• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO

1. Giải pháp chung

Khi được hỏi về “ Nhân tố nào là nhân tố quan trọng nhất trong chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường ĐHKT Huế trong 5 nhân tố: Sự tin cậy, sự đảm bảo, cơ sở vật chất, sự đồng cảm và sự kịp thời?”. Kết quả thống kê cho thấy

Bảng 21: Thống kê về đánh giá các yếu tố

Biến Tần số Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy

Sự tin cậy 109 57,4 57,4

Sự đảm bảo 35 18,4 75,8

Sự đồng cảm 22 11,6 87,4

Sự kịp thời 11 5,8 93,2

Cơ sở vật chất 13 6,8 100,0

Tổng 190 100,0

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Kết quả trên cho thấy, đa phần sinh viên cho rằng nhân tố Sự tin cậy sẽ là nhân tố quan trọng nhất. Tiếp theo là nhân tố sự đảm bảo (35 sự đồng tình), nhân tố sự đồng cảm (22 sự đồng tình), nhân tố cơ sở vật chất (13 sự đồng tình) và thấp nhất là sự kịp thời (11 sự đồng tình). Nhà trường cần có các giải pháp chung như sau:

Thứ nhất, nhà trường tiếp tục cải thiện chất lượng dạy và học. Chất lượng dạy và học sẽ ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin, sự ủng hộ của SV và phụ huynh đối với nhà trường. Việc cải thiện chất lượng dạy và học cần sự đồng nhất giữa các bên, phòng ban, đội ngũ giảng viên và SV với nhau.

Thứ hai, nhà trường cần đảm bảo thực hiện những nội dung như đảm bảo việc lên lớp, đảm bảo cán bộ luôn có mặt trong giờ làm việc để hỗ trợ giải quyết các thắc mắc, thủ tục cho SV, đảm bảo việc tối ưu hóa các thiết bị trong nhà trường để phục vụ vào việc giảng dạy và đảm bảo giờ lên lớp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ ba, nhà trường nên có sự đầu tư cho nhiều vấn đề như: hệ thống cơ sở vật chất, tài liệu thư viện, nhà xe, nước uống để phục vụ tốt cho sinh viên. Những yếu tố về cơ sở vật chất sẽ hỗ trợ cho các hoạt động phục vụ SV được tốt hơn.

Thứ tư, nhà trường nên tăng cường các chương trình, giao lưu giữa doanh nghiệp và cho SV có điều kiện thực tế để có thể áp dụng những kiến thức vào ngành học cho hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là cách để giúp SV học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng cho công việc sau này.

2. Giải pháp cụ thể liên quan đến các nhóm nhân tố 2.1. Giải pháp liên quan đến nhân tố sự tin cậy

Đối chiếu ở bảng phân tích tần số ở trên về nhân tố nào là nhân tố quan trọng nhất về chất lượng dịch vụ đào tạo, kết quả cho thấy nhóm nhân tố sự tin cậy là nhân tố được sinh viên quan tâm nhiều nhất. Để đảm bảo cho nhân tố sự tin cậy càng càng được cải thiện, cần các biện pháp:

Thứ nhất, phát huy thế mạnh của giảng viên về liên hệ các kiến thức môn học với kiến thức thực tế. Ngoài những kiến thức trong bài giảng, lượng thông tin về đời sống xã hội cũng nên cập nhập để cung cấp thêm thông tin, kiến thức và kỹ năng cho các bạn sinh viên. Những kiến thức bên ngoài xã hội rất quan trọng, nhất là đối với lĩnh vực kinh tế. Các bạn sinh viên cần được trang bị tốt và cập nhật để bắt kịp với cuộc sống. Các giảng viên là những người có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và nên chia sẻ, phát huy để giúp đỡ các bạn sinh viên.

Thứ hai, liên tục đổi mới cách dạy sao cho hiệu quả. Khi được trao đổi trực tiếp với các bạn sinh viên, tác giả nhận ra rất nhiều sinh viên phàn nàn về cách dạy, trình bày của giảng viên. Các bạn cho rằng các giảng viên giảng dạy chưa thật sự sinh động.

