• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN

1.1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động digital marketing của các doanh

1.1.1 Digital marketing

1.1.1.6 Facebook

• Các trang web thân thiện với thiết bị di động sẽ bao gồm các phông chữ dễ đọc cho người sử dụng di động.

• Phông chữ Sans Serif với dòng chữ thường là cách dễ đọc nhất trên thiết bị di động. Bởi độ chói và kích thước màn hình có thể làm cho các phông chữ mới lạ khó nhìn rõ. Và một điều quan trọng khác đó là bạn hãy chọn kích thước chữ vừa đủ.

Không ai muốn phải đọc những dòng văn bản quá nhỏ kể cả khi nó đang ở phông San Serif.

Định dạng văn bản thích hợp:

• Website nên giữ các khối văn bản thật ngắn gọn.chia nhỏ chúng với các tiêu đề và danh sách có chứa các gạch đầu dòng. Đây chính là các trình bày rất khoa học, hiện đại và rất rõ ràng rành mạch. Khiến cho người đọc dễ hứng thú và đọc hết hơn là chỉ gồm những đoạn văn dài, liên tục và nhiều chữ. Thật khó cho đôi mắt của chúng ta khi cứ phải theo dõi những dòng văn bản gần nhau trên màn hình nhỏ, chính vì vậy các đoạn văn dài, liền mạch sẽ khiến cho người đọc chán nản.

Tối ưu hóa hiển thị phương tiện truyền thông

• Kiểm tra hình ảnh, infographics và video của bạn để đảm bảo chúng được hiển thị chính xác trên điện thoại và máy tính bảng, mà không yêu cầu người dùng cuộn hoặc thay đổi kích thước màn hình của họ để xem phương tiện của bạn.

 Các thông tin sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu doanh nghiệp cần phải đầy đủ và rõ ràng, giúp người truy cập có thể tìm hiểu được thông tin về bạn một cách dễ dàng.

 Các chức năng của website phải dễ dàng sử dụng, tập trung vào những nhu cầu cần thiết và tránh các thủ tục rườm rà, không phù hợp với người dùng khó tính và thiếu kiên nhẫn.

Website phải mang lại lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp, là một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tiết kiệm thời gian, chi phí.

trên máy tính, điện thoại hoặc tablet. Chỉ cần có thiết bị điện tử như trên và có kết nối internet thi bất kỳ ai, bất kỳ đang ở đâu đều có thể sử dụng được mạng xã hội này.

Ngoài mục đích sử dụng để chia sẻ những nỗi niềm, tâm sự của cá nhân mỗi người thì Facebook được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để phục vụ mục đích kinh doanh, quảng bá,… Thông thường các doanh nghiệp thường xây dựng các fanpage để thực hiện các chiến lược marketing trên mạng xã hội Facebook.

Lợi ích của fanpage:

Tạo một khu vực kinh doanh khác ngoài website:

Ngoài website, doanh nghiệp có thể tạo một fanpage để quảng bá thương hiệu mà ở đó khách hàng tiềm năng, khách hàng, nhân viên trong tương lai, các nhà cung cấp và thậm chí truyền thông cũng có thể tìm thấy thông tin về công ty, sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Không giống như hồ sơ cá nhân Facebook, các thành viên của fanpage có thể truy cập mọi lúc, không cần đăng nhập vào Facebook để xem một doanh nghiệp hoặc thương hiệu của fanpage, vì vậy sẽ có rất nhiều người có quyền truy cập vào các thông tin mà doanh nghiệp đăng.

Hướng lượng truy cập đến website của doanh nghiệp:

 Fanpage không hạn chế về lưu lượng truy cập đến website. Trong thực tế, Facebook còn khuyến khích doanh nghiệp liên kết giữa website với fanpage. Thậm chí một phần nhỏ lưu lượng truy cập hàng ngày của Facebook chuyển hướng đến website của doanh nghiệp thì nó cũng cải thiện đáng kể lưu lượng truy cập chất lượng trên website của doanh nghiệp.

Cải thiện SEO:

Thông qua tính năng tìm kiếm xã hội mới và công cụ tìm kiếm khác, Google đang cập nhật nội dung vào chỉ mục được tạo ra trên các trang web như Facebook, vì vậy nội dung fanpage có tiềm năng để tạo ra kết quả tìm kiếm thuận lợi cho việc kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp. Bằng cách kết nối fanpage với website, doanh nghiệp có thể tận dụng tìm kiếm xã hội để hướng lượng truy cập trở về website của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cho phép doanh nghiệp tham gia với cộng đồng một cách dễ dàng và hoàn toàn miễn phí:

 Fanpage trên Facebook cung cấp sự thay thế cho việc thực hiện cam kết với khách hàng trên website một cách miễn phí. Trong vài phút, doanh nghiệp có thể có một fanpage của thương hiệu, đó sẽ là nơi để khách hàng và những người khác cùng ủng hộ thương hiệu có thể đăng bài lên tường Facebook, chia sẻ hình ảnh và video, hỏi và trả lời câu hỏi, tương tác giữa doanh nghiệp với một người khác. Tạo và quản lý một fanpage, một mục thảo luận hoàn thiện là việc làm dễ dàng hơn so với việc tung ra và theo dõi thảo luận trên diễn đàn hoặc bảng thông báo trên website của doanh nghiệp.

