:

+ Cột 1: số bị trừ đều là 11, số trừ là các số khác nhau từ 2 đến 9.

+ Cột 2...

+ ………

- Nghe, quan sát, ghi nhớ.

(12)

một số.

+ Cột thứ hai được coi là: Bảng 12 trừ đi một số.

+ Cột thứ ba được coi là: Bảng 13 trừ đi một số.

+ Cột thứ tư được coi là: Bảng 14 trừ đi một số.

………

…….

+ Cột thứ tám được coi là: Bảng 18 trừ đi một số.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi đưa ra phép trừ và đố nhau tìm ra kết quả.

- Gọi HS đọc lại toàn bộ bảng trừ.

3. Luyện tập, thực hành (13-12p) Bài 1: Tính nhẩm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

14 - 5 = 15 - 6 = 11 - 4 = 11 - 3 = 13 - 7 = 16 - 8 = 18 - 9 = 14 - 8 = - Yêu cầu HS làm bài vào vở ô ly.

- Gọi HS nối tiếp (theo cột dọc) đọc kết quả.

- Nhận xét, tuyên dương.

+ Dựa vào đâu để tìm kết quả của các phép tính?

- GV chốt kiến thức: Các con có thể dựa vào bảng trừ để nhẩm ra kết quả, nếu chưa nhẩm được ngay thì cũng có thể dùng que tính, đếm ngược, tách số tròn chục...để tìm kết quả.

Bài 2: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính

+ Hãy quan sát tranh vẽ gì?

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- GV nhấn mạnh yêu cầu bài: Hãy chọn kết quả đúng với mỗi phép tính bằng cách đưa các chú kiến mang các phép tính về đúng với các ngôi nhà nấm có kết quả tương ứng.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm lớn, làm bài tập 2 vào vở bài tập Toán (trang 30).

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.

- Cách chơi: 2 đội chơi, mỗi đội 7 bạn, mỗi bạn được nhận 1 thẻ phép tính. GV gắn

- Làm việc theo cặp đôi để thuộc bảng trừ.

- 2, 3 HS đọc bảng trừ.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- Làm việc cá nhân.

- Nối tiếp đọc kết quả bài 1.

+ Dựa vào Bảng trừ vừa học.

- Nghe, ghi nhớ.

+ Vẽ 7 con ong, 4 cây nầm.

- 1,2 HS đọc yêu cầu bài - HS lắng nghe

- 7 HS một nhóm làm bài tập.

- Nghe hướng dẫn.

(13)

các cây nấm có chỉ số 7, 4, 6, 5 lên bảng. 2 đội tiếp sức lên gắn các thẻ phép tính có kết quả đúng dưới mỗi cây nấm.

- GV tổ chức cho HS tham gia chơi - Nhận xét, tuyên dương.

4. Vận dụng (6-7p)

- GV tổ chức cho HS thi nối tiếp nêu kết quả của các phép tính có trong bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 (Chỉ phép tính bất kì và HS nêu kết quả)

- GV nhận xét, khen ngợi HS ghi nhớ tốt

* Giờ học hôm nay con học được những gì?

- Nhận xét tiết học, dặn dò HS ghi nhớ học thuộc bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và vận dụng hoàn thiện các bài tập. Chuẩn bị bài giờ sau.

- 2 đội thi .

- Lớp nhận xét, hoàn thiện bài

- HS nối tiếp nêu phép tính theo yêu cầu của GV

- Lớp nhận xét khen ngợi bạn

- HS trả lời.

- Nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV

Ngày soạn: 8/10/2021 Ngày giảng: 12/10/2021

Tiếng Việt

Bài 11: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM (tiết 3) Viết: CHỮ HOA Đ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ hoa Đ cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng: Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học ( hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ); phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân

- Bồi dưỡng tình cảm thương yêu, gắn bó đối với trường học; cảm nhận được niềm vui đến trường; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Ứng dụng công nghệ thông tin, Mẫu chữ, Bảng phụ - HS: VBT Tiếng việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (3-5p)

- GV cho HS hát 1 bài hát: ABC

+ Theo bài hát các bảng chữ cái, sau chữ D sẽ là chữ gì?

- GV giới thiệu bài: Các em đã học và viết được chữ viết hoa D, tiết học hôm nay cô giới thiệu và hướng dẫn các em viết chữ

- Cả lớp hát vỗ tay theo nhịp điệu bài hát.

- HS trả lời

(14)

hoa gần giống chữ D hoa đó là chữ hoa Đ.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức mới (10-12p) 2.1 Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV đưa mẫu chữ hoa.

+ Chữ Đ cỡ nhỡ cao mấy li?

