• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số gợi ý ôn tập môn tiếng Anh:

Thủ khoa khối A chia sẻ bí quyết đạt điểm tối đa

V. Một số gợi ý ôn tập môn tiếng Anh:

1. Học sinh nên ôn tập theo chủ đề. Mỗi một chủ đề đều cung cấp cho người học một số lượng từ đủ để đọc hiểu một đoạn văn tương tự theo chủ đề đó.

2. Nắm vững các hiện tượng ngữ pháp thông qua các bài tập đã được sách giáo khoa cung cấp như phần Language Focus (các loại bài chia động từ theo các thì (tenses), qui tắc phù hợp về thì (Sequence of tenses), câu chủ động, bị động, các loại câu và cách kết hợp các loại câu cơ bản ...).

3. Làm lại tất cả các bài ôn tập (Consolidation) trong sách. Đây là loại bài tổng hợp kiến thức cơ bản nhất, giúp cho người học khái quát được những vấn đề đã học qua mỗi một chủ đề. Tôi đánh giá rất cao loại bài tập này.

4. Phần khó và hay sai nhất là phần phát âm (Pronuciation), học sinh nên đọc toàn bộ các từ mới ở phần Glossary, vừa kết hợp ôn từ mới, vừa luyện và ghi nhớ cách phát âm cũng như cách đánh trọng âm.

Kinh nghiệm học tốt các môn xã hội

LTS: Kiến thức do các môn xã hội đem lại rất lý thú nhưng việc học các môn này lại không mấy thuận buồm xuôi gió với không ít người. Chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm để có thể “chống trọi” cũng như trở thành thủ lĩnh của các môn “khó nhằn” này.

Phải có đam mê

Có thể nói khối xã hội (thường gọi là khối C khi đi thi đại học, cao đẳng) mang tính đặc thù hoàn toàn khác với các khối khác. Vì vậy điều kiện tiên quyết phải có đó là sự say mê với nó. Khối này bao gồm ba môn là Văn, Sử, Địa – những môn lâu nay vẫn được coi là học thuộc lòng.

Học khối xã hội cho thấy những giá trị của cuộc sống được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau tuỳ vào cách cảm cách nghĩ. Nhưng dù nhìn nhận dưới góc độ nào thì những điều ấy cũng luôn cho người học sự tò mò muốn khám phá và tìm hiểu. Và bạn hãy học bằng sự yêu thích của mình.

Đối với môn Văn, đây được coi là môn chính của khối và luôn cần được đầu tư nhiều. Học môn văn không khó nếu bạn biết cách “hành văn” hợp lí. Bạn phải có nhiều cảm xúc, trí tưởng tượng và khả năng diễn đạt trôi chảy suy nghĩ của mình. Điều này là thực sự cần thiết. Còn môn Sử thì sự chăm chỉ là yếu tố then chốt có thể cởi bỏ nút thắt về những số liệu, những sự kiện có tính chất liền mạch. Học Sử rất hấp dẫn, bạn như được trở về quá khứ tìm theo những dấu chân, xâu chuỗi các vấn đề của lịch sử. Môn này hay và nhiều điều đáng để lưu ý khi học khối xã hội và được điểm cao ở môn này cũng không phải là chuyện quá khó. Môn Địa lý có lẽ được coi là môn học dễ trong ba môn nói trên. Môn này không quá khắt khe về tài liệu, con số hay những dẫn chứng. Từ thực tế và sự quan sát người học cũng có thể nêu được vấn đề của bài học và đưa ra những nhận xét khái quát nhất.

Nên chăm chỉ và có sự đầu tư

Học các môn này, bạn hãy dành nhiều thời gian hơn một chút. Nó đòi hỏi bạn phải suy nghĩ, đòi hỏi bạn phải tưởng tượng cả giờ đồng hồ để có một câu văn hay, ghi nhớ hàng giờ đồng hồ với những sự kiện lịch sử và phân loại hàng giờ với những số liệu của môn địa. Bạn sẽ được rèn luyện thêm cả tính kiên nhẫn, cẩn thận và sự chỉn chu khi học khối xã hội này rồi đấy.