Kết nối khách hàng và người hâm mộ với doanh nghiệp của doanh nghiệp:

Một fanpage trên Facebook mang cho doanh nghiệp một đường dẫn trực tiếp đến người hâm mộ. Doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn cùng một lúc cho tất cả người hâm mộ hoặc hướng mục tiêu cá nhân hoặc nhóm theo quốc gia, tiểu bang, thành phố, giới tính và thậm chỉ là độ tuổi. Sử dụng các App Events để lên lịch các sự kiện đặc biệt hoặc chương trình khuyến mãi và sau đó gửi lời mời đến những người hâm mộ sống gần nơi sự kiện được diễn ra, Tất cả điều này và nhiều hơn thế nữa đều có sẵn và hoàn toàn miễn phí cho bất kì doanh nghiệp hoặc thương hiệu nào kinh doanh trên fanpage.

Tăng cường quan hệ khách hàng:

Doanh nghiệp có thể tăng cường mối quan hệ với khách hàng một cách đáng kể, bằng cách kết nối họ với cộng đồng xã hội chứ không phải là một khuôn khổ kinh doanh nhất định. Thành viên Facebook có thể không mua sắm trên Facebook, nhưng 90% trong số họ mong đợi các doanh nghiệp và tổ chức sẽ giải quyết các vấn đề liên quan trên fanpage.

Cung cấp một nền tảng đầy tiềm năng cho việc quảng bá thương hiệu:

 Chỉ có 25% thành viên Facebook muốn bán hàng, nhưng tỷ lệ cao hơn nhiều là dành những lời khen ngợi cho chất lượng công ty, thương hiệu hay sản phẩm đến doanh nghiệp bè Facebook. Thiết lập mối quan hệ mạnh mẽ với nhiều thành viên có

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhiều ảnh hưởng hoặc có nhiều kết nối, thì doanh nghiệp sẽ có được sự quảng bá thương hiệu có giá trị trong thị trường thực và nó sẽ bán hàng thay cho doanh nghiệp.

Lắng nghe và quan sát để cải thiện việc kinh doanh trên fanpage:

 Trong bối cảnh xã hội như Facebook, khách hàng và khách hàng tiềm năng có khả năng thông báo hoặc chia sẻ thông tin với doanh nghiệp bè và những người khác về sản phẩm và dịch vụ mà họ muốn, cũng như những kinh nghiệm tốt xấu đã có với doanh nghiệp doanh nghiệp hoặc đối thủ cạnh tranh, và những nhu cầu chưa được đáp ứng của họ. Mỗi lần một người hâm mộ tương tác với trang của doanh nghiệp, thì đó là cơ hội để doanh nghiệp trình bày thông tin phong phú và chính xác hơn.

ROI (tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư) và các số liệu liên quan đều sẵn có:

 Công cụ của trang phân tích hành vi khách hàng (Page Insight) và bảng điều khiển tạo điều kiện cho việc phân tích marketing và truyền thông bằng cách tiết lộ dữ liệu liên quan đến tương tác (bình luận, bài đăng trên tường, “like”); thảo luận bài viết, đánh giá và đề cập đến; nhân khẩu học của người hâm mộ (giới tính, lứa tuổi, vị trí địa lí/hệ thống phân phối)… Đây là những công cụ giúp nâng cao khả năng của doanh nghiệp để xác định và nhắm mục tiêu đến nhân khẩu học cụ thể, đồng thời giúp đánh giá ROI.

Tiêu chí để đánh giá một fanpage:

Mức độ tiếp cận của nội dung trên fanpage:

 Trước tiên, doanh nghiệp sẽ phải biết được có bao nhiêu người tiếp cận được những thông điệp mà doanh nghiệp đang cố gắng chuyển tải đến công chúng mục tiêu.

Rõ ràng doanh nghiệp có một kế hoạch nội dung hoàn hảo và đầy sáng tạo với bao ý tứ được chuyển tải trong một hình ảnh hay một clip đầy hấp dẫn, kèm theo caption mời gọi. Tuy nhiên tất cả sẽ chỉ là “phí của giời” khi doanh nghiệp không biết chính xác có bao nhiêu công chúng mục tiêu đã tiếp cận được nội dung đó của doanh nghiệp. Vậy nên hãy chú ý nhiều hơn đến lượng công chúng mà nội dung post lên fanpage của

Trường Đại học Kinh tế Huế

doanh nghiệp đã tiếp cận được. Cụ thể đó là số reach trong mỗi post. Chỉ số reach đạt được mỗi post được hiển thị ngay bên dưới mỗi post trên fanpage của doanh nghiệp.