- Chữ Đ được viết bởi mấy nét?

+ So sánh điểm giống và khác nhau giữa chữ Đ và D

- GV viết mẫu chữ Đ cỡ vừa trên bảng lớp, kết hợp nhắc lại cách viết.

- Cho HS quan sát video hướng dẫn chi tiết.

- Yêu cầu HS luyện viết trên bảng con - GV quan sát, giúp đỡ, sửa nét cho HS 2.2. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng:

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ.

+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa?

Vì sao phải viết hoa chữ đó?

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?

+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu?

+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu?

- 1,2 HS nêu lại tên bài

- HS quan sát chữ viết mẫu.

+ Chữ Đ cao 5 li

+ Chữ Đ gồm 2 nét: Nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét lượn hai đầu và nét cong phải nối liền nhau, tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Nét 2 là nét thẳng ngang ngắn.

- HS so sánh

+ Giống nhau: Nét 1 giống nhau.

+ Khác nhau: Chữ Đ được cấu tạo như chữ D, thêm một nét thẳng ngang ngắn.

- HS quan sát GV viết mẫu.

- HS quan sát video

- HS tập viết trên bảng con .

- HS đọc.

- HS tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng + Viết chữ viết hoa Đ đầu câu.

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong cấu bằng khoảng cách viết chữ cái o.

+ HS nêu độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa Đ, h, g cao 2,5 li, chữ d viết thường cao 2 li (chữ g cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang); chữ t cao 1,5 li; các chữ còn lại cao 1 li.

+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái i của tiếng chơi.

- Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một.

(15)

3. Luyện tập, thực hành (14-15p)

- Yêu cầu HS thực hiện luyện viết chữ hoa Đ và câu ứng dụng trong vở Tập viết

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV kết hợp chấm, nhận xét 5 – 7 bài.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

- Cho HS đổi chéo vở kiểm tra, báo cáo kết quả.

- GV cho HS quan sát một số bài viết đẹp.

4. Vận dụng (3-4p)

- Yêu cầu HS tìm tên một bạn trong lớp (hoặc tên một loại quả) bắt đầu bằng con chữ Đ.

- Gọi HS lên bảng thi viết tên bạn đó.

Nhắc HS nhớ viết hoa tên riêng. HS nào viết nhanh và đúng hơn thì chiến thắng.

- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS hoàn thiện bài viết

- HS đổi vở cho nhau

- HS thực hiện luyện viết vào vở.

- HS nhận xét.

- Lớp đổi chéo vở kiểm tra, HS lắng nghe

- HS quan sát.

- HS thi tìm tên.

- HS thực hành viết tên lên bảng.

- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV

Tiếng việt

Bài 11: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM (tiết 4) Nói và nghe: NGÔI TRƯỜNG CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa phần nói và nghe, dựa vào tranh và lời gợi ý để nói cảm nhận của bản thân về trường mình.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học (hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ); phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân

- Bồi dưỡng tình cảm thương yêu, gắn bó đối với trường học; cảm nhận được niềm vui đến trường; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Ứng dụng công nghệ thông tin, Bảng phụ - HS: VBT Tiếng việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (4-5 phút)

- GV tổ chức cho HS hát bài hát: “Ngôi trường thân thiện”

- GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài.

- GV ghi tên bài lên bảng

2. Hình thành kiến thức mới (8-10 phút) Nói những điều em thích về trường của em.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh về trường tiểu học Lê Lợi.

- HS hát và vận động theo nhạc bài hát

- 1,2 HS nêu lại tên bài

- HS quan sát tranh, thực hiện.

- HS trao đổi cặp đôi và trả lời các

(16)

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi theo gợi ý:

+ Trường em tên là gì? Ở đâu?

+ Điều gì khiến em cảm thấy yêu thích, muốn đến trường hằng ngày?

- GV gợi ý HS, điều em thích có thể là về địa điểm (sân trường, lớp học, vườn trường, thư viện, sân thi đấu thể thao,...), đồ vật (cái trống, cái chuông điện, bàn ghế, bảng, các dụng cụ thể dục thể thao,...), hoạt động ở trường (học tập, vui chơi, ăn trưa, văn nghệ, thể thao,...).

- GV khuyến khích các em lựa chọn càng nhiều càng tốt, để gợi cho các em nói được nhiều điều mình thích ở trường học của mình.

- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày

- GV nhận xét và cho HS quan sát video giới thiệu về ngôi trường của mình đang học

3. Luyện tập, thực hành (8-10 phút) Em muốn trường mình có những thay đổi gì?

- GV cho HS quan sát một số bức tranh, bức ảnh của trường về những năm học trước và yêu cầu HS so sánh ngôi trường của mình đã thay đổi như thế nào so với những năm gần đây.