Cho nên, dù kiến thức đó là rất hay, rất bổ ích và cần thiết nhưng cách truyền tải là một phần rất lớn giúp cho lượng kiến thức đó đi sâu vào sinh viên. Giảng viên có thể linh hoạt, thay đổi nhiều cách thức như phân tích các Case Study thực thế, các buổi thuyết trình, thực tế doanh nghiệp, tổ chức lớp học qua các trò chơi, hỏi – đáp,… để khuyến khích các bạn sinh viên tham gia.

Thứ ba, nhà trường tăng cường các chương trình kết nối, giao lưu doanh nghiệp.

Những năm trở lại đây, nhà trường đã nỗ lực rất nhiều trong việc tạo sự kết nối, giao

Trường Đại học Kinh tế Huế

lưu giữa doanh nghiệp và sinh viên. Đây là những hoạt động hết sức bổ ích để sinh viên được bồi dưỡng thêm các hoạt động, kiến thức thực tế tại doanh nghiệp và sau này khi ra trường. Bên cạnh các hoạt động kết nối doanh nghiệp - sinh viên, nhà trường cũng nên có các hoạt động đưa sinh viên về doanh nghiệp để tham quan, làm thử thực tế,… Điều này giúp sinh viên vừa được hoàn thiện về lý thuyết và kỹ năng.

Thứ tư, nhà trường nên đảm bảo về nguồn tài liệu chính thống, tin cậy. Mặc dù biến quan sát này được sinh viên đánh giá cao nhất trong nhân tố Sự tin cậy những đây đa phần là sự đánh giá từ sinh viên khóa K50. Do đó, nhà trường cần phải đảm bảo về nguồn tài liệu chính thống, phù hợp với môn học, tránh tình trạng mua giáo trình nhưng không áp dụng vào bài giảng. Bên cạnh đó, hệ thống thư viện số cần được phổ biến cho các bạn sinh viên trong việc tra cứu tài liệu, luận văn.

2.2. Giải pháp liên quan đến nhân tố sự đảm bảo

Đây là nhóm nhân tố đứng thứ hai sau câu hỏi về nhân tố nào là nhân tố quan trọng nhất về chất lượng dịch vụ đào tạo.

Thứ nhất, tiếp tục duy trì việc đảm bảo lên giờ, lên lớp. Điều này sẽ giúp giảng viên theo sát lớp học, hiểu rõ những mặt ưu, những tồn tại của các mô hình và các phương pháp dạy học và giúp gần gũi với học sinh hơn.

Thứ hai, giảng viên sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc giảng dạy.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin là quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, với thực trạng hiện tại về cơ sở vật chất thì có sự trở ngại trong việc thực hiện việc này. Đây là một hoạt động bổ trợ cần thiết cho quá trình giảng dạy và với thực trạng hiện tại thì khó có thể áp dụng một cách đồng bộ.

Thứ ba, nội dung bài giảng phát triển được sự hiểu biết của sinh viên. Đây là quan sát có mức độ đánh giá thấp nhất trong nhóm Sự đảm bảo. Việc phát triển nội dung phù hợp với sinh viên sẽ giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức tốt hơn và cần sự linh hoạt của các giảng viên. Nhiều sinh viên chia sẻ về nội dung bài giảng quá cao so với sinh viên hay khó hiểu với những kiến thức trong giáo trình. Do đó, sinh viên cần được trang bị nguồn giáo trình, tài liệu đầy đủ thông tin, có tính cập nhật. Bài giảng có thể linh hoạt theo từng khóa học.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3. Giải pháp liên quan đến nhân tố cơ sở vật chất

Đây là nhân tố được sinh viên đánh giá thấp nhất trong các nhân tố về đánh giá chất lượng dịch vụ trong đề tài, điều này chứng tỏ các yếu tố cơ sở vật chất cần được quan tâm hơn và được cải thiện nhiều hơn.

Thứ nhất, nhà trường nên hoàn thiện hệ thống mạng Internet. Đa phần khi sinh viên trả lời đều muốn cải thiện hệ thống Wifi của nhà trường. Hiện tại, nhà mạng Vinaphone là nhà mạng tài trợ cho hệ thống Wifi của trường nên chỉ khi sinh viên là khách hàng sử dụng SIM Vinaphone thì mới có thể truy cập được.Vì thế mà số học sinh không sử dụng mạng này thì không thể truy cập vào hệ thống mạng Internet. Các điểm truy cập tại thư viện tầng 1 và thư viện tầng 6, sinh viên nào cũng có thể truy cập nhưng lại gặp vấn đề về đường truyền. Vì vậy, nhà trường cần cố gắng khắc phục tình trạng này để có thể phục vụ tốt hơn cho việc học của sinh viên.

