• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi.

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng,

www.thuvienhoclieu.com Trang 62

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Thuyền ta lái gió với buồm trăng.

Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ, cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé, Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca ngợi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ.

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẫy bạc đuôi vàng loé rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Mạch cảm xúc trong bài thơ: theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về.

Nội dung:- Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi - Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng.- Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về.

Hoàn cảnh sáng tác:

www.thuvienhoclieu.com Trang 63 - Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại, dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.

- Bài "Đoàn thuyền đánh cá" được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958).

I. Giới thiệu:

1. Tác giả

-Huy Cận (1919-2005)

-Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới

-là 1 trong những nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ hiện đại Việt Nam 2.Tác phẩm

-Sáng tác 4-10-1958 trong chuyến đi thực tế vài ngày ở Quảng Ninh -Trích trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”

II.Đọc – hiểu văn bản:

*Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

* Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển vào ban đêm *Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

(Xem kĩ trong vở) III.Tổng kết:

1.Nghệ thuật:

-Xây dựng hình ảnh thơ bằng sự liên tưởng tưởng tượng -Âm điệu khỏe khoắn, lạc quan, yêu đời

2. Nội dung:

Bài thơ khắc họa nhiều hình ảnh đẹp thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

3.Ý nghĩa

Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động ví sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. Ca ngợi con người lao động biển

CÂU HỎI

1. a) Cho biết tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”.

b) Nêu nội dung của bài thơ.

www.thuvienhoclieu.com Trang 64

a) Tác giả: Huy Cận. Sáng tác trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh giữa năm 1958.

b) Nội dung: Khắc họa nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

2. a) Chép lại khổ thơ đầu bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”.

b) Phân tích nội dung và nghệ thuật.

a) Chép đoạn thơ:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát cùng buồm cùng gió khơi.”

b) Cảnh đoàn thuyền ra khơi - Cảnh biển về đêm.

+ So sánh: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” → Biển đẹp rực rỡ.

+ Nhân hóa: “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” → Vũ trụ như ngôi nhà lớn, gần gũi.

- Hình ảnh người lao động.

+ Dùng từ: “lại” → Công việc thường xuyên.

+ Sự gắn kết ba sự vật: “cánh buồm, gió khơi, câu hát” → Hình ảnh khỏe, lạ.

+ Đối lập, tương phản: sự nghỉ ngơi của vũ trụ - con người lại ra khơi.

Niềm vui, sự phấn chấn của người lao động như có sức mạnh vật chất, góp với sức gió, giúp con thuyền ra khơi nhanh hơn.

3. a) Chép lại khổ thơ cuối bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá”.

b) Phân tích nội dung và nghệ thuật.

a)

“Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

b) Hình ảnh đoàn thuyền trở về.

- Lặp lại hình ảnh ba sự vật: “cánh buồm, gió khơi, câu hát” → Niềm vui, sự phấn chấn khi đánh cá trở về.

www.thuvienhoclieu.com Trang 65

- Nhân hóa: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” → Sự khẩn trương của người lao động.

Thề hiện tầm vóc, vị thế kì vĩ của người lao động.

- Nhân hóa: “Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.

→ Ca ngợi thành quả lao động , niềm tin vào tương lai.

4. Qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, phân tích vẻ đẹp của cảnh đánh cá trên biển.

Vẻ đẹp của cảnh đánh cá trên biển giữa biển đêm trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình.

- Con thuyền trở nên kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ:

“Lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng, dò bụng biển, dàn đan thế trận, …”

- Niềm vui, sự lạc quan trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên. “Ta hát bài ca gọi cá vào, …”

- Lao động khẩn trương: “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”.

=> Niềm say sưa, hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.

Câu 5: Trong câu thơ “vây bạc đuôi vàng loé rạng đông”, từ “đông” có nghĩa là gì? Hãy tìm ít nhất 2 nghĩa của từ “đông” và cho ví dụ. Câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích? Tìm hai ví dụ cũng sử dụng biện pháp tu từ đó mà em đã được học.

Gợi ý:

- Từ “đông” có nghĩa là phía đông, biển đông.

- Hai nghĩa khác nhau của từ “đông”.

- Là động từ chỉ trạng thái: đông đúc, nhiều.

- Là động từ chỉ trạng thái: đông cứng.

- Là từ chỉ phương hướng: hướng đông, phía đông.

VD: Đằng đông, từng đoàn thuyền đánh cá nối đuôi nhau về bờ.

- Câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: chỉ số lượng cá thu được nhiều đến mức làm đầy ắp, trắng xoá mạn thuyền khi ánh nắng chiếu vào thân cá - thành quả lao động. Cảm giác ánh sáng một ngày mới từ đoàn thuyền cá đó thể hiện ánh sáng sự bội thu “Mùa vàng”.

- Ví dụ về hai câu thơ sử dụng phép tu từ ẩn dụ.

- VD1: Từ ấy trong tôi bừng nặng hạ

www.thuvienhoclieu.com Trang 66

Mặt trời chân lý chói qua tim - VD2: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Câu 6: Hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật trong câu thơ sau:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.

Hãy tìm một ví dụ cũng có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật giống như câu thơ trên (trong chương trình đã học).

Gợi ý:

- Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê, ẩn dụ. Hình ảnh những con cá chim, cá đé, cá song là ẩn dụ cho thành quả lao động mà những người dân chài có được sau một ngày lao động trên biển. Hình ảnh "lấp lánh đuốc đen hồng" là một hình ảnh đẹp, những chiếc vây cá dưới ánh trăng như lấp lánh.

- Câu thơ có sử dụng phép liệt kê: VD: Một canh, hai canh lại ba canh/ Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành.

Bài 17. BẾP LỬA