Thường xuyên học các môn này để nó có sự liên tục không bị đứt quãng. Khi bạn tạo cho mình thói quen đó thì không chỉ riêng khối xã hội mà các khối khác cũng không làm bạn quá vất vả.

Yêu cầu đọc nhiều tài liệu và các sách chuyên ngành cũng là điều cần thiết. Nếu bạn không đọc thêm mà chỉ đọc những cuốn sách giáo khoa đó thì rất khó nắm bắt kiến thức. Tuy nhiên, kỹ năng đọc sách cũng rất quan trọng, nó giúp bạn biết đọc cái gì và đọc như thế nào sao cho hiệu quả. Hãy cố gắng nạp các thông tin và các kiến thức càng nhiều càng tốt cho bạn.

Tránh tư tưởng học vẹt, học tủ

Đối với khối xã hội bạn nên tránh tư tưởng học “vẹt” vì nó không giúp được gì nhiều cho bạn. Học thuộc không có nghĩa là học hôm nay rồi ngày mai lại mới mẻ theo kiểu “chữ thầy trả thầy”. Bạn cần xác định được cái gì là cần thiết cho mình. Những kiến thức bạn có về các khối ngành xã hội là rất rộng, bạn sẽ hiểu biết được nhiều hơn về thế giới bên ngoài cũng như những điều cơ bản của cuộc sống.

Hãy học hiểu thay vì học tủ. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn có những bài tự luận hay và ý nghĩa. Các bạn hãy cố gắng tóm lược bài học của mình ngắn gọn có đánh giá và nhận xét của cá nhân. Thói quen này được hình thành thì bạn sẽ học bài khá dễ dàng và không mất quá nhiều thời gian cho các môn học.

Bạn nên có một phương pháp riêng của mình để học sao cho hiệu quả. Khi đó, các môn xã hội không những không gây trở ngại mà còn kích thích sự tò mò của bạn. Học vẹt chỉ có thể là phương án tình thế cứu cánh cho bạn khi lâm vào tình trạng không kịp học bài. Bạn cứ thử học vẹt một làn xem kết quả như thế nào nhé!

Giai đoạn chạy nước rút

Không riêng khối xã hội mà các khối khác cũng có giai đoạn chạy nước rút. Tuy nhiên bạn nên ưu tiên nhiều cho các môn học thuộc này. Thực tế, các môn học hiểu chiếm khá nhiều trong quỹ thời gian của bạn. Vì vậy, bạn phải phân bố thời gian hợp lí, biết học cái gì trước cái gì sau. Vào kì thi, bạn hãy thoải mái với những gì mình đẽ có, tránh sự áp lực quá mức để rồi “sôi hỏng bỏng không”.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, để kiếm được điểm cao ở khối xã hội không khó nếu bạn biết cách trình bày vấn đề rõ ràng, logic và mạch lạc. Những lợi thế về chữ viết, cách diễn đạt cũng luôn được những người

“cầm cân nảy mực” chú ý. Vì vậy, các bạn hãy phát huy thế mạnh của mình để thành công trong khối ngành xã hội này nhé. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thể học bài tốt hơn và yêu thích khối xã hội nhiều hơn.

Mẹo học bài nhanh, nhớ bài lâu

Dù là học sinh phổ thông hay sinh viên đại học, chúng mình cũng đều phải “nhớ” bài, bằng cách này hay cách khác. Bài vở lu bù, nhiều quá, làm sao mà nhớ được đây? Một vài mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn nhớ bài nhanh mà lâu hơn đấy!

1. Trước hết phải hiểu!

Đó là yêu cầu tiên quyết đấy Teen ạ. Học phải hiểu thì mới nhanh và nhớ lâu được. Muốn hiểu thì phải làm gì nhỉ? Teens cần nắm được bản chất vấn đề. Chỉ cần hiểu vấn đề nói gì thôi nhé! Chưa cần nhớ vội đâu!

Các bài trong SGK thường được tóm tắt ngắn gọn và rất dễ hiểu, Teens chỉ cần đọc thật kĩ sách là ra luôn ấy mà.