Thứ hai, nhà trường nên đầu tư một số hạng mục cho các thiết bị phục vụ giảng dạy. Tại một số phòng học xảy ra một vài tình trạng như: hệ thống loa không hoạt động, mic giảng có vấn đề về âm thanh, một số quạt không hoạt động, một số máy vi tính không thể truy cập, đầu nối giữa máy tính và máy chiếu đôi lúc không hoạt động tốt. Chính những sự cố này khiến cho chất lượng dịch vụ ở đây cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, các trang thiết bị nên được kiểm tra thường xuyên và thay đổi khi có hư hỏng.

Thứ ba, nhà trường nên bổ sung các tài liệu phù hợp với chuyên ngành. Thực tế thì thư viện ở tầng hầm có nhiều sách nhưng lại quá cũ. Thư viện ở tầng 6 thì có nhiều tài liệu hay nhưng cần đăng nhập vào tài khoản OPAC và không được mượn về. Nhà trường nên tổ chức các lớp hướng dẫn đăng nhập vào tài khoản OPAC hay tổ chức các ngày sách hàng tháng/hàng quý để giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc các nguồn sách bổ ích và khuyến khích văn hóa đọc.

2.4. Giải pháp liên quan đến nhân tố sự đồng cảm

Thứ nhất, cố vấn học tập nên sát sao với các hoạt động và quan tâm đến đời sống sinh viên. Cố vấn học tập là giảng viên hiểu rõ nhất về hoạt động của lớp. Theo kết quả khảo sát, nhiều sinh viên chưa cảm thấy có sự đồng cảm giữa mình và cố vấn học tập. Cố vấn có thể có nhiều cách khác nhau để hỗ trợ cho sinh viên, có thể là chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm khi học, những thông tin sinh viên cần biết, những kế

Trường Đại học Kinh tế Huế

hoạch sắp tới. Hiện nay, tại ngành Marketing đã có sự hỗ trợ của nhóm Peer Guide cùng hỗ trợ với ban cố vấn của ngành tạo thành một team vững chắc để giúp đỡ các bạn K53 ngành Marketing trong thời gian của khóa học. Đây cũng là ý tưởng hay nhưng cần được hoạt động một cách đều đặn hơn. Bên cạnh đó, các nhành cũng có thể mời các cựu sinh viên chia sẻ với các khóa sau về kinh nghiệm học tập, hoạt động Đoàn, Đội và các kỹ năng khác để sinh viên có thể học hỏi. Bên cạnh đó, các anh chị có thể kết nối với các khóa sau để tăng sự kết nối, tạo nên mạng lưới ngành học đoàn kết và năng động.

Thứ hai, cán bộ các phòng ban như Phòng Công tác sinh viên, Phòng Đào tạo Đại học, các khoa có sự hướng dẫn, chỉ bảo cho các bạn sinh viên những vấn đề liên quan đến sinh viên, công tác thủ tục,.. và hướng dẫn một cách niềm nở, vui vẻ.

2.5. Giải pháp liên quan đến nhóm sự kịp thời

Thứ nhất, nhà trường, các phòng ban giải quyết các vấn đề cho sinh viên kịp thời như đăng kí tín chỉ, khen thưởng, cập nhật hồ sơ,… để sinh viên có thể giải quyết một cách nhanh chóng.

Thứ hai, các thông tin thông báo nên được cập nhật lên các trang Fanpage, website cho sinh viên dễ dàng nắm bắt. Những trang Fanpage hiện tại đang đăng tải những thông tin rất cập nhật, nhà trường nên duy trì điều này.

Thứ ba, giáo viên nên hỗ trợ sinh viên về các khía cạnh như: giáo trình, điểm trên lớp, điểm quá trình, thi kết thúc học phần, điểm danh, thông báo khóa học,… để sinh viên kịp thời theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