- GV tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm về những điều trong trường mà mình muốn thay đổi.

- GV động viên và khuyến khích HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân mình về bất cứ điều gì trong trường mà mình muốn thay đổi. (VD: Sân trường rộng hơn, lớp học nhiều ánh sáng hơn, sân trường có nhiều cây hơn, có khu nhà ăn riêng,...) - GV nhận xét.

- GV lưu ý HS phản biện các ý kiến khác

câu hỏi theo yêu cầu của GV

- Từng HS trong nhóm nêu ý kiến, các bạn góp ý, bổ sung.

- HS có thể tuỳ chọn bất cứ điều gì các em cảm thấy thích, và có thể chọn bao nhiêu điều tuỳ thích.

- Đại diện 3, 4 nhóm chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày (VD: Vì sao bạn thích những điều đó? Trong những điều đó, bạn thích điều nào nhất?...)

- HS quan sát vi deo

- HS quan sát tranh ảnh và so sánh trường của em bây giờ với trường của em về mấy năm trước

- HS trao đổi trong nhóm về những điều trong trường mà mình muốn thay đổi trong nhóm 4.

- HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân mình về bất cứ điều gì trong trường mà mình muốn thay đổi.

- HS nhận xét, bổ sung.

(17)

nhau, trong trường hợp cảm nhận của các em có sự khác biệt.

3. Vận dụng (10-15 phút)

* Nói với người thân những điều em muốn trường mình thay đổi.

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng:

+ Kể cho người thân về ngôi trường của mình.

+ Nêu những điều mình cảm thấy nên thay đổi và lí do mình muốn thay đổi.

- GV tiếp nhận ý kiến.

* GV tóm tắt lại những nội dung chính.

+ Đọc hiểu bài thơ: Cái trống trường em.

+ Viết đúng chữ hoa Đ, câu ứng dụng Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

+ Nói được điều em thích và điều em muốn thay đổi về trường học của em.

+ Trong các nội dung mà em đã được học ở bài 11, em thích và ấn tượng nhất nội dung nào?

- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS luyện đọc, nói nhiều hơn. Chuẩn bị bài giờ sau

- HS đưa ra những điều sẽ kể cho người thân về ngôi trường của mình.

- HS nêu ý kiến về những điều mình cảm thấy nên thay đổi và lí do mình muốn thay đổi.

- HS nêu mong muốn thay đổi điều đó như thế nào.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ

- Lắng nghe và chuẩn bị những nội dung cho tiết học sau.sau.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có)

………

………

Toán

Bài 19: BẢNG TRỪ (có nhớ) TRONG PHẠM VI 20 (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Vận dụng bảng trừ (tra cứu bảng trừ) trong thực hành tính nhẩm (chưa yêu cầu HS ngay lập tức phải học thuộc lòng bảng trừ).

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

- Giáo dục HS chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm, có ý thức giữ gìn, bảo quản tốt các đồ dùng học toán. Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: ƯDCNTT, Bảng phụ, các thẻ phép tính 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (5-6p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Cô - HS chơi trò chơi dưới sự điều khiển

(18)

cần! Cô cần!”.

- Cách chơi:

+ Cô: cô cần, cô cần + Trò: cần gì? Cần gì?

+ Cô: cô cần bạn A đọc bảng 11 trừ đi một số.

+ Tiếp tục chơi với các bảng trừ 12,13,14,

…trừ đi một số hoặc với các phép tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

- Nhận xét HS chơi và dẫn dắt vào bài hoc:

Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 (tiết 2).

2. Luyện tập, thực hành (18-20p)

Bài 3: Xem bảng trừ, nêu các phép tính còn thiếu vào chỗ chấm

- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

- Yêu cầu HS trao đổi bài với bạn bên cạnh và giải thích lí do lựa chọn phép tính thích hợp.

- Gọi HS điền phép tính thích hợp vào ô số 9.

+ Nêu lí do điền phép tính?

+ Điền phép tính thích hợp vào ô 8, giải thích lí do?

+ Điền phép tính thích hợp vào ô 7, giải thích lí do?

………

+ Điền phép tính thích hợp vào ô 4, giải thích lí do?

+ Để điền được phép tính đúng, con còn có cách làm nào khác không?

- GV tuyên dương học sinh có sáng tạo.

- GV nhận xét, kết luận: Để điền được các phép tính thích hợp các em phải tính kết quả của các phép tính đã cho ở từng ô.

Bài 4

- Gọi HS đọc bài toán.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi phân tích đề toán.

