• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. YÊU CÀU CẦN ĐẠT

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về tính cộng, trừ trong phạm vi 20 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán, NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học; NL giao tiếp toán học.

- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: ƯDCNTT, Bảng phụ 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (4-5p)

- GV tiếp tục tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Truyền điện”.

- GV nhận xét, tuyên dương HS chơi tốt.

- GV dẫn dắt vào bài học, ghi tên bài lên bảng: Luyện tập (tiết 2)

2. Luyện tập, thực hành (23-25p) Bài 3b: Tính

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở, sau đó thảo luận nhóm đôi về cách tính rồi chia sẻ trước lớp.

- Tổ chức cho HS báo cáo.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Để tính 11 - 3 - 1, em đã làm thế nào?

- GV thống nhất cách trình bày với học sinh:

- HS chơi trò chơi: nêu một phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, đố bạn tính nhẩm.

- Lắng nghe.

- 1,2 HS nêu lại tên bài.

- 2 HS đọc đề bài.

- HS làm bài, thảo luận với bạn về cách tính.

- HS chia sẻ trước lớp, các bạn khác hỏi vấn đáp.

- HS theo dõi, đối chiếu bài làm.

+ Em tính 11 - 3 = 8; 8 - 1 = 7.

- HS quan sát, ghi nhớ và hoàn thiện bài

11 - 3 - 1 = 8 - 1 = 7 Bài 4

- Cho HS đọc đề bài.

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4.

( ghi kết quả của nhóm vào VBTT-33)

- Nhận xét.

- GV gợi ý để học sinh rút ra nhận xét:

Trong một phép trừ, nếu giữ nguyên số bị trừ, số trừ tăng (giảm) bao nhiêu đơn vị thì hiệu sẽ giảm (tăng) bấy nhiêu đơn vị Bài 5

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - Tổ chức cho HS phân tích đề toán.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi học sinh báo cáo.

- Nhận xét, tuyên dương học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế tốt.

3. Vận dụng (8-10p)

- GV tổ chức cho HS tự nghĩ ra một số tình huống trong thực tế có liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đã biết vận dụng bảng trừ vào thực tế.

- GV tổ chức cho HS thi tìm nhanh các phép tính trừ có kết quả bằng 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

- GV nhận xét và yêu cầu HS đọc thuộc bảng trừ

* Qua bài học em được ôn những kiến thức nào?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- HS đọc to đề bài.

- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm nhận nhiệm vụ khác nhau với những số bị trừ khác nhau, các thành viên chọn số trừ rồi nêu hiệu của phép tính.

- Các nhóm chia sẻ trước lớp.

- HS quan sát phép trừ, rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa số trừ và hiệu.

- 2 HS đọc bài toán.

- Phân tích đề theo nhóm đôi: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Làm bài cá nhân vào vở ô ly.

- HS báo cáo bài làm.

Phép tính: 15 - 7 = 8

Trả lời: Bác Súa còn lại 8 giò phong lan

- Lớp nhận xét hoàn thiện bài vào vở

- HS chia sẻ.

- HS thi tìm nhanh

- 1,2 HS đọc thuộc bảng trừ - HS chia sẻ.

- Lắng nghe thực hiện theo yêu cầu của GV

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có)

………

………

Ngày soạn: 8/10/2021 Ngày giảng: 15/10/2021

Tiếng việt

BÀI 13: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI! ( tiết 1+2) Đọc: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI!

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng từ ngữ, đọc rõ ràng bài thơ, ngữ điệu phù hợp với cảm xúc yêu thương của bạn nhỏ dành cho ngôi trường. Hiểu nội dung bài: tình cảm yêu thương và gắn bó của bạn nhỏ dành cho ngôi trường, thầy cô và bạn bè.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học; có khả năng quan sát các sự vật xung quanh;

- Biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Ứng dụng công nghệ thông tin, Mẫu chữ, bảng phụ . - HS: VBT Tiếng việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu( 4-5 phút)

- Cho HS hát: Em yêu trường em.

- GV hỏi:

+ Có những sự vật nào được nhắc đến trong bài hát?

+ Bài hát nói về điều gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài: Có một bạn nhỏ cũng rất yêu ngôi trường của mình.

Chúng ta hãy lắng nghe xem bạn nhỏ nói gì về ngôi trường đó qua bài thơ Yêu lắm trường ơi! của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn.

- Gv ghi tên bài.

2. Hình thành kiến thức(25- 30 phút) 2.1 Đọc văn bản:

- GV đọc mẫu. Hướng dẫn HS cách đọc bài thơ: giọng đọc chậm dãi, ngữ điệu nhẹ nhàng, thể hiện được tình cảm của bạn nhỏ dành cho ngôi trường, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi lâu sau mỗi đoạn thơ.

* Đọc nối tiếp câu thơ lần 1

- Luyện đọc từ khó: xôn xao, xanh

- HS hát

- HS trả lời: cô giáo, bạn thân, bàn ghế, sách vở, trường,…

- 2-3 HS chia sẻ: Tình cảm yêu thương của bạn nhỏ dành cho trường lớp, cô giáo, bạn bè,…

- HS theo dõi

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp.

trời,quạt gió, trang sách, … - Yêu cầu Hs đọc nối tiếp lần 2.

- Gv nhận xét.

* Đọc nối tiếp đoạn:

- GV chia đoạn: (5 đoạn thơ) - Yêu cầu hs đọc nối tiến đoạn

- GV cho đọc đoạn thơ kết hợp ngắt, nghỉ.

- Yêu cầu hs đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.

+ Từ khúc nhạc có nghĩa là gì?

+ Nhộn nhịp là quang cảnh như thế nào?

+ Cười khúc khích là cười như thế nào?

- Em hãy nói câu có chứa từ ngữ nhộn nhịp.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2.2. Luyện đọc theo cặp (nhóm):

- GV cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 5. GV quan sát giúp đỡ các nhóm.

- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc.

- GV nhận xét, sửa lỗi phát âm ( nếu có) - GV mời 1 HS đọc lại toàn bài.

Tiết 2

* Mở đầu: (3-4p)

- GV tổ chức cho hát một bài hát để tạo không khí vui tươi cho lớp học.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 – 20 phút)

3.1. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Đọc khổ thơ tương ứng với từng bức tranh.

- GV gọi HS đọc to câu hỏi 1.

- GV chiếu tranh, yêu cầu HS quan sát các bức tranh và tổ chức cho HS thi tìm khổ thơ tương ứng với từng bức tranh.

- HS luyện đọc.

-HS đánh dấu.

- HS thực hiện đọc.

- HS theo dõi và trả lời.

- Khúc nhạc: là một đoạn trong bài nhạc.

- Nhộn nhịp: từ gợi tả không khí đông vui, tấp nập, do có nhiều người qua lại hoặc cùng tham gia hoạt động.

- Cười khúc khích: từ gợi tả tiếng cười nhỏ và liên tiếp, biểu lộ sự thích thú.

- VD: Ngày khai trường nhộn nhịp.

- HS thực hiện theo nhóm 5 - Các nhóm thi đọc

- HS theo dõi

- 1HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm.

- HS cả lớp cùng nhau hát theo giai điệu bài hát

- 1-2 HS đọc, lớp theo dõi

- HS thi tìm khổ thơ tương ứng với từng bức tranh theo nhóm đôi. Các nhóm sẽ suy nghĩ tìm ra khổ thơ tương ứng với từng tranh, nhóm nào tìm được nhanh nhất và đúng nhất là nhóm đó chiến thắng.

Tranh 1: Khổ thơ thứ 2 Tranh 2: Khổ thơ thứ 3

- GV hỏi thêm một số câu hỏi:

+ Vì sao khổ thứ 2 lại tương ứng với bức tranh số 1?

+ Tại sao bức tranh thứ 2 lại tương ứng với khổ thơ thứ 3?

- GV nhận xét kết quả của các nhóm.

Chốt câu trả lời đúng.

- Kết luận: Ở câu hỏi thứ nhất chúng ta đã tìm được các khổ thơ tương ứng với từng bức tranh, trong bức tranh thứ nhất chúng ta thấy vẽ cảnh ra chơi. Vậy khung cảnh ra chơi của các bạn nhỏ như thế nào chúng ta cùng chuyển sang câu hỏi thứ 2.

Câu 2: Tìm những câu thơ tả các bạn học sinh trong giờ ra chơi.

- GV gọi HS đọc to câu hỏi 2.

- GV hướng dẫn HS đọc khổ thơ thứ 2 để tìm câu trả lời. Gọi vài HS đọc khổ thơ thứ 2.

- Gọi HS nêu câu trả lời.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, kết luận: Trong giờ ra chơi các bạn HS ai cũng vui tươi, xinh xắn. Giờ ra chơi cũng là giờ mà các con cũng rất thích thú. Vậy để biết các bạn nhỏ yêu những gì ở trường lớp của mình chúng ta cùng tìm hiểu sang câu hỏi tiếp theo.

Câu 3: Bạn nhỏ yêu những gì ở trường, lớp của mình?

- Gọi HS đọc câu hỏi

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi. (2 phút)

- GV hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

Tranh 3: Khổ thơ thứ 5 - HS trả lời

+ Vì tranh vẽ cảnh giờ ra chơi. Khổ thứ 2 có câu thơ: Mỗi giờ ra chơi/

Sân trường nhộn nhịp.

+ Tại vì bức tranh vẽ cảnh bạn nhỏ ngồi ở gần cửa sổ. Khổ thơ thứ 3 có câu thơ: Có khung cửa sổ/ Có bàn tay lá.

- HS theo dõi

- HS đọc to. Lớp đọc thầm.

- 2 - 3 HS đọc khổ thơ 2.

- Những câu thơ tả tả các bạn học sinh trong giờ ra chơi là: Hồng hào gương mặt, Bạn nào cũng xinh.

- HS nhận xét - HS theo dõi

-1 - 2 HS đọc câu hỏi. Lớp đọc thầm.

- HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trình bày: Bạn nhỏ yêu hàng cây mát, yêu tiếng chim hót xôn xao như khúc nhạc trên vòm lá xanh, yêu khung cửa sổ có bàn tay lá quạt gió mát, yêu những

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận: Các bạn nhỏ như yêu mọi thứ ở trường, lớp của mình. Vào những ngày khi không đến lớp các con nhớ gì về cô giáo của mình? Vậy để xem các bạn nhỏ trong bài nhớ gì về cô giáo của mình khi không đến lớp cô trò ta cùng chuyển sang câu hỏi thứ tư.

Câu 4: Bạn nhỏ nhớ gì về cô giáo khi không đến lớp?

- Gọi HS đọc câu hỏi

- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.

- Gọi HS trả lời.

- GV nhận xét

- Kết luận: Qua phần tìm hiểu vừa rồi chúng ta thấy được tình cảm yêu thương và gắn bó của bạn nhỏ dành cho ngôi trường, thầy cô và bạn bè.

3.2. Luyện đọc lại

- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích

- GV chiếu cả bài thơ lên bảng, xóa dần bảng

- GV hướng dẫn cách đọc: Đọc nhẩm, đọc thuộc lòng

- Gọi HS đọc trước lớp, nhận xét - GV đọc lại toàn bài thơ

4. Hoạt động vận dụng: Luyện tập theo văn bản đọc (10-12 phút)

Câu 1: Từ nào trong bài thể hiện rõ nhất tình cảm của bạn nhỏ dành cho trường lớp?

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- YC HS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi vào VBTTV/tr.28.

- GV mời các nhóm nêu câu trả lời.

- GV nhận xét.

Câu 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

lời giảng ngọt ngào của cô giáo.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS theo dõi, lắng nghe.

+HS trả lời

-1 - 2 HS đọc câu hỏi. Lớp đọc thầm.

- HS suy nghĩ trả lời

- HS trả lời. Các bạn khác nhận xét, bổ sung:

+ Bạn nhỏ nhớ: Lời cô ngọt ngào/

Thấm từng trang sách.

- HS theo dõi, lắng nghe

- HS quan sát, đọc nhẩm, đọc thuộc lòng

- 2, 3 HS đọc trước lớp các bạn chia sẻ

- 2 - 3 HS đọc. Lớp đọc thầm.

- HS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi.

- Các nhóm chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó: từ Yêu

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi kết hợp.

- GV và HS dưới lớp nhận xét kết quả trò chơi.

- Gọi 1 HS đọc lại các câu ghép đúng.

+ Qua bài học hôm nay con có cảm nhận gì gì?

- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.

* Em có yêu quý cô giáo của mình không?

+ Yêu quý cô em phải làm gì?

+ Em hãy nói 1, 2 câu nói về tình cảm của em với thầy cô giáo cũ. (VD: Em rất yêu quý thầy cô giáo; Em nhớ thầy giáo cũ của em;...)

- GV khen ngợi HS có cách nói hay và tự tin khi thể hiện.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- 1- 2 HS đọc. Lớp đọc thầm

- HS chơi trò chơi Kết hợp. 2 đội mỗi đội 6 thành viên. 3 thành viên cầm thẻ từ ngữ ở cột A, 3 thành viên cầm thẻ từ ngữ ở cột B. trong thời gian 1 phút các bạn cầm thẻ ở các cột A, B phải chạy lại kết hợp với nhau để tạo nên câu nêu đặc điểm, đội nào ghép được nhiều câu đúng nhất thì chiến thắng.

- Đáp án: Gương mặt các bạn hồng hào.; Lớp cô ngọt ngào.; Sân trường nhộn nhịp.

- HS đọc + HS chia sẻ.

- HS theo dõi.

- HS chia sẻ.

- HS nối tiếp nêu

- 2-3 HS lên nói trước lớp.

- HS nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV

Toán