• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC DỤNG CỤ SƠN

Trong tài liệu Thuyền Nghệ (Trang 59-62)

Chương 2. BẢO QUẢN THÂN VỎ TÀU

2.4. CÁC DỤNG CỤ SƠN

Hình 2.3. Các dụng cụ sơn thủ công

Bút sơn dẹt Bút sơn cong Bút sơn tròn

Bút sơn vẽ Con lăn sơn

Bút vẽ

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 59

2008

Các dụng cụ sơn thủ công được sử dụng để sơn bằng tay trong công tác bảo dưỡng trên tàu (Hình 2.3). Chúng bao gồm các loại bút sơn, con lăn sơn. Các dụng cụ thủ công có năng suất thấp hơn rất nhiều so với các dụng cụ cơ khí nhưng chúng vẫn được sử dụng phổ biến trong công tác bảo dưỡng. Việc sử dụng các dụng cụ thủ công trong thực tế thường xuyên hơn các dụng cụ cơ khí do tính chất và điều kiện làm việc trên tàu.

1. Bút sơn (Paint Tools)

Bút sơn được làm bằng lông động vật như lông lợn, lông đuôi ngựa hoặc làm bằng sợi nhân tạo được ép chặt lên đầu cán bút làm bằng gỗ bằng nẹp sắt. Bút sơn được chia thành nhiều loại tuỳ theo hình dáng và kích thước của chúng.

Bút vẽ tròn: Là các loại bút tròn nhỏ, thích hợp cho việc kẻ vẽ, viết chữ v.v.

Bút vẽ dẹt (Fitch): Là loại bút dẹt nhỏ thích hợp cho việc kẻ vẽ, viết chữ v.v.

Bút sơn tròn (Round): Dùng để sơn đường tiếp giáp giữa hai màu sơn, sơn các góc cạnh lồi, các khu vực khó sơn như chân vách, khe hầm v.v.

Bút dẹt (Flat): Là loại bút sử dụng thông dụng nhất trên tàu. Nó được sử dụng để sơn các diện tích nhỏ trong các điều kiện thông thường.

2. Con lăn sơn (Roller)

Con lăn sơn lõi có dạng hình trụ, đường kính từ 25 - 60mm, dài từ 10 - 30mm, làm bằng gỗ hoặc nhựa tổng hợp. Xung quanh lõi quấn một lớp dạ hoặc lông ngắn bằng sợi bông. Cán con lăn làm bằng gỗ hoặc nhựa nối với trục bằng thép đi qua tâm con lăn.

Con lăn được sử dụng để sơn các bề mặt rộng, phẳng không có gờ mấu như mặt boong, vách mạn v.v.

2.4.2. DỤNG CỤ SƠN CƠ KHÍ

Các dụng cụ sơn cơ khí có năng suất cao hơn các dụng cụ thủ công rất nhiều, chất lượng màng sơn xét về độ đồng đều và tính thẩm mỹ cũng cao hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng các dụng cụ cơ khí khá phức tạp và đòi hỏi điều kiện ngoại cảnh phù hợp.

Hình 2.4. Các dụng cụ sơn cơ khí Bình chứa sơn

Súng phun

Đầu nối với ống dẫn khí Đầu phun kiểu cần

(Sử dụng cho máy phun sơn)

Súng phun sơn Bình nén sơn

Đầu phun kiểu súng Ống dẫn khí nén

Máy phun sơn nén áp lực Bình cấp khí

nén sạch

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 60

2008

1. Súng phun sơn (Airless spray gun)

Súng phun sơn hoạt động dựa trên nguyên lý giảm áp. Khí nén từ máy nén khí hay từ hệ thống cấp khí nén của tàu được đưa tới súng bằng ống dẫn và được khống chế bởi cò súng và van điều chỉnh lưu lượng trên thân súng. Khi bóp cò, dòng không khí đi qua van điều chỉnh rồi qua miệng ống dẫn sơn với vận tốc lớn làm cho áp suất tại miệng ống dẫn giảm, sơn bị hút từ bình đựng lên miệng ống và bị dòng khí xé nhỏ đẩy qua vòi phun dưới dạng sương, bắn dính vào mặt kim loại.

2. Máy phun sơn

Máy phun sơn sử dụng trên tàu do rất nhiều hãng chế tạo và cung cấp, nhưng chúng đều được chế tạo theo một trong hai dạng sau:

a. Máy phun sơn khí nén giảm áp (Airless spray equipment)

Nguyên lý loại máy phun sơn này giống như súng phun sơn. Khí nén được dẫn qua bình lọc, sau đó khí sạch được đưa tới bình chứa sơn. Dưới áp lực của khí nén, sơn trong bình chứa bị đẩy theo ống dẫn lên súng phun và bị khống chế bởi cò. Khí nén đồng thời được đưa tới súng phun bằng ống dẫn và được khống chế bởi cò súng.

