• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3: GIẢ I PHÁP HOÀN THI Ệ N CHI ẾN LƯỢ C MARKETING MIX CHO

3.2 Nội dung giải pháp đề xuất để hoàn thiện chiến lược Marketing Mix cho

3.2.2 Giải pháp về marketing mix:

3.2.2.1 Chính sách sản phẩm

Trong các yếu tố cấu thành một chính sách marketing mix hoàn chỉnh thì yếu tố sản phẩm là quan trọng nhất, chiến lược sản phẩm ảnh hướng đến các chiến lược marketing khác. Do vậy, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược sản phẩm phù hợp với sản phẩm của công ty. Cụ thể, công ty cần:

 Nâng cao chất lượng sản phẩm:

Việc đổi mới, nâng cao chất lượng luôn luôn cần thiết trong mọi trường hợp, sống trong môi trường kinh doanh thì việc cạnh tranh là không tránh khỏi vì vậy, việc sản xuất được những sản phẩm với chất lượng vượt trội sẽ giúp doanh nghiệp có được lòng tin từ khách hàng, đứng vũng hơn trong thương trường ác liệt.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty có thể thực hiện các biện pháp đồng bộ sau đây:

 Nâng cao chất lượng công nghệ, dây chuyền sản xuất; nghiên cứu tìm ra mô hình sản xuất khoa học, có hiệu quả để chống lãng phí, dư thừa nguyên vật liệu trong sản xuất.

 Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu sản xuất:

Trong quá trình sản xuất, các nguyên liệu được pha trộn với nhau qua nhiều quy trình nên chất lượng nguyên liệu sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Để không giảm chất lượng sản phẩm, công ty cần phải: Dựa trên cơ sở định mức tiêu hao, tiêu chuẩn chất lượng đề ra, nhà cung ứng phải đảm bảo cung ứng đúng nguyên vật liệu chất lượng theo yêu cầu, khối lượng và thời gian cần thiết. Bảo quản nguyên vật liệu đúng yêu cầu kỹ thuật. Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, tin cậy và rẻ; có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu kịp thời, rõ ràng, đúng tiêu chuẩn chất lượng. Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất, loại

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Nâng cao chất lượng thiết kế kỹ thuật:

Chất lượng sản phẩm tấm lợp còn thể hiện qua các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ bền, dày, cứng, độ sóng, khả năng chịu nhiệt,...nên công tác thiết kế kỹ thuật cũng ảnh hướng đến chất lượng sản phẩm. Để sản phẩm đạt chất lượng cao, bộ phận thiết kế phải xây dựng và lập kế hoạch cụ thể cho từng khâu, đưa ra định mức nguyên vật liệu hợp lý, tối ưu nhất; thực hiện nghiên cứu, đề xuất phương án giúp cải tiến chất lượng, tiết kiệm nguyên vật liệu ở từng giai đoạn,...đồng thời, chất lượng đội ngũ kỹ sư, cán bộ thiết kế kỹ thuật cũng phải được nâng cao.

Thực hiện quản lý chất lượng chặt chẽ, toàn diện ở từng bộ phận sản xuất, chất lượng sản phẩm phải được theo dõi, kiểm tra từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng và luôn đặt chỉ tiêu chất lượng cao để có động lực phấn đấu. Đảm bảo chỉ tiêu về an toàn chất lượng, không sử dụng những nguyên vật liệu gây độc hại cho sức khỏe con người, thực hiện và quản lý chất lượng theo ISO đã quy định.

 Đa dạng hóa mẫu mã, kích thước sản phẩm: hiện tại, tấm lợp Fibrocement thương hiệu Tấn Phát Tâm Châu mới chỉ có dạng tấm lợp sóng (sóng to và sóng nhỏ với 3 kích thước khác nhau), vì thế, công ty có thể sản xuất thêm tấm lợp phẳng và úp nóc để phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng.

 Luôn thăm dò, nắm bắt tâm lý khách hàng về mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để kịp thời đáp ứng; nghiên cứu, điều tra đối thủ cạnh tranh để biết được những sản phẩm mới từ họ, cũng như không ngừng sáng tạo ra nhiều mẫu mã, kiểu dáng để khách hàng được thoải mái lựa chọn sản phẩm họ ứng ý nhất.

 Nâng cao năng suất sản phẩm bằng cách đẩy mạnh tiêu thụ đối với sản phẩm tấm lợp sóng trên những thị trường đang kinh doanh, đồng thời, mở rộng danh mục sản phẩm vào thị trường với các mẫu mã mới như tấm lợp phẳng, úp nóc...