- Gọi các nhóm phân tích đề toán.

+ Bài toán cho biết gì?

của GV.

- 1,2 HS nêu lại tên bài.

- 1 HS đọc yêu cầu - Làm việc cá nhân - Thảo luận, chia sẻ . + 14 - 5; 18 - 9

+ Kết quả của các phép tính đều bằng 9.

+ 14 - 6 ; 18 - 6; 11 - 3

+ Kết quả của các phép tính đều bằng 8.

+ 12 - 5 ; 11 - 4 ; 15 - 8

+ Kết quả của các phép tính đều bằng 7.

+ 11- 5; 12 - 6; 14 - 8; 15 - 9,..

+ Con tra Bảng trừ/ Con lấy số bị trừ làm mốc và đặt câu hỏi: 11 trừ mấy bằng 8? 12 trừ mấy bằng 8?13 trừ mấy bằng 8….

- Lắng nghe

- 2 HS đọc bài toán.

- Làm việc nhóm đôi (1p).

+ Giàn gấc nhà bà Nga có tất cả 13

(19)

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết giàn gấc nhà bà Nga còn mấy quả chưa chín ta làm phép tính gì?

- Yêu cầu HS suy nghĩ, làm bài vào vở, sau đó chia sẻ với bạn.

Phép tính: 13 - 7 = 6

Trả lời: Giàn gấc nhà bà Nga còn 6 quả chưa chín.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Vì sao con làm phép trừ 13 - 7?

- GV chốt: Với bài toán đi tìm đối tượng

“còn lại”, ta làm phép tính trừ.

3. Vận dụng (10-12p)

- Khuyến khích HS tự nghĩ ra một số tình huống trong thực tế có liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đã biết vận dụng bảng trừ vào thực tế.

* Giờ học toán hôm nay các em làm thêm được điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.

quả, trong đó có 7 quả đã chín.

+ Hỏi giàn gấc nhà bà Nga còn mấy quả chưa chín?

+ Làm phép tính trừ.

- Làm bài vào vở ô ly.

- 2 HS đọc chữa bài.

- Đổi chéo bài kiểm tra bạn.

- HS giải thích - Nghe, ghi nhứ.

- HS nếu tình huống, mời bạn trả lời.

VD: Cô giáo mua về 15 chiếc bút chì, cô đã thưởng cho học sinh 9 chiếc.

Hỏi cô giáo còn lại bao nhiêu chiếc bút chì?

+ Em làm được các phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 20 và vận dụng vào tình huống thực tế.

- Lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV

Đạo đức

Bài 3: KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết được những việc mà thầy giáo, cô giáo đã làm cho em. HS biết những việc cần làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5-7p)

- Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Bông hồng tặng cô.

- Bạn nhỏ trong bài hát đã làm gì để thể

- Lớp hát - 2-3 HS nêu.

(20)

hiện sự kính yêu cô giáo?

- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2. Khám phá: (28-30p)

*Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc thầy giáo, cô giáo đã làm cho em.

- GV cho HS quan sát tranh sgk tr.14-15, tổ chức thảo luận nhóm 4, YC HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu những việc làm của thầy giáo, cô giáo trong các bức tranh trên.

+ Những việc làm của thầy cô giáo đem lại điều gì cho em?

- GV chốt: Thầy giáo, cô giáo dạy em biết đọc, biết viết, biết những kiến thức trong cuộc sống; thăm hỏi, động viên, …

*Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.14-15, YC thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc đó thể hiện điều gì?

- Tổ chức cho HS chia sẻ.

+ Em cần làm gì để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt:

+ Những việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo: chào hỏi, chú ý nghe giảng, học hành chăm chỉ, lễ phép,

……

+Những việc làm không thể hiện sự tôn trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo: không chào hỏi, cãi lời, nói trống không, nói chuyện trong giờ học, không học bài, không làm bài tập, không vâng lời,….

* Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

- Quan sát tranh

- HS thảo luận nhóm 4 - 2-3 HS chia sẻ.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo cặp.

- HS chia sẻ.

- 3-4 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ.

Ngày soạn: 8/10/2021 Ngày giảng: 13/10/2021

Tiếng việt

(21)

Bài 12: DANH SÁCH HỌC SINH (tiết 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ khó, đọc rõ ràng danh sách học sinh, biết cách đọc các cột theo hàng ngang từ trái qua phải; biết nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột, từng hàng.

- Hiểu nội dung thông tin trong từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách. Hiểu cách sắp xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái.

- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, để tả về đặc điểm của các sự vật quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Ứng dụng công nghệ thông tin, Mẫu chữ, Bảng phụ - HS: VBT Tiếng việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (5-7p)

- GV cho cả lớp hát bài hát: ABC để tạo không khí lớp học

- GV đọc danh sách theo dõi HS và nhiệt độ tương ứng của từng thành viên trong lớp đã đo được trong ngày.

+ Qua phần cô đọc, các em biết được thông tin gì?

- GV đưa một vài mẫu danh sách khác và giới thiệu cho HS về đặc điểm chung của từng danh sách

+ Tiêu đề (tên của bản danh sách, các cột dọc của bản danh sách gồm: Số thứ tự – Họ và tên –..., các hàng ngang.)

+ Họ và tên các HS trong bản danh sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái,...

- GV giới thiệu: Để biết cách đọc và hiểu được các thông tin trong 1 bản danh sách chúng ta cùng vào bài hôm nay.

- GV ghi tên bài: Danh sách học sinh.

2. Hình thành kiến thức mới 2.1. Đọc văn bản (12-13p)

- GV hướng dẫn giới thiệu chung cho cả lớp về cách đọc bài:

+ Bài đọc nói về việc lập danh sách đọc truyện tự chọn (đọc mở rộng). HS được đăng kí truyện mình thích đọc. Trong bài đọc có bản danh sách đăng kí đọc truyện của một tổ. Khi đọc bài, các em quan sát kĩ bản danh sách và cách đọc bản danh sách.

+ Hướng dẫn kĩ cách đọc bản danh sách

- HS hát tập thể và vận động theo nhịp.

- HS lắng nghe

- HS trả lời tự do (Biết tên các bạn, nhiệt độ của từng bạn…)

- HS quan sát một số bản danh sách GV đã chuẩn bị (VD: Danh sách học sinh đi tham quan, danh sách học sinh dự thi vẽ tranh,...)

- HS lắng nghe.

- 1,2 HS nêu lại tên bài

- HS lắng nghe, ghi nhớ cách đọc

(22)

(treo hoặc viết bản danh sách trên bảng lớp hoặc chiếu bản danh sách trên màn hình).

+ Vừa đọc vừa lấy thước chỉ vào từng cột, từng hàng. Đọc giọng chậm rãi để HS dễ theo dõi: đọc theo số thứ tự, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng).

- GV đọc mẫu cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi phần của bài đọc.

- Yêu cầu HS đọc lại bài

+ Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc, đọc dễ lẫn?

- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương.

- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.

- GV kết hợp hướng dẫn HS cách ngắt khi đọc danh sách lớp.

- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc lần 2 kết hợp tìm hiểu nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài.

- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

2.2. Đọc theo theo nhóm (14-15p)

- GV chia nhóm để HS thảo luận, đọc theo đoạn

- GV tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm.

- GV nhận xét, khen ngợi.

- Gọi 1 HS đọc cả bài.

- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- HS lắng nghe, quan sát theo danh sách GV đọc trên bảng

- 1,2 HS đọc toàn bài lần 1.

- HS phát hiện từ khó, gạch chân các từ khó trong SGK và luyện đọc lại + VD: danh sách, sở thích, truyện,

- HS luyện đọc câu

VD: Một (1)/ Trần Trường An / Ngày khai trường. Hoặc: Một (1)/ Trần Trường An / truyện Ngày khai trường.

- HS luyện đọc lại lần 2 kết hợp tìm hiểu ngĩa của một số từ khó (nếu có) - Lớp nhận xét bạn

- HS chia nhóm và luyện đọc theo nhóm. Từng em tự luyện đọc toàn bộ bài đọc.

- Một số HS thi đọc trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc

Tiết 2

* Mở đầu: (3-4p)

- GV tổ chức cho cả lớp hát bài hát:

“Tiếng trống trường em”

3. Thực hành, luyện tập 3.1. Trả lời câu hỏi: (10-12p) - Gọi HS đọc lại bài tập đọc

- HS tham gia hát và vận động theo nhạc

- 1 HS đọc lại bài tập đọc

(23)

- GV nêu câu hỏi 1: Trong bản danh sách, tổ 2 lớp 2C có bao nhiêu bạn?

+ Dựa vào đâu em biết tổ 2 có 8 bạn?

+ Cột số thứ tự được viết như thế nào?

- GV nhận xét, kết luận: Để biết có bao nhiêu người trong danh sách, cần nhìn vào cột số thứ tự. Số thứ tự được viết từ bé đến lớn.

- Gọi HS đọc câu hỏi

+ Ai đã có câu trả lời? Nêu cách tìm.

- GV nhận xét, đặt thêm câu hỏi tương tự để đố nhau có câu trả lời nhanh nhất. VD:

Bạn đứng ở vị trí số 4/ 3/ 2/ 1... đăng kí đọc truyện gì?

