• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG THÔNG TIN HÀNG HẢI, VÀ CÁCH THỂ HIỆN CÁC

Trong tài liệu Thuyền Nghệ (Trang 87-90)

Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG TRONG THÔNG TIN HÀNG HẢI

1.2. MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG THÔNG TIN HÀNG HẢI, VÀ CÁCH THỂ HIỆN CÁC

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 86

2008

1.2. MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG THÔNG TIN HÀNG HẢI, VÀ CÁCH THỂ HIỆN CÁC

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 87

2008

- Bằng ánh đèn và tiếng động: Phát ký hiệu (- — - — - —) AAA

- Bằng vô tuyến điện thoại hoặc đàm thoại trực tiếp qua máy tăng âm: Phát âm theo bảng phiên âm "DECIMAL"

d. Độ sâu

Trong bản điện khi thể hiện độ sâu, mớn nước v.v. sau nhóm chữ số phải thêm chữ M để thể hiện giá trị bằng mét hoặc chữ F để thể hiện giá trị bằng feet.

6. Thông tin theo luật tín hiệu địa phương

Ngoài luật tín hiệu quốc tế, một số luật riêng của từng khu vực, từng quốc gia cũng được sử dụng. Tàu hoặc trạm trên bờ muốn thông tin theo luật tín hiệu địa phương, trước khi vào nội dung bản điện phải phát tín hiệu YV1. YV1 = Những nhóm sau đây mã theo luật tín hiệu địa phương.

1.2.2. CÁCH BIỂU THỊ MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG TRONG BẢN ĐIỆN

Trong các bản điện Hàng hải, rất nhiều các đại lượng được gửi đi. Chính vì vậy, quy định chung về việc thể hiện các đại lượng này trong bản điện sẽ làm cho bản điện ngắn gọn, dễ hiểu, việc thông tin trở nên đơn giản và thuận tiện hơn.

a. Phương vị (Azimuth or Bearing)

Phương vị được biểu thị trong bản điện bằng chữ A, kèm theo sau là 3 chữ số để thể hiện giá trị từ 0000 - 3590 theo chiều kim đồng hồ.

Ví dụ: LT A120 T1430 = Anh đang ở phương vị 1200 từ tàu tôi lúc 14h30' giờ địa phương.

Phương vị luôn được thể hiện theo phương chính Bắc nếu không có các hướng dẫn nào khác.

Trong một số trường hợp, tín hiệu theo luật tín hiệu quốc tế đã đề cập tới phương vị và phương vị được thể hiện không thể nhầm lẫn với các đại lượng khác thì không cần phải có chữ A để thể hiện phương vị.

Ví dụ: LW 250 = Tôi nhận được tin phát của anh theo phương vị 2500 chính Bắc.

b. Hướng đi (Course)

Hướng đi được biểu thị trong bản điện bằng chữ C, kèm theo sau là 3 chữ số để thể hiện giá trị từ 0000 - 3590 theo chiều kim đồng hồ.

Ví dụ: GR C240 S18 = Tàu đến cứu giúp anh đang chạy theo hướng 2400, tốc độ 18 hải lý.

Hướng đi luôn được thể hiện theo phương chính Bắc nếu không có các hướng dẫn nào khác.

Trong một số trường hợp, tín hiệu theo luật tín hiệu quốc tế đã đề cập tới hướng đi và hướng đi được thể hiện không thể nhầm lẫn với các đại lượng khác thì không cần phải có chữ C để thể hiện hướng đi.

Ví dụ: MD 025 = Hướng của tôi là 250 chính Bắc.

c. Ngày tháng (Date)

Ngày tháng được biểu thị trong bản điện bằng chữ D, kèm theo sau là 2, 4 hoặc 6 chữ số để thể hiện ngày tháng và năm.

Nếu sau chữ D chỉ có 2 chữ số thì 2 chữ số này được hiểu là chữ số thể hiện ngày của tháng hiện tại.