 Muốn biết được khả năng tiếp cận của nội dung trên fanpage của doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể, doanh nghiệp lấy giá trị trung bình số reach của tất cả các post trên fanunipage trong giai đoạn đó. Doanh nghiệp sẽ biết được trung bình có bao nhiêu người đã nhìn thấy một post của doanh nghiệp

Trung bình lượng reach/ post với fanpage dưới 15.000 fan sẽ có tỉ lệ 10% là tốt.

Với những fanpage có lượng fans nhiều hơn 15.000 đã bị facebook hạn chế tỉ lệ reach của post còn 2- 6%. Phương án khắc phục là đăng nhiều bài trong ngày, lượt đăng nên cách nhau 1 giờ để đảm bảo đạt lượng reach tối đa của mỗi bài đăng.

Mức độ hấp dẫn của nội dung:

 Tất cả điều doanh nghiệp cần để giải quyết cho câu hỏi này được gói trong một chỉ số là tỷ lệ tương tác. Chỉ số này được thể hiện dưới công thức như sau:

Tỷ lệ tương tác Tổng tất cả số người đã tương tác trên bài đăng Số reach của bài đăng x 100

Nếu tỉ lệ tương tác của fanpage doanh nghiệp đang là 1% trở lên thì có nghĩa là doanh nghiệp đang làm tốt công việc của mình đấy. Trong đó tổng tất cả các người dùng đã tương tác với bài đăng bao gồm những người đã: thích, bình luận, chia sẻ, click xem ảnh dưới dạng phóng to (nếu bài đăng là dạng ảnh), click xem video (nếu bài đăng là dạng video), trả lời câu hỏi dạng trắc nghiệm (nếu bài đăng là dạng poll), click vào link gắn trong bài đăng (nếu bài đăng là dạng share link),… Tóm lại là tất cả các hành động của người xem thể hiện sự quan tâm tới bài đăng của doanh nghiệp. Số reach của bài đăng bao gồm: thích, thả tim, cười haha, phẫn nộ, ngạc nhiên

Như vậy tỷ lệ tương tác cho thấy rằng trong tổng số người đã nhìn thấy bài đăng đó, có bao nhiêu % thực sự quan tâm. Đương nhiên, tỷ lệ tương tác càng lớn, sức hấp dẫn của nội dung doanh nghiệp bài đăng lên fanpage càng cao.

Mức độ lan truyền của nội dung:

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Trên Facebook nói riêng và các kênh social media nói chung, nội dung doanh nghiệp đưa lên không chỉ cần đạt được mục tiêu là sự quan tâm của công chúng, nó cần phải được tính đến khả năng lan truyền của nội dung. Lan truyền nghĩa là doanh nghiệp đưa được nội dung đến nhiều công chúng mục tiêu hơn mà không tốn quá nhiều chi phí. Mức độ lan truyền càng lớn sẽ giúp cho doanh nghiệp được nhiều người biết đến hơn.

Chất lượng fan trên fanpage:

Có một điều là số fan trên fanpage không thực sự có tính chất quyết định hiệu quả của Facebook marketing. Điều này đến nay vẫn nhiều doanh nghiệp còn khá mơ hồ về vấn đề này. Thực hiện những hoạt động để nhằm thu hút ngày càng nhiều fan là rất tuyệt! Tuy nhiên nếu không chú trọng đến việc làm cho lượng fan đã gây dựng được trở nên hoạt động nhiều hơn thì cũng không khác nào một diễn đàn nhiều thành viên mà chẳng mấy ai trong số họ nhớ đến truy cập hay đóng góp nội dung. Rồi fanpage cũng chẳng tiếp cận được họ vì Facebook chỉ ưu tiên hiển thị nội dung bài đăng lên cho những người thường xuyên tương tác. Do đó doanh nghiệp cần theo dõi chất lượng fan trên fanpage của doanh nghiệp.

 Doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều người theo dõi, tương tác trên fanpage thông qua nhiều hình thức như tập trung vào nội dung hấp dẫn hơn, tổ chức các minigame,… Khuyến khích fan tương tác nhiều hơn đặc biệt là việc chia sẻ các bài đăng. Lượt chia sẻ bài đăng sẽ cho thấy mức độ lan truyền của bài đăng hay fanpage của doanh nghiệp tới người dùng Facebook kể cả những người không like fanpage của công ty. Sự chia sẻ của một người sẽ giúp lan truyền tới nhiều người bạn của họ. Điều này có tác dụng cho việc truyền thông, tạo hiệu ứng lan truyền tốt hơn, bởi khách hàng thường có xu hướng sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà bạn bè khuyên dung hơn là quảng cáo từ doanh nghiệp.

1.1.2 Du lịch và xúc tiến trong du lịch