• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH

1.1.1. Khái niệm, vai trò của vốn đối với doanh nghiệp

Theo tiến trình phát triển lịch sử, khái niệm vốn ngày càng hoàn thiện. Các nhà kinh tế học cổ điển tiếp cận vốn dưới góc độ hiện vật, họ cho rằng, vốn là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình SXKD. Cách hiểu này phù hợp với trình độ quản lý kinh tế sơ khai, khi kinh tế học mới xuất hiện và bắt đầu phát triển.

Theo K.Marx, vốn là tư bản mà tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Xét trong quá trình vận động tuần hoàn, chu chuyển của vốn (T - H - SX …H’ - T’), vốn có mặt ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ các yếu tố đầu vào và trong các giai đoạn của quá trình sản xuất, lưu thông để tạo ra lợi nhuận cho DN.

Từ điển Longman, định nghĩa: “Vốn là tài sản tích luỹ được sử dụng vào SXKD nhằm tạo ra lợi ích lớn hơn; đó là một trong các yếu tố của quá trình sản xuất. Trong đó VKD được coi là giá trị của tài sản hữu hình được tính bằng tiền như nhà xưởng, máy móc thiết bị, dự trữ nguyên vật liệu”.

Theo một số chuyên gia tài chính, vốn là tổng số tiền do những người có cổ phần trong DN đóng góp và họ nhận được phần thu nhập chia cho các chứng khoán của DN. Như vậy, các chuyên gia tài chính đã chú ý đến khía cạnh tài chính của vốn, làm rõ nguồn vốn cơ bản của DN, đồng thời giúp các nhà đầu tư thấy được lợi ích của đầu tư, từ đó khuyến khích họ tăng cường đầu tư phát triển SXKD.

Theo David Begg và cộng sự (2005), vốn là một loại hàng hóa nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình SXKD. Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính.

Các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng, vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được sử dụng để sản xuất hàng hóa, dịch vụ như tài sản tài chính, các kiến thức về kinh tế kỹ thuật của DN tích lũy được, trình độ quản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành cùng chất lượng đội ngũ công nhân, uy tín, lợi thế của DN.

2

Như vậy, vốn là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Vốn của DN là toàn bộ giá trị của cải vật chất được đầu tư để tiến hành hoạt động SXKD. Trong nền KTTT, bên cạnh vốn tồn tại dưới dạng vật chất còn có các loại vốn dưới dạng tài sản vô hình nhưng có giá trị (lợi thế thương mại, bằng phát minh, nhãn hiệu,…).

Đối với DN, vốn là điều kiện để DN thành lập, duy trì hoạt động SXKD, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản, hay:

vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của DN. Vốn luôn vận động để sinh lời, vốn là biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng chưa phải là vốn. Để tiền trở thành vốn, tiền phải đạt đến lượng đủ lớn và phải được sử dụng vào mục đích hoạt động kinh doanh để sinh lời. Trong quá trình vận động của vốn, mỗi đồng vốn phải gắn với một chủ sở hữu nhất định.

Trong nền KTTT, khi xác định được đúng chủ sở hữu thì vốn mới được sử dụng hợp lý và đạt hiệu quả cao. Vốn có giá trị về thời gian, đồng thười phải được tích tụ, tập trung tới một lượng nhất định đủ lớn mới có thể phát huy tác dụng. Để tăng quy mô vốn, DN không chỉ khai thác tiềm năng vốn của DN mà phải tìm cách thu hút có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài. Vốn là một loại hàng hoá đặc biệt, b quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn luôn tách rời nhau, người có vốn có thể cho vay (bán) và những người cần vốn có thể đi vay (mua quyền sử dụng vốn).

Như vậy, vốn của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động SXKD của DN nhằm mục đích sinh lời.

