• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI

1. Giới thiệu về cơ sở thực tập

1.1. Giới thiệu về trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế là một trong 8 trường đại học thành viên thuộc Đại học Huế (tên giao dịch tiếng Anh: University of Economics – Hue University) được thành lập theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 27/9/2002 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở Khoa Kinh tế, Đại học Huế. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc từ năm 1969.

Những mốc lịch sử quan trọng:

- 1969-1983: Khoa Kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc.

- 1984-1995: Khoa Kinh tế, Đại học Nông nghiệp II Huế.

- 1995-2002: Khoa Kinh tế, Đại học Huế.

- 9/2002: Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Huế.

Trong 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành trở thành một cơ sở đào tạo đa ngành, một trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực kinh tế và quản lý đạt chuẩn quốc gia;

một số ngành đào tạo trọng điểm đạt chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước, Trường Đại học Kinh tế luôn coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động. Vị thế và uy tín của Nhà trường đang được nâng cao.

Các hoạt động của trường, đặc biệt là đào tạo và nghiên cứu khoa học, đã bước đầu đạt được một số thành tựu cơ bản, tạo nền tảng để trường tiếp tục phát triển theo chiều sâu.

Hoạt động đào tạo, Trường Đại học Kinh tế đang thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng hình thức liên kết đào tạo với các địa phương trong cả nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhằm đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Đến nay Trường Đại học Kinh tế đã được Bộ Giáo dục cho phép đào tạo ở bậc đại học 13 ngành với 17 chương trình đào tạo, trong đó có 3 chương trình liên kết với nước ngoài.

Đào tạo sau đại học, hiện được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo 5 chuyên ngành thạc sĩ và 03 chuyên ngành tiến sĩ. Song song với việc mở rộng qui mô đào tạo, Trường đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo và đã có nhiều biện pháp nhằm đảm bảo các điều kiện về đội ngũ CBGD, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, tăng cường công tác quản lý, cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học.

Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế đã và đang khẳng định được vị trí trong nước cũng như trên thế giới, Nhà trường đã có nhiều đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu, Kinh tế tài nguyên và môi trường, kinh tế nông nghiệp và nông thôn; kinh doanh nông nghiệp, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính công, quản lý giáo dục đại học... Nhà trường đã có chính sách đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phát động phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học, hằng năm gia tăng số lượng đề tài đăng ký, huy động kinh phí từ các nguồn khác nhau: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tự có, nguồn từ các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp, địa phương và quốc tế. Việc đăng tải công trình nghiên cứu cũng được quan tâm, khuyến khích.

Tổng số lượng đề tài NCKH của sinh viên đã thực hiện và nghiệm thu trong giai đoạn 2011 - 2016 là 108 đề tài, trong đó có 6 đề tài đạt giải.

Hợp tác quốc tế, Nhà trường hiện có mối quan hệ hợp tác với hơn 40 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế. Nhiều cán bộ giảng viên của Trường là thành viên của các mạng lưới quốc tế như: Chương trình kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), Hiệp hội các nhà kinh tế học tài nguyên môi trường châu Âu (EAERE), Hiệp hội các nhà kinh tế học tài nguyên môi trường Đông Nam Á (EAAERE), Mạng lưới nghiên cứu phát triển bền vững khu vực Mekong (SUMERNET)… Nhiều chương trình liên kết đào tạo và dự án hợp tác đã được thực hiện, qua đó góp phần quan trọng giúp Nhà trường xây dựng và bồi dưỡng năng lực giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ cán bộ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao uy tín của Nhà trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Với những thành tích đạt được qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển Trường ĐH Kinh tế - đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng Ba năm (1997), Huân chương Lao động hạng Hai (năm 2009), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2019) và nhiều bằng khen, giấy khen, phần thưởng khác của Đảng, Nhà nước và Đại học Huế.

1.2. Giới thiệu về Phòng Đào tạo đại học (ĐTĐH) 1.2.1. Giới thiệu chung

Phòng ĐTĐH trường ĐH Kinh tế Huế tiền thân là tổ giáo vụ đào tạo của Khoa Kinh tế - Đại học Huế, Năm 2002 Khoa Kinh tế có quyết định thành lập Trường ĐH Kinh tế, tổ Giáo vụ đào tạo được đổi tên thành phòng Giáo vụ - Công tác sinh viên (CTSV). . Phòng Giáo vụ - CTSV lúc đó vừa có chức năng nhiệm vụ liên quan đến công tác đào tạo vừa liên quan đến công tác sinh viên. Năm 2014 khi Bộ GD&ĐT công bố Đại học Huế là đại học Vùng và ra quyết định quy định cơ cấu tổ chức của đại học Vùng và các trường thành viên, Đại học Huế có Quyết định quy định chức năng của các Phòng ban của các trường thành viên và trung tâm chức năng, từ đây Phòng Giáo vụ -CTSV lại tách thành hai phòng là Phòng Đào tạo đại học (ĐTĐH) và phòng -CTSV.

Phòng ĐTĐH hiện nay có 9 cán bộ, công nhân viên chức, cơ cấu gồm một trưởng phòng và một phó phòng, phòng có hai tổ chức năng là tổ Kế hoạch đào tạo và tổ Kết quả đào tạo. Phòng có chức năng, nhiệm vụ:

1.2.2. Chức năng

Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đào tạo đại học bao gồm: Xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch, và quy mô đào tạo; tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo theo quy chế của Bộ GD&ĐT và quy định của nhà trường.

