• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC LOẠI SƠN SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN,

Trong tài liệu Thuyền Nghệ (Trang 54-57)

Chương 2. BẢO QUẢN THÂN VỎ TÀU

2.2. CÁC LOẠI SƠN SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN,

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 53

2008

Không sử dụng sơn đã có hiện tượng hư hỏng, vệ sinh bề mặt thật tốt. Sơn phải được bảo quản tốt, tránh để gần các khu vực có hoá chất. Không sử dụng các loại thùng đựng hoá chất để đựng sơn. sử dụng dung môi thích ứng với loại sơn.

2.2. CÁC LOẠI SƠN SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN,

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 54

2008

vách tường, sàn gỗ, trong khu phòng ở và các khu vực công cộng. Sơn này có hai dạng, sơn lót và sơn áo.

7. Sơn mạn đường tải trọng (Boot-topping)

Loại sơn này có khả năng chịu được sự thay đổi môi trường giữa khô và ướt, có khả năng chịu đựng sự va đập của sóng. Được sử dụng để sơn vỏ tàu khu vực giữa đường mớn nước không tải và đường mớn nước đầy tải của tàu.

8. Sơn mạn khô (Top-side)

Có khả năng chịu đựng sự va đập của sóng. Được sử dụng để sơn vỏ tàu khu vực phía trên đường mớn nước đầy tải của tàu.

9. Sơn vẽ (Signal paint)

Còn được gọi là sơn dấu hiệu, là loại sơn màu có màu sắc sáng, độ bóng và tính phản quang cao, dễ phân biệt, màu sắc đặc trưng theo tiêu chuẩn. Được sử dụng để kẻ vẽ, đánh dấu, và đặc biệt là để sơn phân biệt các thiết bị, dụng cụ và các dấu hiệu trên tàu.

10. Sơn keo (Bond-Paint)

Có hai loại thường sử dụng ở trên tàu là sơn EPOXY và POLYURETHAN. Màng sơn loại này khi khô có tính kết dính rất cao, dầy và cứng, chịu được lực va đập lớn.

Loại sơn này vừa là sơn chống gỉ, vừa là sơn áo, riêng sơn Epoxy có khả năng chịu được hầu hết các hoá chất.

11. Sơn chịu nhiệt (Heat-resistant )

Được chế tạo từ bột màu chịu nhiệt và các chất liệu có độ ổn định nhiệt cao.

Được sử dụng để sơn những bề mặt có nhiệt độ cao. Loại sơn này vừa là sơn chống gỉ, vừa là sơn áo.

12. Sơn chống trượt (Non-slip)

Loại sơn này có thêm thành phần chất độn tạo ra bề mặt có ma sát, không trơn trượt được sử dụng để sơn trên các lối đi, các boong thượng tầng, boong trung gian v.v.

13. Sơn nhũ (Aluminium Paint)

Có màu trắng nhũ, chất liệu tạo màu là Aluminium (bột nhôm nguyên chất) thường sử dụng để sơn các khu vực chịu nhiệt, sơn các thiết bị cần chống bức xạ nhiệt, sơn lót v.v.

14. Sơn men (Gloss, Enamel)

Là loại sơn có độ bóng cao, màng sơn cứng và đanh. Dùng để sơn các thiết bị, đồ dùng yêu cầu có độ thẩm mỹ cao.

15. Sơn gỗ (Vanish, Creosote)

Sơn gỗ có rất nhiều loại tuỳ theo các công dụng như: Sơn các vật dụng bằng gỗ ngoài trời, sơn các vật dụng trong nhà, sơn bảo quản da, cao su, sơn các vật dụng chịu hoá chất, dầu mỡ, sơn cách điện, sơn các vật dụng chịu nhiệt từ 1000 - 5000.

16. Sơn cách điện (Bituminous paint)

Loại sơn này là sơn gốc nhựa gọi là nhựa Bitum. Bitum có thể lấy từ đá dầu hoặc từ dầu mỏ. Sơn Bitum thường dùng để sơn các tấm lá thép lõi biến áp, sơn lót trong vỏ các động cơ, sơn lót trong các thiết bị và dụng cụ sửa chữa điện v.v.

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 55

2008

17. Các loại sơn khác

Còn rất nhiều các loại sơn khác được sử dụng trên tàu như các loại sơn lót, sơn bả, sơn cao su chịu nước, sơn chống mục gỗ v.v., nhưng nói chung các loại sơn thông dụng nhất và thường được sử dụng nhất trên tàu vẫn là các loại sơn nói trên.

2.2.2. BẢO QUẢN SƠN VÀ AN TOÀN SỬ DỤNG 1. Bảo quản sơn

Sơn thuộc loại dễ cháy, độc hại đối với con người, dễ biến màu, dễ thoái hoá, vỏ thùng làm bằng tôn mỏng rất dễ han gỉ, bẹp và thủng nên việc bảo quản sơn phải cẩn thận và chu đáo. Các thành phần trong sơn hầu hết đều có khả năng bắt cháy. Dung môi sử dụng cho sơn đều có tính bay hơi mạnh, kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp nổ rất nguy hiểm. Dung môi của sơn khi bay hơi cũng tạo ra một môi trường không khí nhiều độc tố rất nguy hiểm đối với con người, nên phải bảo quản tốt.

- Các thùng sơn phải đậy kín khi để trong kho, tránh sự bay hơi của dung môi.

- Cần phải bảo quản sơn ở nơi thoáng khí hay nơi chứa sơn phải được thông gió để nồng độ hỗn hợp khí nằm dưới giới hạn nổ và giới hạn độc tố cho phép.

- Cấm lửa trong khu vực chứa sơn, tránh để sơn ở gần các nguồn nhiệt

- Các thùng sơn dở trước khi khi đem cất giữ phải đóng kín nắp, nếu cần thiết phải đổ thêm một lớp dung môi phía trên để tránh sơn bị khô và chết.

- Không lôi kéo, va đập mạnh các thùng sơn, không đặt các vật nặng trên các thùng sơn, không đặt thùng trực tiếp trên sàn trong kho mà phải đặt trên giá gỗ.

- Không lưu giữ sơn chung với hoá chất như acid, xút, các hoá chất có khả năng ảnh hưởng tới sơn.

- Tránh không để nước lẫn vào thùng sơn hay lưu giữ sơn ở những nơi chịu mưa nắng, gần các van đường ống dẫn hơi v.v.

- Sơn xếp trong kho phải phân loại và đánh dấu chủng loại, màu sắc và cất giữ theo từng lô để tránh nhầm lẫn.

- Dung môi cũng phải được phân loại, đánh dấu và chia ra thành lô.

2. 2. An toàn khi sử dụng sơn

- Cần phải có đầy đủ bảo hộ phù hợp khi sơn, các dụng cụ sơn phải phù hợp với chủng loại sơn và công việc. Khi sử dụng một số loại sơn có tính độc mạnh như sơn chống hà (Anti-fouling), phải có trang bị bảo hộ đặc biệt tránh cho sơn không tiếp xúc với cơ thể và nhiễm vào đường hô hấp.

- Nếu thực hiện công việc trên cao ngoài mạn thì phải có các dụng cụ, thiết bị phụ trợ an toàn và bảo hiểm, các thiết bị này phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sử dụng.

- Nếu thực hiện công việc trong các tank két, các phòng, buồng kín phải có máy thông gió, hút bụi sơn thường xuyên để đảm bảo an toàn phòng độc, phòng hoả.

Nguồn thắp sáng an toàn và phù hợp.

- Khi sử dụng một số loại sơn sinh ra khí có tính độc cao như sơn Epoxy, Polyurethan cần lưu ý đến không gian xung quanh, nếu cần thiết phải thông gió liên tục để tránh ngộ độc.

- Không để sơn tiếp xúc với da, tránh hiện tượng sơn ăn da, dị ứng và các bệnh ngoài da do sơn gây ra.

Bộ môn Điều động tàu - Khoa Điều khiển tàu biển 56

2008

- Rửa sạch tay chân trước khi ăn uống hay hút thuốc, tránh bị ngộ độc.

- Giẻ lau sơn phải được tập trung để hủy ngay sau khi sơn, đề phòng hoả hoạn.

- Thời gian cho công việc sơn phải phù hợp để đảm bảo chất lượng sơn cũng như sức khoẻ của con người.

2.3. CHUẨN BỊ BỀ MẶT TRƯỚC KHI SƠN

Trong tài liệu Thuyền Nghệ (Trang 54-57)