Chỗ nào chưa hiểu thì phải… ngẫm nghĩ nhé! Nếu nghĩ mãi mà vẫn “tắc” thì có thể hỏi bạn bè, rồi hỏi thầy cô. Khi chiếm lĩnh cảm giác “hiểu” vấn đề, chúng mình sẽ thấy thú vị cực kì đấy!

2. Tóm tắt các ý chính.

Đầu tiên phải nhớ được tên bài (tựa đề ấy), điều này là tất nhiên rồi đúng không? Tốt nhất Teens nhớ được thứ tự từng bài trong SGK, điều đó sẽ rất tiện cho việc hệ thống nội dung học và nắm được toàn bộ chương trình. Nó giống như một dàn ý lớn ấy!

Hiểu rồi thì hãy gạch đầu dòng các ý chính nhé! Bài trong sách thường chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chắc chắn sẽ được trình bày theo những chủ đề khác nhau. Chúng mình hãy tìm ra chủ đề chính của từng đoạn nhé! Chỉ cần vài ba từ thật ngắn gọn thôi là ổn lắm rồi!

Đừng ham học cả một chương, bài dài loằng ngoằng, càng học càng rối! Có khi chỉ cần nhớ từ khóa (key word) của cả đoạn là chúng mình đã thuộc được hơn nửa bài rồi đấy! Không tin ư? Chúng mình làm thử luôn nhé!

3. Nhớ có giấy và bút!

Luôn sẵn sàng giấy bút! Hãy ghi các ý chính ấy ra giấy! Teens có thể dùng các tờ A4 rời, để sau này mình còn tập hợp lại thành quyển, tiện cho ôn bài kiểm tra và ôn thi biết mấy nhỉ!

Hãy ghi các ý chính ấy ra giấy nhé. Nếu bạn nào cẩn thận có thể để cách các ý chính ra và chúng mình sẽ điền ý nhỏ hơn trong đó.

Đánh dấu bằng bút high light cũng là hình thức trực quan sinh động phục vụ việc ghi nhớ kiến thức đấy Teens ạ!

4. Nhẩm bài!

Đây là cách phổ biến nhất của học trò! Tiết kiệm khá nhiều thời gian và cũng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, hãy thật sự chú tâm vào việc học nhé. Nhiều bạn nhẩm bài hay nghĩ ngợi mông lung, mãi mới quay về được bài học đấy ^^. Nửa tiếng nhẩm bài thì có đến 10 phút “suy tư” rùi!

Khi nhẩm, chỗ nào quên, Teens cố nhớ nhé, nếu chịu thì mới mở vở ra xem! Hãy nhẩm lần lượt cho đến hết bài!

Đọc to lên cũng là một cách hay để học thuộc bài nhanh. Tuy nhiên to nhưng phải “sâu”, tức là Teens phải đọc thuộc và suy ngẫm, chứ đừng học vẹt.

5. Học theo nhóm

Chà, hãy huy động cả gia đình nào Teens! Nhưng nhớ là mọi người rỗi rãi để giúp mình nhé, không nên làm ảnh hưởng đến người khác, nếu mọi người đang rất bận. Ai cũng có thể sẵn sàng giúp Teens. Bố, mẹ, anh, chị, em này… Hãy nhờ mọi người soát bài học thuộc sau khi bạn đã học. Giống như khi bạn lên bảng trả lời cô giáo ấy!

Hãy yêu cầu mọi người chỉ định phần bất kì để mình trả lời. Như thế, vừa luyện sự nhuần nhuyễn, vừa luyện phản xạ. Nhiều Teens chỉ đọc lần lượt từ đầu đến cuối được thôi, còn khi hỏi ngay vào “khúc giữa” hay

“khúc cuối” là chịu!

Đây là phương pháp hữu hiệu được nhiều Teens ưa chuộng đấy! Hãy tranh thủ chứng tỏ khả năng học tập của mình với cả nhà nhé!

Phương pháp học tập có hiệu quả

Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư?

Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư...

nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả. Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học

Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.

Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.

2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học

Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:

Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.

+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.

+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.

Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?

3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.

