• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH

1.2. Huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ

38

* Thứ hai, Chỉ tiêu định tính phản ánh phát triển DNNVV - Chỉ tiêu phản ánh phát triển từng DNNVV

+ Trình độ quản lý, năng lực quản trị của chủ DN trong điều hành quản lý quyết định phương hướng hoạt động của DN là nhân tố phản ánh phát triển DNNVV.

+ Tăng khả năng của từng DNNVV trong thụ hưởng các chính sách của Chính phủ. DNNVV hoạt động trong môi trường thể chế minh bạch, cạnh tranh bình đẳng với DN lớn, công bằng trong tiếp cận các dịch vụ công.

- Chỉ tiêu định tính phản ánh phát triển khu vực DNNVV

+ Khu vực DNNVV hoạt động hướng vào các ngành, lĩnh vực có lợi thế phù hợp với mỗi quốc gia, địa phương và trong mỗi thời kỳ.

+ DNNVV hoạt động ở khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng trong tổng số DNNVV đăng ký kinh doanh và đang hoạt động của nền kinh tế.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn để phát triển doanh nghiệp

39

vốn chủ sở hữu, như vậy DN sẽ có hệ số nợ thấp để tránh áp lực về lãi vay và thời hạn trả nợ. DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, chu kỳ SXKD thường ngắn, vòng quay của vốn nhanh, nguồn vốn nợ phải trả thường chiếm tỷ trọng lớn, DNNVV có tài sản dùng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay thường có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao hơn nhằm khai thác tối ưu các nguồn tài trợ để tăng nợ phải trả, tăng quy mô vốn để hoạt động và phát triển.

- Đặc điểm của chủ DN. Trong nền KTTT, năng lực, uy tín lãnh đạo của chủ DNNVV có vai trò quan trọng trong quá trình NHTM, TCTC thẩm định, xét duyệt cho vay vì chủ DN chính là người điều hành, “chèo lái con thuyền” DN hoạt động và phát triển, là người đại diện của DN trước pháp luật, thực thi các nghĩa vụ trả nợ khi đi vay. Trong đó, trình độ và số năm ở vị trí lãnh đạo, vị thế của chủ DN trong giới doanh nhân là nhân tố được các NHTM, TCTC quan tâm khi thẩm định xét duyệt và quyết định cho vay.

- Tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh, tài sản đảm bảo (TSĐB), sự ổn định doanh thu và lợi nhuận của DNNVV.

Các DNNVV có năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh tốt sẽ có khả năng huy động vốn tốt và ngược lại. Bởi, trong cơ chế thị trường, NHTM và TCTC là các DN hoạt động tự chủ tài chính, cùng cạnh tranh trên thị trường. Để bảo toàn vốn và có lãi, họ phải thẩm định, lựa chọn DN có tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả kinh doanh tốt, có triển vọng khi phê duyệt và quyết định cho vay nhằm không chỉ duy trì, mở rộng khách hàng mà còn giảm thiểu rủi ro “nợ xấu”, đảm bảo an toàn tín dụng. Tính khả thi và hiệu quả của mỗi phương án vay vốn của DNNVV ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNNVV của các NHTM, TCTC.

TSĐB ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của DNNVV. Khi thẩm định và phê duyệt cho vay DNNVV, TSBĐ là nhân tố quan trọng để NHTM, TCTC đưa ra quyết định cho vay. Đối với NHTM và TCTC, TSBĐ là biện pháp quản lý rủi ro, phòng ngừa nợ xấu, đảm bảo an toàn vốn vay khi cho vay DNNVV trong điều kiện thiếu minh bạch thông tin về DN. Tuy nhiên, TSBĐ chính là rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của DNNVV.

40

Doanh thu và lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cuối cùng của mỗi DNNVV. Trong nền KTTT, doanh thu và lợi nhuận là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn của DNNVV khi đi vay vốn tại NHTM, TCTC. Doanh thu và lợi nhuận ổn định là cơ sở để DN lập quỹ trả nợ đến hạn, hoạt động kinh doanh có lãi là nguồn tài chính để DN bù đắp chi phí lãi vay.

