• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Kể được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao

- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả được nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. Nhận thức khoa học địa lí, vận dung kiến thức kĩ năng đã học.

- HS yêu thiên nhiên thiên, giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc.

* GDBVMT: GD cho HS thấy được mối quan hệ giữa việc nâng cao cuộc sống, dân số đông với việc khai thác môi trường quan trọng như thế nào. HS thấy được không những nhà sàn tránh thú dữ mà nhà sàn còn giữ được vệ sinh cá nhân và môi trường cho các gia đình.

II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên

- UDCNTT 2. Học sinh

- Tranh ảnh sưu tầm về dân tộc, lễ hội ở dãy Hoàng Liên Sơn.

III. Các ho t ạ động d y v h c ch y uạ à ọ ủ ế

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

- Cho HS xem một đoạn video về dãy Hoàng Liên Sơn.

+ Nêu những hiểu biết của em về dãy Hoàng Liên Sơn?

+ Trong đoạn video ngoài cảnh đẹp thiên

- HS theo dõi.

+ Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà, là dãy núi cao nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. Khí hậu những nơi cao lạnh quanh năm….

+ Đoạn video còn nói đến con người sinh

nhiên hùng vĩ còn nói đến điều gì?

- GV nhận xét, đánh giá, kết nối vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức ( 25 phút)

Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người

- YCHS đọc thầm mục 1/ SGK thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi trong 3 phút trả lời các câu hỏi:

+ Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?

+ Dựa vào bảng số liệu/ SGK, xếp thứ tự các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn theo địa bàn cư trú từ thấp đến cao?

+ Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao?

- Mời các nhóm báo cáo ( mỗi nhóm 1 câu hỏi)

- Mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, bổ sung.

+ Em có nhận xét gì về mật độ dân cư sinh sống ở dãy Hoàng Liên Sơn?

- GV kết luận: Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. Ở đây có một số dân tộc ít người như: Thái, Dao, Mông, …

b) Hoạt động 2: Bản làng với nhà sàn - GV đưa tranh cho hs quan sát.

+ Bản làng thường nằm ở đâu?

+ Bản làng có nhiều nhà hay ít nhà?

* GDBVMT: Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?

+ Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?

+ Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

- GV kết luận: Những người dân ở đây họ đã thích nghi và cải tạo môi trường để sinh sống và phát triển.

c) Hoạt động 3: Chợ phiên, lễ hội, trang phục

+ Em hiểu thế nào là phiên chợ ?

sống ở dãy Hoàng Liên Sơn.

- HS thực hiện thảo luận nhóm.

+ Thái, Dao, Mông.

+ Dân tộc Thái -> dân tộc Dao -> dân tộc Mông.

+ Đi bộ hoặc đi bằng ngựa. Vì ở đó núi cao đi lại khó khăn chỉ có thể đi lại trên đường mòn.

- Đại diện các nhóm trả lời.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

+ Dãy Hoàng Liên Sơn là nơi sinh sống của người đan tộc ít người, dân cư thưa thớt.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, trả lời

+ Ở sườn núi hoặc thung lũng.

+ Bản làng có ít nhà khoảng 10 nhà.

+ Nhà sàn tránh thú dữ mà nhà sàn còn giữ được vệ sinh cho các gia đình, tránh ẩm thấp, bệnh tật…

+ Làm bằng vật liệu tự nhiên như: Gỗ, tre, nứa.

+ Nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

+ Em đã được tham gia phiên chợ nào chưa ? Nếu đã tham gia em hãy kể về phiên chợ đó ?

- GV giải thích cho HS về chợ phiên: Chợ phiên ở Hoàng Liên Sơn họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này chợ thường rất đông vui.

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi sử dụng tranh ảnh đã sưu tầm và những thông tin đã tìm hiểu ở nhà trả lời câu hỏi:

+ Nêu những hoạt động diễn ra ở chợ phiên?

+ Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ? Tại sao chợ lại bán nhiều làng hoá này?

+ Kể tên một số lễ hội của người dân ở Hoàng Liên Sơn?

+ Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?

+ Em có nhận xét gì về trang phục truyền thống của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn trong hình 4, 5 và 6?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

- GV kết luận: Phiên chợ vùng cao là một nét văn hoá đặc sắc ở Hoàng Liên Sơn. Ở đây còn có nhiều lễ hội truyền thống. Các dân tộc ít người có trang phục với màu sắc sặc sỡ và được may thêu trang trí rất công phu.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (6 phút)

- Tổ chức trò chơi: Hướng dẫn viên tài năng để giới thiệu về dãy Hoàng Liên Sơn, con người và các lễ hội ( thời gian chuẩn bị 2 phút)

- Mời 2 HS lên bảng thi.

- Mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (4 phút)

- Cho HS trình bày 1 phút những hiểu biết của mình về một số dân tộc ở dãy Hoàng

- HS trả lời theo hiểu biết.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm đôi, trả các câu hỏi:

+ Mua bán, trao đổi hàng hoá, giao lưu văn hoá.

+ Hàng thổ cẩm, rau, măng, mộc nhĩ, … Chợ bán nhiều hàng hoá này vì đây là những sản phẩm do dân tự làm và khai thác từ rừng.

+ Hội chơi núi xuân, hội xuống đồng, thi hát, múa sạp, ném còn…

+ Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức mùa xuân. Các hoạt động: thi hát, múa sạp, ném còn, …

+ Trang phục tự may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ.

- Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS chuẩn bị.

- 2 HS trình bày.

Liên Sơn (trang phục, nơi ở, lễ hội…) + Em có nhận xét gì về văn hoá dân tộc của người dân sinh sống ở dãy Hoàng Liên Sơn?

- GV đưa kết luận: Ở mỗi một vùng có truyền thống văn hoá riêng, chúng ta cần tôn trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS học ghi nhớ và chuẩn bị bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

- 2 HS trình bày.

+ Văn hoá đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc vùng cao….

- 2 HS đọc.

- HS lắng nghe.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...

...

...

---SINH HOẠT

Phần I: An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