Khi bóp cò súng, van khống chế đầu vòi phun mở, dòng khí nén đi qua kéo theo sơn, đẩy qua vòi phun, xé nhỏ dưới dạng sương, bắn dính vào mặt kim loại.

b. Súng phun sơn nén áp lực (Paint compressor spray equipment)

Loại máy phun sơn này không sử dụng khí nén đưa vào súng. Nếu các loại súng và máy phun sơn khác sử dụng khí nén để đẩy sơn thoát ra ngoài đầu phun thì loại máy này sử dụng nguyên tắc nén sơn áp lực cao.

Khí nén được dẫn qua bình lọc, sau đó khí sạch được đưa tới bình chứa sơn đồng thời đưa tới một bộ nén thứ cấp, thực chất là một piston nén sơn chạy bằng khí.

Dưới áp lực của khí nén, sơn trong bình chứa bị đẩy qua bộ nén thứ cấp. Tại đây, piston sẽ nén sơn dưới áp lực cao và đẩy sơn qua ống dẫn lên súng phun. Trong bộ nén thứ cấp được bố trí van một chiều và van khống chế áp lực cao. Khi áp lực sơn quá lớn do không phun sơn ra, van khống chế sẽ đóng để cắt khí cấp cho bộ nén thứ cấp làm cho nó ngừng hoạt động. Khi bóp cò súng (mở van cò), cửa đầu ống dẫn sơn mở, sơn bị nén áp lực cao sẽ bị đẩy ra ngoài đầu phun, đồng thời van khống chế sẽ mở do áp lực giảm, khí nén được cấp cho bộ nén sơn thứ cấp, làm cho nó tiếp tục chạy để nén sơn. Đầu phun được chế tạo đặc biệt có các rãnh với tác dụng xé nhỏ sơn, đẩy ra ngoài dưới dạng sương, bắn dính vào mặt kim loại.

Tác dụng của bộ nén thứ cấp là tạo ra áp lực tập trung lên phần sơn có trong ống dẫn mà không ảnh hưởng gì tới lượng sơn có trong thùng chứa. Nhờ hệ thống van một chiều, sau mỗi chu trình đẩy sơn ra ngoài, sơn lại được đẩy lên thế chỗ trong bộ nén thứ cấp, tạo ra sự liên tục trong quá trình sơn.

Hiện nay các loại máy phun sơn thường có bình lọc khí gắn liền với bình nén sơn.

Để phục vụ cho các khu vực rộng và xa, súng phun trong hệ thống máy phun được thiết kế dưới dạng cần phun có đầu phun có thể điều chỉnh nhiều góc độ rất tiện lợi.

2.4.3. BẢO QUẢN CÁC DỤNG CỤ SƠN 1. Bảo quản các dụng cụ sơn thủ công

Các loại bút sơn, con lăn khi tạm dừng công việc phải được ngâm ngập phần lông bút trong nước ngọt. Khi sử dụng trở lại chỉ cần vẩy cho hết nước.

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 61

2008

Các bút sơn, con lăn sử dụng hàng ngày có thể rửa bằng dầu pha sơn, dùng giẻ lau khô và ngâm ngập phần lông trong nước ngọt.

Các bút sơn, con lăn sau khi sơn muốn cất giữ thì phải ngâm và rửa thật sạch sơn bám trên lông bút bằng dầu pha sơn sau đó rửa sạch dầu bằng xà phòng. Xả sạch xà phòng bằng nước ngọt và phơi khô trước khi cất.

Bút và con lăn nên được bảo quản nơi khô ráo khi không sử dụng.

2. Bảo quản các dụng cụ sơn cơ khí

- Với máy phun cũng như súng phun sơn, khi tạm dừng công việc phải đóng đường cung cấp khí nén, tháo đầu phun ngâm ngập trong dầu.

- Sau khi sử dụng, bình chứa sơn, bình nén sơn cũng như ống dẫn sơn phải được xả hết sơn, rửa sạch bằng dầu pha sơn. Riêng súng phun, để làm sạch đầu phun và phía trong của súng có thể đổ dầu sơn vào bình chứa rồi dùng hơi nén để phun dầu ra ngoài cho tới khi dầu phun ra không còn màu sơn. Tháo bình chứa rồi cho khí phun qua cho tới khi không còn dầu phun ra. Dùng dầu rửa sạch sơn bám ngoài súng, lau khô.

Trong tài liệu Thuyền Nghệ (Trang 59-62)