Vấn đề tâm lý trước, trong và sau kỳ thi tuyển sinh Đại học

Thầy: Nguyễn Tiến Hỷ - UVBCH Đoàn trường (sưu tầm) 1.Tâm lý trước kì thi

1.1. Lo lắng về chọn nghề, chọn trường cho phù hợp: Thường các em sẽ tự đặt ra các câu hỏi:

“Mình nên theo nghề gì bây giờ?” “Mình thi trường nào đây?

Cách khắc phục: Đừng lo lắng, em nên bình tĩnh và suy ngẫm cho bình tĩnh nhé! Trước hết em cần suy nghĩ xem tính cách của mình phù hợp với ngành gì. Điều này rất quan trọng đấy nhé! Nếu bản thân năng động, tự tin, hay nói trước đám đông thì em có thể lựa chọn những chuyên ngành về giao tiếp như marketing, kinh tế đối ngoại. Nếu bản thân có năng lực quản lí trong công việc, sắp xếp lịch trình thì có thể lựa chọn chuyên ngành quản trị kinh doanh. Hoặc em có thể lựa chọn chuyên ngành thông tin nếu bản thân thích và hay tìm hiểu về công nghệ máy tính…

Sau khi đã lựa chọn được nghề phù hợp với tính cách bản thân thì sau đó hãy chọn trường phù hợp nào! Em nên lựa chọn trường phù hợp với học lực của mình, không nên chọn trường điểm quá cao hoặc

quá thấp so với lực học bản thân. Đồng thời em cũng nên làm nhiều hồ sơ thi đại học( 2 hoặc 3 trường là phù hợp để tránh lãng phí về kinh tế). Vì từ lúc nộp hồ sơ đến lúc thi em còn một khoảng thời gian để nâng cao kiến thức của mình. Đến lúc trước kì thi khoảng một tuần thì em chọn trường phù hợp với số điểm mà em nghĩ có thể đạt được.

1.2. Lo lắng về việc học tập, thi cử: Nhất là khi gặp đề khó, đề thi sẽ trúng vào dạng bài mình chưa học khiến cho việc học trở nên rắc rối và khiến bản thân mệt mỏi.

Cách khắc phục:Để trở nên hiệu quả hơn thì em cần làm như sau:

Cần thời gian biểu một cách chi tiết, cụ thể: Ngoài TKB ở trường thì cần tự xác định cho mình một TKB chi tiết, cụ thể hơn. VD: Buổi sáng học môn gì? Thời lượng bao nhiêu? Buổi chiều, buổi tối học môn gì? Thời lượng bao nhiêu? Trước khi bắt đầu học em cần phải chuẩn bị tất cả các tài liệu mà mình cần học , như thế sẽ đỡ tốn thời gian cho việc tìm tài liệu và sẽ khiến bản thân tập trung hơn. Ngoài ra không nên học thông trong một thời gian dài mà nên có thời gian nghỉ ngơi ngắn trong lúc học. Thời gian học trên lớp nên tập trung nghe thầy cô giảng bài, tránh việc học bài mới mà mình lại bỏ bài cũ hay môn học khác ra học.

Dẹp bỏ những suy nghĩ vu vơ và những thứ khiến bản thân phân tâm: Tránh xa điện thoại, máy tính, ti vi… vì những thứ đó rất dễ khiến em phân tâm. Đồng thời dẹp bỏ những lo lắng hay suy nghĩ bi quan kiểu như. “ Nếu mình không thi đỗ đại học thì…” hay “Phần này mình không hiểu gì cả, thế này thì làm sao đỗ đại học được!”… Một phương pháp khắc phục khá hiệu quả là nghe nhạc không lời với tiết tấu nhanh trong lúc học sẽ khiến em có thể tập trung vào sách vở của mình. Nên nhớ rằng, nhạc không lời với tiết tấu càng nhanh thì càng tốt nhé(các em có thể nhờ thầy Tạ Quang Tùng giúp đỡ vấn đề này). Vì tiết tấu nhanh, chậm của nhạc sẽ ảnh hưởng đến khả năng tính toán, học thuộc nhanh, chậm của em đó.