- GV kết luận: Một hàng trong danh sách sẽ cho biết nhiều thông tin.

- GV cho HS đọc câu hỏi 3.

- GV gợi ý: Muốn biết những bạn nào đăng kí đọc cùng truyện với bạn ở vị trí số 6 phải biết:

+ Bạn ở số 6 đọc truyện gì?

+ Truyện đó ai cũng đọc?

- GV nhận xét, chốt đáp án. Yêu cầu HS hỏi – đáp theo cặp đôi các câu hỏi tương tự.

- GV nhận xét

3.2. Luyện đọc lại (9-10p)

- GV hướng dẫn HS đọc lại bài tập đọc - GV tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.

- 2, 3 HS trả lời - HS khác nhận xét.

+ Nhìn theo cột số thứ tự

+ Viết bằng các chữ số, viết giữa ô

- 1 HS đọc: Câu 2: Bạn đăng kí ở vị trí số 6 đăng kí truyện gì?

- HS nêu: Bạn đứng ở vị trí số 6 – bạn Lê Thị Cúc, đăng kí đọc truyện Ngày khai trường. Nhìn vào hàng ngang có số thứ tự là 6.

- HS nêu

- 1 HS đọc câu hỏi 3: Câu 3: Những bạn nào đăng kí đọc cùng truyện với bạn ở vị trí số 6?

- HS suy nghĩ, trả lời.

+ Các bạn cùng đọc truyện Ngày khai trường: Trần Trường An, Đỗ Duy Bắc.

- HS nhận xét

+ Các nhóm trả lời nhanh có thể đặt thêm câu hỏi tương tự để đố nhau có câu trả lời nhanh nhất.

VD: Có mấy bạn đăng kí đọc truyện Ngày khai trường?/ Có mấy bạn đọc truyện Ếch xanh đi học?/ Có mấy bạn đọc truyện Vì sao gà chẳng giỏi bơi?...

- HS nhận xét - HS lắng nghe.

- HS đọc

- Lớp nhận xét, góp ý.

(24)

- GV nhận xét, khen ngợi

4. Vận dụng: Luyện tập theo văn bản đọc. (14-15p)

Bài 1: Tên học sinh trong bản danh sách được sắp xếp thế nào?

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.

+ Em hãy nhìn vào tên của bạn đó, có điều gì đặc biệt:

- GV nhận xét, chốt đáp án

- GV kết luận: Trong danh sách, tên luôn được sắp xếp theo bảng chữ cái.

Bài 2: Học thuộc lòng bảng chữ cái Tiếng Việt.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Bing go

- Luật chơi: HS vẽ 1 bảng gồm 5 hàng và 5 cột. Điền các chữ cái trong bảng chữ cái vào 25 ô đó. GV gọi tên từng chữ cái. HS nào có chữ cái GV đọc sẽ khoanh tròn. HS nào khoanh được 5 hàng hoặc 5 cột sẽ hô Binggo và thắng cuộc.

- GV tổ chức chơi

- GV nhận xét, khen ngợi

- Yêu cầu HS đọc lại bảng chữ cái Tiếng Việt.

* Sau khi học xong bài hôm nay, em biết thêm điều gì?

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò HS luyện đọc thêm ở nhà và đọc thuộc bảng chữ cái

- HS đọc yêu cầu - 1, 2 HS trả lời.

+ Tên HS trong bản danh sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt.

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS chơi

- HS đọc nối tiếp.

- HS chia sẻ

- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV

Toán

Bài 20: LUYỆN TẬP (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thành thạo về cách làm tính trừ và Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán, NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học.

- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: ƯDCNTT, Bảng phụ 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(25)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu (5-6p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Truyền điện”

- GV nêu luật chơi: HS nêu một phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đố bạn tính nhẩm kết quả.

- Tổ chức cho HS chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương HS chơi tốt.

- GV dẫn dắt vào bài học, ghi tên bài lên bảng: Luyện tập

2. Luyện tập, thực hành (22-25p) Bài 1: Tính nhẩm

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.

+ Tính nhẩm là tính như thế nào?

- Yêu cầu HS làm vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả và chia sẻ cách tính nhẩm.

8 ₊ 3 = 11 5 ₊ 7 = 12 3 ₊ 9 = 12 11 - 8 = 3 12 - 5 = 7 12 - 3 = 9 11 - 3 = 8 12 - 7 = 5 12 - 9 = 3 - GV nhận xét, hướng dẫn: Các em có thể dựa vào quan hệ giữa phép cộng và phép trừ để tìm ra kết quả của phép tính trừ.