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 88

2008

Nếu sau chữ D có 4 chữ số thì 2 chữ số đầu thể hiện ngày, 2 chữ số kế tiếp thể hiện tháng, còn năm thì được hiểu là năm hiện tại.

Nếu sau chữ D có 6 chữ số thì 2 chữ số đầu thể hiện ngày, 2 chữ số kế tiếp thể hiện tháng, 2 số cuối thể hiện năm.

Thông thường trong bản điện chỉ thể hiện ngày, tháng. năm rất ít khi được thể hiện và chỉ khi cần thiết.

d. Vĩ độ (Latitude)

Vĩ độ được biểu thị trong bản điện bằng chữ L, kèm theo sau là 4 chữ số. Hai chữ số đầu để thể hiện giá trị độ từ 000 - 900, hai chữ số sau để thể hiện giá trị phút.

Ví dụ: L2130 = Vĩ độ 21030'.

Trong trường hợp cần thiết, để tránh nhầm lẫn có thể thêm phía sau nhóm tín hiệu chữ N để thể hiện vĩ độ Bắc hay chữ S để thể hiện vĩ độ Nam.

Ví dụ: L2130N = Vĩ độ 21030' Bắc.

e. Kinh độ (Longtitude)

Kinh độ được biểu thị trong bản điện bằng chữ G, kèm theo sau là 4 hoặc 5 chữ số. Hai hoặc ba chữ số đầu để thể hiện giá trị độ từ 000 - 1800, hai chữ số sau để thể hiện giá trị phút.

Ví dụ: G2130 = Kinh độ độ 21030'; G12345 = Kinh độ độ 123045'.

Trong trường hợp cần thiết để tránh nhầm lẫn, có thể thêm phía sau nhóm tín hiệu chữ E để thể hiện kinh độ Đông hay chữ W để thể hiện kinh độ Tây.

Ví dụ: G2130W = Kinh độ 21030' Tây; G12345E = Kinh độ 123045' Đông.

Kinh vĩ độ có thể được sử dụng để thông báo vị trí, trong trường hợp đó có thể thể hiện như sau:

Ví dụ: ET L2130N G12345E = Vị trí hiện tại của tôi là 21030' vĩ bắc, 123045' kinh Đông.

f. Khoảng cách (Distance)

Khoảng cách được biểu thị trong bản điện bằng chữ R, kèm theo sau là một số chữ số để thể hiện khoảng cách tính bằng hải lý.

Trong một số trường hợp, nếu xét thấy không có sự nhầm lẫn với các đại lượng khác thì có thể bỏ chữ R khi thể hiện khoảng cách.

g. Tốc độ (Speed)

Tốc độ được thể hiện trong bản điện bằng 2 cách:

- Chữ S và một số chữ số kèm theo sau để thể hiện tốc độ tính bằng hải lý/giờ - Chữ V và một số chữ số kèm theo sau để thể hiện tốc độ tính bằng kilomet/giờ h. Thời gian (Time)

Thời gian được biểu thị trong bản điện bằng chữ T hoặc chữ Z, kèm theo sau là 4 chữ số. Hai chữ số đầu thể hiện giờ (từ 00 - 23 giờ), hai chữ số sau thể hiện phút (từ 00 - 59 phút).

- Chữ T được dùng để thể hiện giờ địa phương.

- Chữ Z được dùng để thể hiện giờ quốc tế.

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 89

2008

i. Giờ gửi điện (Time of origin)

Giờ gửi điện được biểu thị trong bản điện bằng 4 chữ số ở cuối bản điện và báo chính xác đến phút (Hai chữ số đầu thể hiện giờ, hai chữ số sau thể hiện phút). Ngoài việc báo giờ gửi điện, những chữ số này còn có tác dụng làm số tra cứu.

1.3. BẢNG MORSE, PHIÊN ÂM QUỐC TẾ, BẢNG Ý NGHĨA TÍN HIỆU MỘT CHỮ

Trong tài liệu Thuyền Nghệ (Trang 87-90)