 Tập trung nâng cao uy tín thương hiệu công ty để thương hiệu tấm lợp Tấn Phát Tâm Châu đến gần hơn với khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.2.2 Chính sách giá cả

Giá là yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing mixcuar công ty. Đứng trước sự biến động của thị trường, giá cả hàng hóa ngày càng tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Vì thế, giá cả hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng.

Muốn đưa ra được một mức giá phù hợp, được khách hàng chấp nhận, công ty có thể giảm giá thành sản phẩm: Để giảm giá thành sản phẩm, công ty phải thiết kế quy trình công nghệ sản xuất sao cho tiết kiệm được chi phí nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. Để làm được điều này công ty phải: Đào tạo, nâng cao năng suất chất lượng của công nhân và nghiên cứu sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất; Giảm giá thành các chi phí đầu vào: chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất...

Khi định giá và thay đổi giá, bộ phận marketing của công ty phải chú ý đến độ co giãn của cầu theo giá. Việc định giá còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm của công ty có được khách hàng chấp nhận hay không. Công ty còn phải tính đến các ảnh hưởng của thị trường để từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh giá cho phù hợp để vừa thỏa mãn khách hàng vừa đem lại lợi nhuận cho công ty.

Công ty nên thực hiện mức chiết khấu giá theo chức năng, phân biệt giá cho từng phân khúc thị trường. Công ty nên ấn định mức chiết khấu theo quy mô hàng hóa để các đại lý để kích thích họ thức đẩy tiêu thụ chứ không nên thực hiện chiết khấu giá như nhau.

Khi kích thức tiêu thụ công ty nên duy trì chính sách giá, không nên giảm giá với mức giá thấp vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng sản phẩm công ty mà công ty nên tăng chiết khấu, xúc tiến bán khi mua hàng, tăng % hoa hồng hoặc thưởng để kích thích việc mua và bán hàng. Ngoài ra, công ty nên có các hình thức ưu đãi về giá khi mua nhiều đối với các khách hàng lâu năm.

3.2.2.3 Chính sách phân phối

Hiện nay, công ty đang thực hiện 2 hệ thống phân phối là: kênh phân phối trực

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phân phối trực tiếp: được thực hiện bằng các hợp đồng cung ứng sản phẩm thông qua đội ngũ bán hàng trực tiếp, qua điện thoại...hoặc qua đơn hàng trực tiếp của khách hàng tại công ty. Tuy nhiên, việc phân phối vẫn chưa đạt hiệu quả cao do nguồn nhân lực không đủ và trình độ của nhân viên chưa cao. Vì thế, để nâng cao hiệu quả phân phối công ty nên: Chủ động trong việc liên hệ với khách hàng có nhu cầu để có kế hoạch đáp ứng kịp thời các đơn hàng. Đối với những khách hàng mua trực tiếp với khối lượng lớn và khách hàng lâu năm của công ty thì công ty phải có các biện pháp khuyến khích thông qua các hình thức như thanh toán, vận chuyển, bốc xếp hàng tận nơi...cũng như tích cực liên lạc với nhóm khách hàng này để nắm bắt nhu cầu của họ để từ đó đáp ứng tốt hơn. Tạo động lực bán hàng cho đội ngũ bán hàng trực tiếp bằng lương thưởng để họ tích cực hơn trong việc chào hàng, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh hoạt động của các cửa hàng trưng bày sản phẩm tại từng khu vực thị trường bằng cách hỗ trợ quảng cáo, kệ mẫu,...phục vụ cho việc trưng bày.

Phân phối gián tiếp:

Kênh gián tiếp là kênh phân phối chủ yếu của công ty, nó có vai trò quan trọng giúp công ty mở rộng thị trường trong tỉnh. Các kênh phân phối chủ yếu tập trung tại Vĩnh Linh, Triệu Phong – Hải Lăng; trong thời gian tới công ty cần khuyến khích mở rộng mạng lưới phân phối tại các khu vực còn lại của tỉnh và đặc biệt là các tỉnh khác, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của các kênh phân phối, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: Đánh giá hiệu quả hoạt động của từng đại lý cũng như khả năng tài chính, có biện pháp khuyến khích hay loại bỏ thích hợp. Có các biện pháp ưu đãi, khuyến khích thích hợp cho từng đại lý để hiệu quả bán hàng được cao hơn.

Cuối cùng là một vài đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa chiến lược phân phối tại công ty:

Phân phối hàng hóa phải gắn liền với sản xuất sao cho lượng tồn kho vừa đủ để đảm bảo số lượng hàng cung cấp cho khách hàng, tránh trường hợp hết hàng để bán cho khách.