Bài 2: Số

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS lấy VBT, quan sát các phép trừ ghi trong mỗi ngôi nhà; đối chiếu với các số biểu thị kết quả phép tính ghi trên mỗi đám mây rồi lựa chọn số thích hợp với từng ô có ghi dấu ?.

- Yêu cầu HS đổi chéo bài làm, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

- Yêu cầu HS lần lượt chia sẻ trước lớp.

- Yêu cầu nhóm đối chiếu bài, sửa sai nếu có.

- GV chốt đáp án đúng sau mỗi ngôi nhà, có thể mở rộng hơn các phép tính bằng cách tăng số bị trừ thêm 1 đơn vị.

- GV chốt: Các em đã sử dụng Bảng trừ để đi tìm kết quả, tìm 1 thành phần chưa biết

- Lắng nghe.

- Chơi trò chơi.

- 1,2 HS nêu lại tên bài

+ Tính nhẩm.

+ Tính nhẩm là nhẩm ra luôn kết quả.

- Làm bài cá nhân

- Nối tiếp theo cột dọc đọc kết quả.

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu

- Lớp quan sát các phép tính trong vở và tự hoàn thiện bài tập

- Lớp trao đổi theo cặp kiểm tra nhận xét bài của bạn

- 4 HS lần lượt chia sẻ về bài làm của mình (theo từng ngôi nhà).

- Theo bàn.

(26)

trong phép tính rất tốt.

Bài 3a: Nối mỗi phép tính với kết quả thích hợp

- Cho HS quan sát đề bài, đọc đề bài.

- Tổ chức cho HS chơi: “Ai nhanh? Ai đúng?”

+ Cách chơi: HS chia thành 2 đội, mỗi đội có 4 người chơi. Nhiệm vụ của mỗi bạn là tìm chìa mở từng ổ khóa, bạn mở xong ổ khóa số 1 sẽ đứng xuống cuối hàng và tiếp đến bạn sau.

- GV tổ chức cho HS tham gia chơi - GV bao quát lớp.

- GV nhận xét, chốt: Nhẩm kết quả bằng cách đếm lùi, làm cho tròn 10, bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

- GV thu và nhận xét nhanh một số bài của HS

3. Vận dụng (8-10p)

- GV tổ chức cho HS tự nghĩ ra một số tình huống trong thực tế có liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đã biết vận dụng bảng trừ vào thực tế.

- GV tổ chức cho HS thi tìm nhanh các phép tính trừ có kết quả bằng 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

- GV nhận xét và yêu cầu HS đọc thuộc bảng trừ

* Con học được gì qua giờ toán hôm nay?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

- Nhận xét tiết học. dặn dò hoàn thiện bài và chuẩn bị bài tiết sau

- Cá nhân HS quan sát đề bài.

- Lắng nghe.

- 2 đội chơi trò chơi

- Lớp nhận xét, hoàn thiện bài vào vở

- Lớp đổi chéo vở kiểm tra giúp bạn

- HS nếu tình huống, mời bạn trả lời.

- HS thi tìm nhanh

- 1,2 HS đọc thuộc bảng trừ

- HS chia sẻ.

- Lắng nghe thực hiện theo yêu cầu của GV

Tiếng việt

Bài 12: DANH SÁCH HỌC SINH (tiết 3) Nghe-viết: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết đúng chính tả bài Cái Trống trường em (từ: “Buồn không hả trống đến Tùng! Tùng!

Tùng!”); trình bày đúng khổ thơ, bịết viết hoa chữ cái đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ.

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt g/gh; s/x (hoặc tiếng có dấu hỏi hoặc dấu ngã)

- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, để tả về đặc điểm của các sự vật quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(27)

- GV: Ứng dụng công nghệ thông tin, Mẫu chữ, Bảng phụ - HS: VBT Tiếng việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3-5p)

- Cho HS hát: Chữ đẹp nết càng ngoan.

+ Cần lưu ý gì khi viết?

- GV nhận xét, giới thiệu vào bài: Để giúp các em luyện viết chữ theo theo nội dung bài đã học: cái trống trường em, chúng ta vào bài hôm nay.

2. Hình thành kiến thức mới (15-17p) 2.1. Tìm hiểu nội dung đoạn viết

- GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn viết:

+ Tình cảm của bạn nhỏ dành cho trống như thế nào?

2.2. Luyện viết từ khó

- GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả:

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

- GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra.

- GV có thể cho HS viết từ khó ra nháp hoặc bảng con.

- GV nhận xét

+ Khi viết đoạn văn, cần viết như thế nào?