1.2.3. Nhiệm vụ

- Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất phương hướng phát triển của Trường về mục tiêu đào tạo, các hệ đào tạo, cơ cấu ngành nghề, quy mô và phương thức đào tạo.

- Tổ chức tạo nguồn và xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh đại học các hệ từ tất cả các địa phương trong nước, đặc biệt là khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phối hợp với các Khoa xây dựng và phát triển các ngành (chuyên ngành) đào tạo, các chương trình đào tạo mới.

- Phối hợp với các Khoa xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo đại học các hệ chính quy, liên kết đào tạo với nước ngoài, không chính quy, liên thông, văn bằng hai...

- Phối hợp với các Khoa tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình giáo dục đại học cho các ngành học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của trường.

- Xây dựng các văn bản triển khai thực hiện các quy chế, quy định liên quan đến công tác đào tạo đại học.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và tổ chức, quản lý toàn bộ quá trình đào tạo đại học cho tất cả các hệ và loại hình đào tạo.

- Tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành các quyết định liên quan đến quá trình đào tạo đại học từ tuyển sinh đến tốt nghiệp.

- Tham mưu cho Hiệu trưởng thành lập các hội đồng thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp... Phối hợp với Phòng CTSV tổ chức khai giảng, bế giảng và tổng kết năm học.

- Quản lý và cấp phát kết quả học tập của người học cho tất cả các hệ và loại hình đào tạo đại học.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức quản lý các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo quốc tế.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan xác nhận giờ giảng để thanh toán giảng dạy cho giảng viên.

- Phối hợp với phòng Kế hoạch-Tài chính xây dựng và quản lý các hợp đồng đào tạo, hợp đồng giảng dạy liên kết với các cơ sở đạo tạo khác.

- Tham mưu cho Hiệu trưởng quyết định sinh viên vào học các chuyên ngành, học chương trình thứ hai, học tiến độ nhanh...

- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học các hệ và các loại hình đào tạo.

- Chịu trách nhiệm quản lý cán bộ, nhân viên, tài sản, thiết bị theo sự phân cấp của Trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Thống kê báo cáo định kỳ hoặc đột xuất các nội dung liên quan theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.

- Lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu đúng quy định thuộc các lĩnh vực phụ trách.

- Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác liên quan đến công tác đào tạo đại học.

1.3. Kết quả học tập tại trường Đại học Kinh tế Huế 1.3.1. Kết quả xếp loại tốt nghiệp sinh viên

Bảng 3: Thống kê kết quả xếp loại tốt nghiệp sinh viên từ năm 2015-2019 tại trường ĐH Kinh tế Huế

TT Xếp loại tốt nghiệp 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 i. Tổng số sinh viên tốt nghiệp 1411 1362 1404 1030

1 Xuất sắc 13 23 23 39

2 Giỏi 204 164 192 199

3 Khá 934 728 397 679

4 Trung bình 118 172 265 113

ii. Số lượng sinh viên tốt nghiệp sớm 88 163 288 423 (Nguồn: Phòng Đào tạo đại học – Trường ĐHKT Huế) 1.3.2. Thống kê về số lượng sinh viên bị buộc thôi học, cảnh báo

Bảng 4: Thống kê về số lượng sinh viên bị buộc thôi học, cảnh báo của sinh viên từ năm 2015-2019 tại trường ĐH Kinh tế Huế

TT Nội dung 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019

1 SV bị buộc thôi học 216 110 103 38

2 SV thuộc diện cảnh báo - 578 448 206*

*: Chỉ tính học kì I năm 2018-2019.

(Nguồn: Phòng Đào tạo đại học – Trường ĐHKT Huế) Nhìn chung, qua hai thống kê về số lượng SV tốt nghiệp và số lượng sinh viên bị thôi học, cảnh báo của trường ĐH Kinh tế Huế có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể:

- Số lượng SV tốt nghiệp loại xuất sắc và SV ra trường có xu hướng ngày càng tăng. Tỷ lệ sinh viên xuất sắc năm 2018-2019 là 3,78% so với tổng số SV tốt nghiệp cùng năm, cao nhất trong 4 năm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tỷ lệ SV tốt nghiệp loại giỏi giữ ở mức ổn định từ 12-14% và tăng lên 19% ở năm học 2018-2019.

- Tỷ lệ SV tốt nghiệp loại trung bình có sự biến động, cụ thể: năm học 2015-2016, tỷ lệ này là 8,36% và lần lượt cho các năm sau là 12,63%; 18,87%; 10,97%.

- Số lượng SV bị cảnh báo, buộc thôi học có sự giảm xuống đáng kể. Gần như một nửa số lượng này giảm đi.

Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy mặc dù có nhiều chỉ số đang ngày càng được cải thiện, tiến bộ thì số lượng SV tốt nghiệp mỗi năm ở trên lại giảm đi. Nếu như ở năm học 2015-2016, số lượng SV tốt nghiệp là 1411 SV thì năm học 2018-2019, số lượng 381 SV tốt nghiệp chỉ 1030 SV, giảm 381 SV.

2. Đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên tại trường Đại học