Chủ động đưa ra ý kiến với các đại lý về vấn đề trưng bày sản phẩm, bố trí kệ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đầu tư thêm phương tiện vận chuyển hoặc liên kết rộng rãi với các tuyến xe để dễ dàng trong việc vận chuyển đi xa, tăng khả năng đáp ứng đơn hàng nhanh chóng, tránh việc buộc khách hàng chờ đợi đơn hàng vì không có phương tiện vận chuyển.

3.2.2.4 Truyền thông marketing

Truyền thống marketing là công cụ bổ trợ hiệu quả nhằm nâng cao uy tín công ty, hình ảnh thương hiệu, chất lượng sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Đây cũng là chính sách quan trọng đóng góp vào sự hoàn thiện của chiến lược marketing mix của mỗi doanh nghiệp. Để tăng cường hơn nữa hiệu quả kinh doanh, công ty cần chú trọng đến công tác chiêu thị của mình, nhằm quảng bá sản phẩm rộng khắp và có kế hoạch cụ thể trong việc đảm bảo thương hiệu Tấn Phát Tâm Châu ngày càng được mọi người biết đến.

Để thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của công ty thì công ty phải thực hiện đồng bộ các chính sách marketing mix của mình và chính sách truyền thông có vai trò lớn trong việc phát huy hiệu quả của các bộ phận khác. Ngoài những hình thức truyền thông trong thời gian qua, công ty có thể thực hiện thêm một số hình thức sau:

Tăng cường quảng cáo với nhiều hình thức phù hợp: muốn quảng cáo đạt hiệu quả phải xác định rõ mục tiêu quảng cáo là: tăng số lượng hàng tiêu thụ trên các thị trường hiện tại và mở rộng ra thị trường mới; xây dựng và phát triển uy tín của thương hiệu và uy tín công ty. Đồng thời, phải lựa chọn phương tiện quảng cáo thích hợp để dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu.

Thực hiện chính sách khuyến mãi bằng hình thức chiến khấu tiền mặt cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn và thanh toán tiền ngay khi mua hàng, để tăng số lượng bán và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu đồng nhất giúp hoàn thiện chiến lược định vị của công ty.

Thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng trong và ngoài tỉnh nhằm thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng về sản phẩm và các hoạt động của công ty để kịp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tích cực tham gia các hoạt động xã hội công ích, từ thiện như giúp đỡ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ đồng bào chịu thiên tai, lũ lụt, tặng quà tết cho những gia đình chính sách...để thu hút được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các cấp lãnh đạo tỉnh cũng như có được sự yêu mến, tin cậy, tạo ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng hiện tại và tương lai.

Thường xuyên thăm dò, chăm sóc, gửi quà cho các đại lý vào dịp lễ tết. Quan tâm và giữ chân khách hàng quen thuộc bằng các chính sách ưu đãi và uy tín công ty.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Dựa vào nền tảng phân tích ở chương 2, em đã đề ra một số giải pháp giúp hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phấm tấm lợp Fibrocement tại công ty TNHH Thương mại số 1 – Đoàn Luyến. Nội dung những giải pháp được trình bày ở trên đều hướng đến mục đích cuối cùng là giúp công ty ngày càng hoàn thiện hơn các chiến lược kinh doanh của mình dành cho tấm lợp Fibrocement thương hiệu Tấn Phát Tâm Châu để công ty phát triển ổn định, bền vững hơn trong tương lai, có được chỗ đứng ổn định trong nền kinh tế phức tạp và nhiều cạnh tranh.

Tuy nhiên, không thể cùng lúc thực hiện toàn bộ giải pháp mà phải lên kế hoạch cụ thể, phù hợp với mục tiêu chung cũng như ngân sách của công ty. Vì vậy, công ty nên trích một phần ngân sách từ lợi nhuận hàng năm để thực hiện những giải pháp theo thứ tự ưu tiên thực hiện:

 Các giải pháp có thể thực hiện ngay:

- Tổ chức, phát triển bộ phận marketing trong công ty.

- Đa dạng hóa mẫu mã, kích thước tấm lợp.

- Thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường tại từng khu vực.

- Chú trọng đến các chính sách truyền thông marketing.

 Các giải pháp lâu dài:

- Đưa thương hiệu Tấn Phát Tâm Châu đến gần hơn với người tiêu dung

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Mở rộng mạng lưới phân phối ra các tỉnh Nam Trung Bộ.

Các giải pháp trên chỉ xuất phát từ những nhìn thức cá nhân của sinh viên chưa có kinh nghiệm thực tế nên vẫn còn nhiều thiếu xót, nhưng hy vọng sẽ góp phần giúp công ty định hướng và đưa ra các giải pháp tối ưu hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