- GV lưu ý HS viết đúng câu thể hiện tiếng trống (Tùng! Tùng! Tùng!).

2.3. Nghe – viết

- GV đọc bài, yêu cầu HS viết vào vở.

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả.

- Lớp hát và vận động theo bài hát - Trả lời câu hỏi theo yêu cầu

- HS nghe và quan sát đoạn viết trong SGK - hai khổ cuối bài thơ).

- 1, 2 HS đọc lại đoạn văn

+ Bạn nhỏ rất yêu quý trống, gọi trống bằng từ ngữ thân thiết như người bạn.

+ Những chữ đầu câu viết hoa.

- HS có thể phát hiện các chữ dễ viết sai.

- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

2 HS lên bảng lớp viết

+ Ví dụ: im lặng, trên giá, trống, đi vắng, mừng vui,...

- Lớp nhận xét

+ Cách trình bày đoạn văn, lùi đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.

- HS nghe và soát lỗi:

+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).

+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai

(28)

- GV chấm một số bài của HS.

- GV nhận xét bài viết của HS. Trưng bày một số bài viết đẹp.

- Tuyên dương, động viên HS.

3. Luyện tập, thực hành (7-10p)

* Hướng dẫn làm bài tập chính tả

Bài 2: Dựa vaò tranh, viết từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS quan sát tranh và tìm tên sự vật trong mỗi bức tranh có chứa g/gh..

- Gọi HS nêu kết quả - GV nhận xét.

- GV lưu ý HS hiện tượng chính tả của các chữ g/gh.

Bài 3: Chọn a hoặc b

- Yêu cầu HS lựa chọn a hoặc b để làm

* Phần a: Chọn s hay x thay cho ô vuông và giải đố

+ Trong các ô vuông nên điền s hay x?

- GV nhận xét, chốt đáp án. Gọi 1 Hs đọc lại cả khổ thơ.

+ Ai biết bài thơ chỉ quả gì?

- GV chốt đáp án:

Miền bắc gọi là Quả bồng bồng. Miền Nam gọi quả roi.

- GV lưu ý phân biệt s/x.

* Phần b: Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm

- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài - Gọi các nhóm báo cáo

(nếu có).

- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS quan sát tranh và tìm tên sự vật - HS đọc kết quả trước lớp: gà, ghim, ghế.

- HS nhận xét hoàn thiện bài vào vở

+ Dòng 1: xanh (màu sắc) + Dòng 3: xanh (màu sắc) + Dòng 4: sáng (tỏa sáng) - HS nhận xét

- HS đọc

- HS giải đố: Quả roi

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS trao đổi cặp đôi điền dấu thích hợp vào bảng phụ.

- Đại diện nhóm báo cáo Mắt của ngôi nhà

Là những ô cửa Hai cánh khép mở Như hai hàng mi

Một khi người đi Mắt buồn ngủ miết Người về mắt vui Thức không biết mệt - HS nhận xét

(29)

- GV nhận xét, chốt đáp án

- GV lưu ý phân biệt dấu hỏi/dấu ngã 4. Vận dụng (2-3p)

+ Trong bài hôm nay, em đã được phân biệt các âm nào?

+ Sau khi viết xong bài chính tả, em thấy mình dễ mắc lỗi gì nhất?

+ Để có một bài viết chính tả đẹp em cần chú ý điều gì?

- GV tóm tắt nội dung chính, nội dung của toàn bài.

* Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS

- HS trả lời

- HS phát biểu tự do - HS phát biểu - Lớp lắng nghe

- HS chia sẻ cảm nhận

- Lớp lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV

Tiếng việt

Bài 12: DANH SÁCH HỌC SINH (tiết 4) Luyện tập: TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, ĐẶC ĐIỂM

CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM

I. CÁC YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển vốn từ chỉ sự vật (các đồ vật thường có hoặc thường thấy ở trường, lớp), Đặt được câu nêu đặc điểm của đồ vật.

- Biết lập danh sách h

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học. Góp phần hình thành

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề,

- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, HS phát triển năng lực phân tích và tổng hợp, khái quát hoá để tìm ra cách thực hiện phép tính cộng

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế.. - Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng

- Bước đầu vận dụng được phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 để tính toán và xử lí các tình huống trong cuộc sống. - PT năng lực về toán học: NL tư duy và lập luận

- Thông qua việc quan sát, HS phát triển năng lực phân tích và tổng hợp, khái quát hoá để tìm ra cách thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 20, vận dụng các phép tính

- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, HS phát triển năng lực phân tích và tổng hợp, khái quát hoá để tìm ra cách thực hiện phép tính cộng

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề,