• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chỉ tiêu phản ánh huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH

1.2. Huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.4. Chỉ tiêu phản ánh huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ khái niệm và nội dung phát triển DNNVV, huy động vốn để phát triển DNNVV, với một quốc gia và trong mỗi thời kỳ, thì: Huy động vốn để phát triển DNNVV là hoạt động tiếp cận, thu hút các nguồn vốn trong nền kinh tế vào DN nhằm tăng tổng tài sản hay tổng nguồn vốn gắn với thay đổi cơ cấu nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, tạo nên sự tăng trưởng liên tục, bền vững về quy mô, hiệu quả hoạt động của từng DNNVV và khu vực DNNVV.

Huy động vốn và phát triển DNNVV có mối quan hệ chặt chẽ.

Huy động vốn phát triển DNNVV

Huy động vốn là hoạt động DN tiếp cận, thu hút các nguồn vốn vào DN nhằm tăng quy mô tổng nguồn vốn đóng vai trò điều kiện tiền đề để phát triển DNNVV, mặt khác, phát triển DNNVV là hoạt động mở rộng quy mô gắn với tăng hiệu quả

34

hoạt động, tăng lợi nhuận nhằm bổ sung tăng vốn chủ sở hữu, tăng khả năng cho DN huy động các nguồn vốn cung ứng trong nền kinh tế nhằm tăng nợ phải trả, tăng quy mô tổng nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển DNNVV.

Vậy, huy động vốn và phát triển DNNVV là hai mặt cùng tồn tại thống nhất có quan hệ biện chứng đối với qúa trình hoạt động, phát triển của mỗi DNNVV, khu vực DNNVV. Trong đó, huy động vốn là cơ sở, là điều kiện quan trọng để phát triển DNNVV và phát triển DNNVV là kết quả, mục tiêu của huy động vốn, từ đó. Mặt khác, khi DNNVV phát triển sẽ tăng khả năng cho DNNVV trong huy động các nguồn vốn để bổ sung tăng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, tăng quy mô tổng nguồn vốn...Bởi vậy, nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn cũng chính là chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển DNNVV và ngược lại.

1.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa

* Thứ nhất, Chỉ tiêu định lượng phản ánh huy động vốn của DNNVV:

- Chỉ tiêu phản ánh huy động vốn của từng DNNVV

+ Hệ số nợ: thể hiện việc sử dụng nợ của DN trong việc tổ chức nguồn vốn cũng như mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính

Hệ số nợ = Tổng số nợ Tổng nguồn vốn

+ Hệ số vốn chủ sở hữu: thể hiện khả năng tự chủ tài chính của DN Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn Như vậy, Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 - Hệ số nợ

+ Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu Tốc độ tăng vốn

chủ sở hữu (năm n) = Vốn chủ sở hữu (năm n) - Vốn chủ sở hữu (năm n-1)

100 Vốn chủ sở hữu (năm n-1)

+ Tốc độ tăng nợ phải trả Tốc độ tăng nợ

phải trả (năm n) = Nợ phải trả (năm n) - Nợ phải trả (năm n-1)

100 Nợ phải trả (năm n-1)

+ Quy mô, tốc độ tăng vốn huy động từ mỗi nguồn cung ứng vốn trong nợ phải trả của DNNVV:

35 Gọi: Quy mô nguồn vốn huy động: V Tốc độ tăng vốn huy động : Y NHTM, trái phiếu DN, ... : i

Tốc độ tăng nguồn vốn huy động từ NHTM (thuê tài sản...) năm n: Yi Yi = Vi (năm n) - Vi (năm n-1)

100 Vi (năm n-1)

- Chỉ tiêu phản ánh huy động vốn của khu vực DNNVV Tốc độ tăng quy mô

vốn của khu vực DNNVV (năm n)

=

Quy mô vốn của khu

vực DNNVV (năm n) - Quy mô vốn của khu

vực DNNVV (năm n-1) 100 Quy mô vốn của khu vực DNNVV (năm n-1)

* Thứ hai, Chỉ tiêu định tính phản ánh huy động vốn của DNNVV - Chỉ tiêu định tính phản ánh huy động vốn của từng DNNVV

+ Tăng khả năng huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế của từng DNNVV.

+ Mỗi DNNVV chủ động tham gia chuỗi giá trị hoặc trở thành DN “vệ tinh” của DN lớn để tăng khả năng huy động vốn.

- Chỉ tiêu định tính phản ánh huy động vốn của khu vực DNNVV

+ Khu vực DNNVV tăng cơ hội thụ hưởng các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn của Chính phủ dành cho DNNVV.

