• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hiện đại hóa hành chính

II. KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC TRÊN CÁC NỘI DUNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

6. Hiện đại hóa hành chính

a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước:

Chính phủ tiếp tục đã có nhiều chỉ đạo tích cực trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện Chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước(22). Sau 5 năm tổ chức triển khai thực hiện các

(20) Đến nay, đã có 741 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, ngành được giao tự chủ về tài chính; trong đó có 208 đơn vị tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (đạt tỷ lệ 28%), 461 đơn vị tự bảo đảm một phần kinh phí (đạt tỷ lệ 62,2%) và 72 đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (đạt tỷ lệ 9,8%). Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có 24.890 đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính; trong đó có 637 đơn vị tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (đạt tỷ lệ 2,6%), 9.970 đơn vị tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động (đạt tỷ lệ 40%) và 14.283 đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (đạt tỷ lệ 57,4%).

(21)Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước đã ban hành và thay thế Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và Bộ Tài chính đang chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của các Đề tài, Dự án khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

(22) Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015, Nghị quyết 36-NQ/TW ngày

37 chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc của các bộ, ngành và địa phương từng bước được cải thiện, hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý, điều hành được nâng cao, tạo thuận lợi cho cá nhân và tổ chức trong giải quyết thủ tục hành chính. Từ năm 2012 đến nay, hệ thống thông tin hành chính điện tử Chính phủ gồm 02 cấp kết nối Văn phòng Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan được xây dựng và đưa vào vận hành thông suốt, ổn định, bảo đảm an toàn, an ninh. Trên cơ sở đó, tạo lập nền tảng triển khai thống nhất các hệ thống thông tin, các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp. Kết quả cụ thể:

- Hạ tầng công nghệ thông tin được xây dựng cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có khoảng 90% cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước được trang bị máy tính phục vụ công việc; hệ thống mạng nội bộ được triển khai tại tất cả các bộ, ngành, địa phương (đến cấp đơn vị trực thuộc đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đến cấp sở, ban, ngành, quận huyện đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Cụ thể: 100% cơ quan nhà nước có mạng nội bộ (LAN, Intranet, Extranet) phục vụ công việc ngày càng tốt hơn; có 84% các sở, ban, ngành, quận, huyện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước; 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Trang/Cổng Thông tin điện tử đáp ứng yêu cầu theo khoản 2, Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin.

- Hệ thống thư điện tử: Đến nay hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã triển khai hệ thống thư điện tử chính thức (tên miền: .gov.vn, .chinhphu.vn) phục vụ công việc (đến cấp đơn vị trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; sở, ban, ngành đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Cụ thể: 30 bộ, cơ quan Trung ương có báo cáo đã triển khai hệ thống thư điện tử chính thức; 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có báo cáo đã triển khai hệ thống thư điện tử chính thức đồng bộ cho tất cả các cơ quan, đơn vị.

Trong đó nhiều bộ, tỉnh báo cáo có 100% cán bộ, công chức đã được cấp hộp thư điện tử sử dụng thường xuyên trong công việc. Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc được các bộ, ngành, địa phương triển khai mạnh mẽ, tại thời điểm năm 2011 đạt gần 1.600 đơn vị thì đến năm 2015 đạt gần 2.600 đơn vị, tăng khoảng 62,5%.

- Việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã được thực hiện có kết quả. Có 80% số lượng văn bản hành chính được các cơ quan hành chính cấp trung ương và địa phương trao đổi dưới dạng điện tử.

- Số cơ quan hành chính thuộc bộ, ngành, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và đơn vị hành chính cấp huyện sử dụng mạng nội bộ (mạng LAN) để trao đổi

01/07/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

38

công việc trong năm 2011 đạt gần 2.900 đơn vị, đến năm 2015 đã đạt gần 3.500 đơn vị, tăng khoảng 20,67%.

- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước đã được các bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai, đạt kết quả tích cực. Đến nay, đã có 100% các dịch vụ công cơ bản đã được các bộ, ngành và địa phương cung cấp trực tuyến mức độ 2 trên Cổng thông tin điện tử của mình; các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã và đang được các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được thực hiện có hiệu quả, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, tiếp cận điện năng... Đặc biệt, việc xây dựng, triển khai hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đã góp phần nâng cao tính chính xác, kịp thời trong công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thông qua việc tổng hợp, phân tích thông tin từ các bộ, ngành, địa phương đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công tác cải cách hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.

- Việc triển khai chữ ký số đã được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 170/NĐ-CP ngày 13/11/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP. Việc triển khai xây dựng các phần mềm, cơ sở dữ liệu trong quản lý đã được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện.

- Một số địa phương đang tích cực triển khai xây dựng Chính quyền điện tử. Thành phố Hải Phòng đã phê duyệt Đề án, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận Ngô Quyền, Hồng Bàng triển khai thực hiện thí điểm mô hình chính quyền điện tử. Tỉnh Quảng Ninh tập trung hoàn thành Dự án xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao hiệu quả hoạt động các Trung tâm hành chính công tại các huyện, thị xã, thành phố; triển khai chứng thư số của tổ chức tới 42 cơ quan, đơn vị và 2.187 chứng thư số của cá nhân thuộc 36 cơ quan, đơn vị. Thành phố Hồ Chí Minh triển khai hệ thống mạng đô thị băng thông rộng (MetroNet) tại 683 điểm kết nối các sở, ngành, quận, huyện, phường, xã và thị trấn, phục vụ hiệu quả việc vận hành, liên thông hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành các cấp. Thành phố Đà Nẵng tiếp tục mở rộng mô hình “phường, xã điện tử" và hoàn thiện mô hình “quận, huyện điện tử”.

b) Về xây dựng trụ sở cơ quan hành chính:

Các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, xây mới hệ thống trụ sở cơ quan hành chính, nhằm cải thiện điều kiện làm việc và phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa công sở. Một số bộ đã xây dựng mới trụ sở

39 làm việc và đưa vào vận hành như: Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường,...

một số địa phương đã xây dựng trung tâm hành chính tập trung của tỉnh như:

Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đà Nẵng...

Thực hiện việc xây dựng trụ sở làm việc theo Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, trong giai đoạn 2011 - 2015, các tỉnh, thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp gần 3.000 trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính cấp xã, phường đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính... tuy nhiên, cũng còn một số tỉnh do chưa bố trí được nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương nên việc triển khai đầu tư cải tạo, mở rộng trụ sở cấp xã, phường còn nhiều hạn chế.

c) Về áp dụng ISO trong hoạt động của cơ quan hành chính:

Việc triển khai thực hiện Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2008 vào hoạt động quản lý nhà nước đã được các bộ, ngành và địa phương cố gắng, tích cực thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp cho quy trình giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị mình được minh bạch, chất lượng công việc được nâng lên, thay đổi phương thức và công cụ làm việc theo hướng linh hoạt, thuận tiện cho cán bộ, công chức trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước. Tính trong 5 năm, số cơ quan hành chính thuộc các bộ, ngành Trung ương đã có bản công bố ISO đạt trên 1.000 đơn vị; tại địa phương con số này đạt gần 1.700 đơn vị.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GIAI

Đề cương

Tài liệu liên quan