Hoạt động SXKD của bất kỳ DN nào cũng không thể tách rời quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ. Vốn là điều kiện quyết định khi thành lập DN, là yếu tố không thể thiếu để tiến hành hoạt động SXKD. Nguồn vốn của DN phản ánh nguồn lực tài chính của DN. Vốn của DN thường xuyên vận động, chuyển hóa theo một vòng tuần hoàn từ hình thái tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng trở về hình thái tiền nhưng đã lớn lên về lượng. Quá trình SXKD của DN diễn ra thường xuyên, liên tục, do đó sự vận động của vốn cũng diễn ra liên tục, không ngừng, lặp đi lặp lại theo chu kỳ tạo nên chu chuyển của vốn. Trong nền KTTT, vốn là một trong những điều kiện quyết định để một DN hình thành,

3

hoạt động và phát triển. Để có thể huy động, khai thác, quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả, DN cần nắm được những đặc trưng cơ bản của vốn, đó là:

Thứ nhất, Vốn đại diện cho một lượng tài sản có thật nhất định của DN. Vốn được biểu hiện là giá trị toàn bộ các tài sản có trong DN, gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Cùng với phát triển của nền KTTT hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0, các tài sản vô hình ngày càng đa dạng, giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành giá trị DN như: sáng kiến, nhãn hiệu, thương hiệu, uy tín…

Thứ hai, Vốn luôn vận động chuyển hóa liên tục, không ngừng theo vòng tuần hoàn nhất định tạo nên vòng chu chuyển của vốn. Vốn luôn vận động để sinh lời tạo ra lợi nhuận nhằm đạt mục tiêu hiệu quả kinh doanh, tối đa hóa giá trị DN.

Thứ ba, Trong quá trình vận động tuần hoàn và chu chuyển, vốn luôn tồn tại dưới nhiều hình thái, trải qua nhiều giai đoạn, thực hiện các chức năng khác nhau, nhưng điểm xuất phát và kết thúc đều biểu hiện dưới dạng vốn bằng tiền, lượng giá trị thu về (T’) phải lớn hơn lượng giá trị bỏ ra (T) (T’ = T + t).

Thứ tư, Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng. Vốn của DN càng lớn, năng lực tài chính càng cao, cơ hội trong đầu tư, cạnh tranh của DN để mang lại hiệu quả sẽ càng lớn và ngược lại. Vốn là điều kiện để tăng quy mô lợi nhuận, tăng giá trị DN và phát triển DN bền vững.

Thứ năm, Vốn có giá trị theo thời gian. Bởi, vốn là lượng tiền nhất định do DN bỏ ra ban đầu để hình thành nên các tài sản tham gia vào quá trình SXKD, mà tiền có giá trị theo thời gian nên vốn cũng có giá trị theo thời gian. Vì vậy, DN phải biết tận dụng cơ hội, thời cơ để có phương án đầu tư đúng đắn, kịp thời mới có thể mang lại hiệu quả sử dụng của đồng vốn cao.

Thứ sáu, Vốn luôn gắn liền với chủ sở hữu nhất định. DN khi huy động và sử dụng vốn, phải lựa chọn đúng nguồn vốn cũng như xác định chi phí sử dụng vốn hợp lý, từ đó tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn để đạt hiệu quả tối đa.

1.1.1.2. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp

Trong nền KTTT, vốn là điều kiện tiên quyết cho mọi DN hình thành, tồn tại, hoạt động và phát triển. Để tiến hành hoạt động SXKD, DN cần phải nắm giữ một

4

lượng vốn nhất định. Số vốn này thể hiện giá trị toàn bộ tài sản và các nguồn lực của DN trong hoạt động SXKD. Vai trò của vốn đối với DN như sau:

- Vốn là điều kiện tiên quyết, đóng vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động, phát triển của tất cả loại hình DN. Tùy theo nguồn hình thành, cũng như phương thức huy động các nguồn vốn mà DN có tên là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, DNNN, DN tư nhân,...

- Vốn là một trong những tiêu thức cơ bản để phân loại quy mô của DN, là một trong những điều kiện quan trọng để DN sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có và sẽ có trong tương lai về sức lao động, tư liệu sản xuất và các nguồn lực từ đó phát triển SXKD, mở rộng thị trường hàng hoá… nhằm thu lợi nhuận tối đa.

- Trong nền KTTT, vốn là cơ sở để DN mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, là điều kiện để DN hoạch định chiến lược và kế hoạch hoạt động SXKD.

Vốn là chất “keo” để chắp nối, kết dính các quá trình và quan hệ kinh tế, vốn là

“dầu nhờn” bôi trơn cho cỗ máy kinh tế DN vận động có hiệu quả.

- Vốn của DN là yếu tố giá trị. Vốn chỉ có thể phát huy tác dụng khi giá trị được bảo tồn, tăng lên sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh. Khi nguồn vốn không ổn định, mất cân đối, DN sẽ mất khả năng thanh toán, thậm trí có thể phá sản.