+ Gia tăng sự liên kết giữa các DN trong khu vực DNNVV, giữa khu vực DNNVV với các DN lớn để tăng quy mô nguồn vốn từ “chuỗi liên kết”

1.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

* Thứ nhất, Chỉ tiêu định lượng phản ánh phát triển DNNVV - Chỉ tiêu phản ánh phát triển từng DNNVV

+ Tốc độ tăng tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của từng DNNVV Tốc độ tăng tổng tài

sản (tổng nguồn vốn) năm n

=

Tổng tài sản hay tổng

nguồn vốn (năm n) - Tổng tài sản hay tổng

nguồn vốn (năm n-1) 100 Tổng tài sản hay tổng nguồn vốn (năm n-1)

+ Tốc độ tăng số lượng (quy mô) lao động trong từng DNNVV Tốc độ tăng số lượng

lao động (năm n) = Số lao động (năm n) Số lao động (năm n-1)

100 Số lao động (năm n-1)

36

+ Chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của từng DNNVV: Hệ số trang bị TSCĐ, tăng giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn.

Hệ số trang bị TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Số công nhân trực tiếp sản xuất + Tốc độ tăng giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn

Tăng giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính

dài hạn (năm n)

=

Giá trị TSCĐ và đầu tư

tài chính dài hạn(năm n) - Giá trị TSCĐ và đầu tư tài

chính dài hạn (năm n-1) 100 Giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn (năm n-1)

+ Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động phát triển của từng DNNVV [85,123]

gồm: Htq, BEP, ROS, Tvs, ROA, ROE. Cụ thể:

Vòng quay tài sản (hay vòng quay toàn bộ vốn) - Htq: là chỉ tiêu phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốn hiện có của DN

Vòng quay toàn bộ vốn hay

vòng quay tài sản (Htq) = Doanh thu thuần

Tổng tài sản hay VKD bình quân

Hệ số này cao, chứng tỏ DN phát huy được công suất, sử dụng hiệu quả tài sản (vốn) và có khả năng phải đầu tư mới nếu muốn mở rộng công suất. Hệ số này thấp, cho thấy tài sản (vốn) sử dụng chưa hiệu quả, là dấu hiệu DN có tài sản (vốn) bị ứ đọng hoặc hiệu suất hoạt động thấp.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP): cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiều đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. BEP càng cao, hiệu quả sử dụng vốn của DN là tốt không kể vốn đó được hình thành từ nguồn nào, điều này nâng cao khả năng huy động vốn của DN

BEP = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tổng tài sản (hay VKD bình quân)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS): phản ánh khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ DN có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận. ROS cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của DN.

ROS = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ

37

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD (TSV:): Thể hiện mỗi đồng VKD trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi vay.

Tsv = Lợi nhuận trước thuế trong kỳ VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (ROA): Phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

ROA = Lợi nhuận sau thuế VKD bình quân trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE): phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROE càng cao biểu hiện xu hướng tích cực, ROE sẽ thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ - Chỉ tiêu phản ánh phát triển khu vực DNNVV

+ Tăng tỷ trọng khu vực DNNVV trong tổng DN hoạt động của nền kinh tế Tốc độ tăng tỷ trọng

khu vực DNNVV (năm n)

=

Tỷ trọng DNNVV

(năm n) - Tỷ trọng DNNVV

(năm n -1) 100 Tỷ trọng DNNVV (năm n-1)

+ Tỷ trọng đóng góp của khu vực DNNVV trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

+ Tăng đóng góp của khu vực DNNVV trong thu NSNN

+ Tốc độ tạo việc làm mới của khu vực DNNVV trong tổng việc làm xã hội Tăng đóng góp

của DNNVV trong GDP

=

Tỷ lệ đóng góp

trong GDP (năm n) - Tỷ lệ đóng góp trong GDP (năm n-1)

100 Tỷ lệ đóng góp GDP (năm n-1)

Tăng đóng góp của DNNVV

trong NSNN

=

Tỷ lệ đóng góp trong

NSNN (năm n) - Tỷ lệ đóng góp trong NSNN (năm n-1)

100 Tỷ lệ đóng góp trong NSNN (năm n-1)

Tốc độ tăng

việc làm (năm n) = Số việc làm mới (năm n) - Số việc làm mới (năm n-1) Số việc làm mới (năm n-1)

38

* Thứ hai, Chỉ tiêu định tính phản ánh phát triển DNNVV - Chỉ tiêu phản ánh phát triển từng DNNVV

+ Trình độ quản lý, năng lực quản trị của chủ DN trong điều hành quản lý quyết định phương hướng hoạt động của DN là nhân tố phản ánh phát triển DNNVV.

+ Tăng khả năng của từng DNNVV trong thụ hưởng các chính sách của Chính phủ. DNNVV hoạt động trong môi trường thể chế minh bạch, cạnh tranh bình đẳng với DN lớn, công bằng trong tiếp cận các dịch vụ công.

- Chỉ tiêu định tính phản ánh phát triển khu vực DNNVV

+ Khu vực DNNVV hoạt động hướng vào các ngành, lĩnh vực có lợi thế phù hợp với mỗi quốc gia, địa phương và trong mỗi thời kỳ.

+ DNNVV hoạt động ở khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng trong tổng số DNNVV đăng ký kinh doanh và đang hoạt động của nền kinh tế.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn để phát triển doanh nghiệp