• Không có kết quả nào được tìm thấy

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Triển khai Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, đặc biệt là Quyết định

II. KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC TRÊN CÁC NỘI DUNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Triển khai Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, đặc biệt là Quyết định

số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án

“Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, nhằm xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”, thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực trên các nội dung cụ thể như:

a) Về xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức:

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 quy định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 quy định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức để làm căn cứ pháp lý cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện;

Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP và Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức triển khai xây dựng vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc để trình Bộ Nội vụ thẩm định, phê duyệt. Tính đến hết năm 2015, Bộ Nội vụ đã thẩm định và phê duyệt Danh mục vị trí việc làm của 63/63 địa phương và các bộ, ngành, như: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Thanh tra Chính phủ; Bộ Khoa học và Công nghệ; Văn phòng Chính phủ; Bộ Nội vụ; Ủy ban Dân tộc…

b) Về việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chức danh công chức, viên chức:

Đến hết năm 2015, Bộ Nội vụ đã cùng các bộ quản lý công chức chuyên ngành ban hành được 59 tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức. Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cũng đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện và ban hành các thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành. Theo đó, đã có 21 thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ và các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành được ban hành, quy định 37 bộ tiêu chuẩn cho 113 chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Căn cứ quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 quy định về chức danh nghề

30

nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, trong đó đã hướng dẫn cụ thể về khung tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quy trình xây dựng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, trình Chính phủ Nghị định quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó quy định cụ thể tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo từ cấp phòng trở lên.

c) Về việc nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công chức:

Bộ Nội vụ và một số bộ, ngành, địa phương đã ứng dụng phần mềm trực tuyến vào thi tuyển công chức. Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành Trung ương và 05 thành phố trực thuộc Trung ương khi tổ chức tuyển dụng công chức phải thực hiện việc tổ chức thi trên máy tính và giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng ngân hàng câu hỏi để sử dụng cho các môn thi trên máy vi tính trong kỳ thi tuyển công chức. Hàng năm, Bộ Nội vụ đã ban hành và triển khai kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh; chú trọng nâng cao chất lượng đề thi, công tác tổ chức thi, bảo đảm khách quan, công bằng, không còn tình trạng nợ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi và áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống tiêu cực trong thi nâng ngạch công chức.

d) Về đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, cấp phòng;

quy định chế độ thực tập, tập sự lãnh đạo, quản lý:

Đã có 06 bộ, ngành và 36 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm việc thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng, bước đầu tạo được môi trường cạnh tranh, thu hút người có phẩm chất, năng lực tốt tham dự vào quá trình tuyển chọn, được dư luận ủng hộ. Qua thí điểm thi tuyển lãnh đạo tại một số bộ, ngành, địa phương, Bộ Nội vụ đã đúc rút được các bài học kinh nghiệm để hoàn thiện Đề án thí điểm đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng và đã được Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng ý trình Ban Bí thư xem xét, quyết định. Bộ Chính trị đã có Thông báo kết luận số 202-TB/TW ngày 26/5/2015 về Đề án

"Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng".

Theo đó, Bộ Chính trị cơ bản đồng ý với nội dung của Đề án và giao Ban Cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị hoàn thiện Đề án để tổ chức, thực hiện.

Theo phân công của Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ Nội vụ đã chủ trì, nghiên cứu xây dựng Đề án về tập sự lãnh đạo, quản lý theo hướng áp dụng cho các chức danh lãnh đạo cấp vụ, cấp sở và cấp phòng ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị từ Trung ương đến địa phương trong hệ thống chính trị. Đề án đã được Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng ý trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

đ) Về việc hoàn thiện cơ chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức:

31 Công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm đang thực hiện theo các quy định của Đảng và Nhà nước. Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, trong đó quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung, trình tự, thủ tục, tiêu chí, thẩm quyền đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để đổi mới phương thức đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ, gắn với tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan đơn vị trong công tác đánh giá hàng năm.

e) Về quy định chế độ tiến cử và chính sách thu hút, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ:

Để thu hút những người có tài năng, kinh nghiệm công tác (kể cả khu vực ngoài nhà nước) vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, Chính phủ đã có quy định về việc xét tuyển đặc cách đối với những người tốt nghiệp thủ khoa, tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài hoặc có kinh nghiệm công tác từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

Đồng thời, để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc, Bộ Nội vụ đã xây dựng Đề án về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Đề án này đã được trình Bộ Chính trị xem xét và đã được thông qua (tại Kết luận số 86/KL-TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị).

g) Về việc chấn chỉnh công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức:

Để nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 19/3/2014 về việc đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua khen thưởng. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định số 922/QĐ-BNV ngày 29/8/2014 ban hành Chương trình hành động để triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 07/CT-TTg.

