• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài 2: Viết đoạn văn

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

a. Hoạt động 1: (10 phút) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông nhiều phù sa.

- GV YCHS quan sát lược đồ SGK và

- HS chơi theo yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ học tập.

- HS quan sát.

trả lời câu hỏi:

+ Hãy quan sát lược đồ sông ngòi và nhận xét về hệ thống sông của nước ta.

+ Nước ta có nhiều sông hay ít sông?

Chúng phân bố ở những đâu? Từ đây em rút ra kết luận gì về hệ thống sông ngòi của Việt Nam?

+ Đọc tên các con sông lớn nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.

+ Sông ngòi ở miền Trung có đặc điểm gì? Vì sao sông ngòi ở miền Trung lại có đặc điểm đó?

+ Ở địa phương ta có những dòng sông nào?

+ Hãy nêu lại các đặc điểm vừa tìm hiểu được về sông ngòi Việt Nam.

- GV nhận xét, kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước sông có nhiều phù sa.

b. Hoạt động 2: (10 phút) Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa

- GV chia HS thành các nhóm 4, yêu cầu các nhóm thảo luận (3p) và hoàn thành nội dung bảng thống kê. (PHT)

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Nước ta có rất nhiều sông. Phân bố ở khắp đất nước Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố khắp đất nước.

+ HS đọc các con sông và dùng que chỉ, chỉ từ nguồn theo dòng sông đi xuống biển.

Các con sông lớn của nước ta: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình...ở miền Bắc. Sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai ....ở Miền Nam. Sông Mã, sông Cả, sông Đà rằng ....ở miền trung.

+ Sông ngòi ở miền Trung thường ngắn và dốc, do miền Trung hẹp ngang, địa hình có độ dốc lớn.

- Sông Đá Bạc (đoạn chảy qua thành phố- Thuộc địa phận Phương Nam, Phương Đông, Quang Trung, dài 12km, rộng trung bình 400m…);

Sông Uông (được tiếp nối từ suối Vàng Danh, kết thúc phần đất phường Quang Trung, thuộc ranh giới vùng nước ngọt và vùng nước mặn, có đập tràn để lấy nước làm mát nhà máy điện Uông Bí); Sông Sinh (chảy qua trung tâm thành phố dài 15km, có khả năng cung cấp nước nông nghiệp và nuôi thủy sản)

+ Dày đặc; Phân bố khắp đất nước;

Có nhiều phù sa.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm 4 HS.

Thời gian Lượng nước

Mùa mưa Nước nhiều, dâng lên...

Mùa khô Nước ít, hạ thấp trơ lòng ...

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.

+ Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào yếu tố nào của khí hậu?

+ Lượng nước trên sông có ảnh hưởng gì đến đời sống và sản xuất?

=> GV chốt kiến thức.

c. Hoạt động 3: (5 phút) Vai trò của sông ngòi

- Sử dụng KT Khăn trải bàn, thảo luận nhóm 4 (2p) mỗi HS nêu một vai trò của sông ngòi mà em biết .

- NL : Sông ngòi nước ta là nguồn thủy điện lớn; Cần sử dụng tiết kiệm điện, nước trong cuộc sống, sinh hoạt. Các em ở nhà cần tiết kiệm điện, nước, nhắc nhở người nhà cùng thực hiện.

- MT: Ngày nay nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm môi trường cao. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước của các con sông ?

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành:

(5 phút)

Bài tập: Hãy điền chữ Đ vào ô trước

- HS báo cáo kết quả.

+ Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào lượng mưa. Vào mùa mưa, mưa nhiều, mưa to nên nước sông dâng lên cao; mùa khô ít mưa, nước sông dần hạn thấp, trơ ra lòng sông.

+ Gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của cho nhân dân ….

+ Có thể gây ra hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủy điện, giao thông đường thủy gặp khó khăn

- HS thảo luận, nêu theo y/c.

+ Bồi đắp nên nhiều đồng bằng

+ Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuât

+ Là nguồn thủy điện + Là đường giao thông

+ Là nơi cung cấp thủy sản như: tôm, cá, ...

+ Là nơi có nghè phát triển như nuôi trồng thủy sản....

- HS lắng nghe.

+ Phải bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm nguồn nước...

câu đúng, chữ S vào trước câu sai.

Mạng lưới sông ngòi nước ta thưa thớt.

Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa.

Sông ở miền Trung ngắn và dốc.

Sông ở nước ta chứa ít phù sa.

- GV tổ chức cho HS làm nhóm 2 (2p) - Gọi HS đại diện nhóm trình bày bài.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(3 phút)

+ Kể tên và chỉ vị trí của một số nhà máy thủy điện của nước ta mà em biết.

+ Những nhà máy thủy điện đã đóng góp gì cho công cuộc xây dựng đất nước?

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- HS làm bài theo nhóm 2 - Đại diện nhóm báo cáo.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Hoà Bình, Trị An, Y-a-li…

- HS nêu, HS nhận xét.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

………

………

---Ngày soạn : 28/9/2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2021 Tiết 1: Kĩ năng sống

Gv trung tâm dạy

---Tiết 2: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

---Tiết 3: Toán

Tiết 20. LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được cách thức giải quyết vấn đề của các bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”; Thực hiện và trình bày được cách giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.- Sử dụng được các phép toán để thực hành giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.

- Vận dụng cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ để giải bài toán liên quan đến thực tế.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

- Yêu thích môn toán II. Đồ dùng dạy học - GV: bảng phụ, bút dạ - HS: SGK, vở ô li

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- GV đưa bài toán: Muốn đắp xong nền nhà trong 2 ngày, cần có 12 người. Hỏi muốn đắp xong nền nhà đó trong 8 ngày thì cần có bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi người như nhau)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ Thi giải toán nhanh”.

- Mời 2 HS xung phong lên bảng thi giải. HS nào giải đúng và nhanh nhất, HS đó thắng cuộc.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Qua trò chơi vừa rồi, cô thấy các con đã làm bài rất nhanh. Chứng tỏ các con đã nắm chắc cách giải toán qua bước rút về đơn vị hoặc bước tìm tỉ số. Bài ngày hôm nay sẽ giúp các con củng cố thêm kiến thức giải toán qua hoạt động

- HS đọc đề toán.

- Nghe GV hướng dẫn.

- 2 HS xung phong lên bảng thi giải toán nhanh:

C1:

Bài giải

8 ngày gấp 2 ngày số lần là:

8 : 2 = 4 (lần)

Muốn đắp xong nền nhà trong 8 ngày cần số người là:

12 : 4 = 3 (người)

Đáp số: 3 người C2:

Bài giải

Muốn đắp nền trong 1 ngày cần số người là:

12 ¿ 2 = 24 (người)

Muốn đắp xong nền nhà trong 8 ngày cần số người là:

24 : 8 = 3 (người)

Đáp số: 3 người - Lắng nghe

- Học sinh lắng nghe.

thực hành.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành:

(25 phút)

Bài 1: Giải bài toán

- Yêu cầu HS nêu bài toán.

+ Bài toán thuộc dạng toán gì ?

- HS nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số ? - Yêu cầu học sinh làm bài, nhận xét.

+ Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ?

- GV nhận xét, chốt bài làm đúng.