Giữ gìn sức khỏe tốt: Em cần có một chế độ ăn uống điều độ, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.

Cũng không được thức quá khuya. Thường em hay có suy nghĩ ”Nó thức đến 1h/2h để học mà mình học được như thế này…” Điều đó khiến cho bản thân em trở nên hoang mang, lo lắng. Nhưng em nên nhớ rằng: học nhiều không bằng hiệu quả. Nếu em có thể học hiệu quả thì kết quả học tập sẽ rất tuyệt vời đấy!

Chính vì vậy, để việc học đạt hiệu quả tốt nhất thì em cần phải có một sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.

Chủ động, nghiêm túc trong quá trình học: Em không nên học lệch, học tủ, không ỷ lại vào thầy cô, bạn bè. Và trong quá trình ôn thi em đừng lo sợ, hoang mang khi bạn làm được bài mà em không làm được.

Mà em hãy dùng điều đó làm động lực cho bản thân.

Kiểm điểm lại kiến thức bản thân: Em không nên làm quá nhiều đề, học quá nhiều dạng bài mà không kĩ lưỡng và còn nhiều điểm ghi vấn. Em thường leo theo dạng bài mới trong khi chưa nắm chắc dạng bài cũ. Vì em lo sơ rằng dạng bài mới đó có thể có trong đề thi. Điều này rất nguy hiểm khi ôn thi. Vì nếu em làm như vậy em rất dễ quên và không hiểu về dạng bài tập đó. Như vậy sẽ khiến cho em mất thêm một khoảng thời gian cho việc học lại dạng bài cũ.

Nên tự học trước khi thi: Em hãy nhớ rằng thầy cô chỉ định hướng bài học và hướng dẫn em giải quyết những bài tập khó chứ thầy cô không quyết định kiến thức mà bản thân em có là những gì, Là đủ hay chưa đủ cho kì thi đại học. Nên tự bản thân em học là chính. Những vấn đề nào không hiểu thì có thể hỏi thầy cô, bạn bè rồi phải tự làm lại và ôn luyện những dạng bài chưa làm được thật kĩ lưỡng chứ không nên bỏ đấy. Trước kì thi 3-4 ngày em không nên tập trung học dạng bài mới nữa mà nên ôn luyện lại dạng bài cũ và kiến thức đã được học.

1.3. Về áp lực gia đình: Nhiều gia đình thường ép buộc em thi vào một trường nào đó. Và cũng đặt nặng tâm lý bắt buộc em phải thi đỗ đại học và khiến cho em bị mệt mỏi và stress.

Cách khắc phục:Điều này chủ yếu phụ thuộc vào suy nghĩ của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nếu gia đình phản đối quyết định của em thì em nên tâm sự với gia đình và nói rõ cho bố mẹ hiểu về ngành nghề và trường mà em lựa chọn. Tương lai của em do chính bản thân em quyết định chứ không phải ai khác. Gia đình và người thân là người sẽ cho em những lời khuyên bổ ích chứ không phải là người quyết định tương lai của em.

Thêm vào đó, em cũng nên tâm sự với gia đình rằng họ đang khiến cho em bị áp lực, khiến cho việc học của em chưa đạt hiệu quả.

Đừng ngại ngùng hay lo lắng bị bố mẹ mắng. Chỉ cần em tâm sự thật lòng thì gia đình sẽ hiểu em.

1.4. Lo lắng về tương lai sau khi ra trường:

Cách khắc phục: Ra trường có xin được việc làm hay không phụ thuộc vào năng lực bản thân của em. Ngành nào cũng đều co việc làm. Ngành nào cũng có những người thành công và thất bại. Em đừng có suy nghĩ chỉ có vào những ngành đang “hót” thì mới có việc làm tốt. Để có thể có được việc làm tốt hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân em chứ không phụ thuộc vào ngành nghề.

1.5. Đại học là con đường “duy nhất” để thành công.

Cách khắc phục: Em nên biết rằng: “ Đại học là con đường ngắn nhất chứ không phải duy nhất dẫn đến thành công”. Em quá đặt nặng nề về việc học đại học thì có thể được việc làm tốt. điều đó khiến cho áp