Đổi mới cơ chế quản lý các chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: Để giải quyết những bất cập và các vấn đề trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã do thực tế đặt ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

h) Về việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:

Bộ Nội vụ đã chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đề án đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 (Khóa XI) cho ý kiến

32

và Bộ Chính trị thông qua tại phiên họp ngày 12/03/2015. Thực hiện chủ trương tiếp tục tinh giản biên chế theo tinh thần Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XI tại Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương. Sau khi trình Ban Cán sự đảng Chính phủ và được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong đó xác định rõ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp đồng bộ để thực hiện tinh giản biên chế. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39/NQ-TW. Các bộ, ngành, địa phương đang triển khai thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế.

i) Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:

- Về chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:

Triển khai Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các bộ, ngành, đi ̣a phương tổ chức biên soạn và ban hành mới hệ thống chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức, bao gồm: Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn các ngạch công chức cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp; các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý: lãnh đạo cấp phòng, lãnh đạo cấp sở và lãnh đạo cấp vụ. Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", Bộ Nội vụ phối hợp với một số bộ, ngành liên quan biên soạn, ban hành 26 bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã và 9 bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ, công chức phường, thị trấn và đã chuyển giao cho các địa phương sử dụng trong tổ chức bồi dưỡng công chức.

Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương đã biên soạn và ban hành gần 100 chương trình, tài liệu bồi dưỡng công chức theo nhu cầu công việc, tập trung bồi dưỡng các kỹ năng làm việc, sát với các vấn đề thực tiễn đặt ra từ quá trình thực thi công vụ.

- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:

Thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua hơn 4 năm, tổng số cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng là gần 2.900.000(12) lượt người, trong đó bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng

(12) Năm 2011: Tổng số lượt cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng là gần 670.000 lượt, tăng khoảng 45% so với năm 2010. Trong đó, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ đạt khoảng 400.000 lượt, tăng gần 54% so với năm 2010; Năm 2012: Tổng số lượt cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng là gần 810.000 lượt, tăng gần 20% so với năm 2011; trong đó, bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ đạt khoảng 560.000 lượt, tăng gần 40% so với năm 2011; Năm 2013: Tổng số cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng là gần 625.000 lượt người, giảm khoảng 23% so với

33 nghiệp vụ là 1.870.000 lượt người, đạt tỷ lệ gần 65% tổng số lượt cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng.

Thực hiện Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức,công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ viên chức của các bộ, ngành và địa phương trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt gần 1.280.000 lượt người, đạt tỷ lệ 30,6% tổng số cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng.

k) Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm, ưu đãi người có công:

Trong giai đoạn 2011 - 2015, cải cách tiền lương và các chế độ chính sách khác đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được thực hiện theo lộ trình(13). Thực hiện Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu chung, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện. Một số chính sách tiền lương đã được thực hiện như: Sửa đổi hệ số phụ cấp chức vụ đối với một số chức danh lãnh đạo(14); ban hành chế độ phụ cấp công vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã(15); điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/5/2012 đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng; sửa đổi tăng tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức từ 5%

lên 10% và bổ sung chế độ nâng bậc lương đối với sĩ quan cấp tướng(16). Từ tháng 01/2015, đã tăng thêm tiền lương bằng 8% mức lương hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức có hệ số lương từ 2,34 trở xuống(17). Hiện nay, đang tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội nghị TW7 khóa XI về “một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”.

năm 2012 (do kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cả nước giảm chung khoảng 30%). Trong đó, số lượt cán bộ, công chức được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng đạt khoảng 414.000 lượt, đạt tỷ lệ khoảng 66% tổng số lượt cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng; riêng bồi dưỡng về các kỹ năng đạt 373.000 lượt, đạt tỷ lệ gần 90% tổng số lượt cán bộ, công chức được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng; Năm 2014: Tổng số cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng là gần 800.000 lượt người, tăng khoảng 28% so với năm 2013, trong đó, số lượt cán bộ, công chức được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng đạt khoảng 500.000 lượt, đạt tỷ lệ khoảng 62% tổng số lượt cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng.

(13) Đã 03 lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở), cụ thể: Từ ngày 01/5/2011 tăng thêm 13,7% (từ 730.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng; Từ ngày 01/5/2012 tăng thêm 26,5% (từ 830.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng); Từ ngày 01/7/2013 tăng thêm 9,5% (từ 1.050.000 đồng lên 1.150.000 đồng/tháng) và quy định mức lương cơ sở thay cho mức lương tối thiểu chung.

(14)Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07/3/2012 về sửa đổi điều 7 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và mục I bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

(15) Với mức điều chỉnh từ 10% (quy định tại Nghị định số 57/2011/NĐ-CP ngày 07/7/2011) lên 25% từ ngày 01/5/2012 (quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012).

(16) Theo Nghị định 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

(17) Theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.

34

Quốc hội đã ban hành Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, theo đó mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Hoàn thiện các chế độ bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng hơn trong thụ hưởng bảo hiểm xã hội, đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng, sự bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội...

Sau khi Pháp lệnh ưu đãi người có công được sửa đổi, bổ sung ngày 16/7/2012 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà me ̣ Viê ̣t Nam anh hùng”, Chính phủ đã ban hành 04 nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 04 quyết định, 02 chỉ thị; các bộ đã ban hành theo thẩm quyền và phối hợp ban hành 13 thông tư và thông tư liên tịch(18). Hệ thống chính sách ưu đãi người có công đã thể chế hóa được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để chính sách đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần bảo đảm công bằng xã hội. Tính đến nay đã có 97% người có công có mức sống cao bằng mức sống của dân cư cùng địa bàn.

Đề cương

Tài liệu liên quan