1.2.5.2. Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng huy động vốn để phát triển DNNVV - Môi trường kinh tế vĩ mô, hệ thống các quy định pháp lý là một trong những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến huy động vốn của DNNVV. Trong nền KTTT, Chính phủ có vai trò tạo lập môi trường hành lang pháp lý bình đẳng cho mọi hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm thiết lập và duy trì sự cạnh tranh “bình đẳng” cho mọi DN khi tham gia thị trường, mọi DN phải tuân thủ luật pháp, các chính sách và quy định của Chính phủ. Bất cứ sự thay đổi nào trong cơ chế quản lý và chính sách của Chính phủ đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các DN, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn để phát triển DNNVV ở mỗi quốc gia.

- Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ (chính sách tiền tệ, thuế, tỷ giá…) là những công cụ để Chính phủ tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho DNNVV hoạt động. Chính sách thuế, tỷ giá…ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của DNNVV vì thuế, chênh lệch tỷ giá là mộ phận cấu thành chi phí sản xuất của mỗi DN. Chính sách tiền tệ là công cụ để Chính phủ điều tiết mức cung tiền từ đó tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế, trong đó chính sách lãi suất đóng vai trò trung tâm. Trong cơ chế thị trường, lãi suất là vấn đề trung tâm của nền kinh tế vì nó là một bộ phận cấu thành chi phí đầu tư, là yếu tố quan trọng quyết định tổng cầu đầu tư và tổng cầu tiền tệ. Chính sách lãi suất ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn của DNNVV. Bởi, lãi suất huy động vốn của DN là yếu tố cấu thành chi phí sản xuất. DNNVV khi vay vốn phải xem xét tương quan giữa “lợi nhuận tương lai” với chi phí huy động vốn để đưa ra quyết định huy động vốn từ nguồn nào, bổ sung vào bộ phận nào trong cơ cấu nguồn vốn và đầu tư vào đâu để mang lại hiệu quả cao nhất. NHTM, TCTC cũng phải xem xét giữa lãi suất huy

41

động với lãi suất cho vay để đưa ra phương hướng hoạt động và quyết định cho vay nhằm thu lợi nhuận để ngân hàng có thể hoạt động và phát triển.

- Chính sách cho vay của các NHTM, TCTC: Trong nền KTTT, NHTM, TCTC là những DN “đặc thù” hoạt động trong lĩnh vực “kinh doanh tiền tệ”, là đơn vị tự chủ tài chính phải đảm bảo trang trải mọi chi phí hoạt động, có lãi để duy trì hoạt động và phát triển. NHTM, TCTC căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ của Chính phủ để xây dựng chính sách huy động và cho vay. Bởi vậy, chính sách cho vay của NHTM, TCTC ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của DNNVV.

- Triển vọng phát triển của thị trường vốn: Sự phát triển thị trường tài chính với các hoạt động của hệ thống trung gian tài chính tác động đến khả năng huy động vốn của DNNVV ở mỗi quốc gia. Thị trường tài chính phát triển tạo thêm kênh huy động vốn đa dạng cho DN. Đặc biệt, sự phát triển của TTCK sẽ giúp DNNVV tìm được nguồn vốn trung và dài hạn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu DN để tăng vốn. Sự phát triển của thị trường tài chính cùng với hệ thống trung gian tài chính không chỉ khơi thông nguồn vốn mà còn giúp DNNVV tiết giảm chi phí huy động vốn. Cơ cấu nguồn vốn của DN được điều chỉnh theo hướng tăng nguồn vốn dài hạn, đa dạng hóa các nguồn huy động để đảm bảo kết cấu nguồn vốn tối ưu, từ đó nâng cao hiệu quả đồng vốn huy động để tăng lợi nhuận.

- Các định hướng hỗ trợ phát triển DNNVV của Chính phủ. Hiện nay, Chính phủ ở mọi quốc gia đều nhận thấy vai trò quan trọng của DNNVV đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội. Tùy đặc điểm đặc thù và mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ, Chính phủ đưa ra các định hướng, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ DNNVV tiếp cận, huy động các nguồn vốn để phát triển.

Bởi vậy, định hướng hỗ trợ phát triển DNNVV của Chính phủ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn để phát triển DNNVV.

Như vậy, quá trình huy động vốn để phát triển DNNVV ở mỗi quốc gia đều chịu tác động của cả nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Trong đó, nhân tố bên trong giữ vai trò quyết định, nhân tố bên ngoài giữ vai trò quan trọng. Các nhân tố này cùng tác động đến khả năng huy động vốn để phát triển mỗi DNNVV.

42

1.3. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH