• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH

1.1.2. Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp

4

lượng vốn nhất định. Số vốn này thể hiện giá trị toàn bộ tài sản và các nguồn lực của DN trong hoạt động SXKD. Vai trò của vốn đối với DN như sau:

- Vốn là điều kiện tiên quyết, đóng vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động, phát triển của tất cả loại hình DN. Tùy theo nguồn hình thành, cũng như phương thức huy động các nguồn vốn mà DN có tên là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, DNNN, DN tư nhân,...

- Vốn là một trong những tiêu thức cơ bản để phân loại quy mô của DN, là một trong những điều kiện quan trọng để DN sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có và sẽ có trong tương lai về sức lao động, tư liệu sản xuất và các nguồn lực từ đó phát triển SXKD, mở rộng thị trường hàng hoá… nhằm thu lợi nhuận tối đa.

- Trong nền KTTT, vốn là cơ sở để DN mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, là điều kiện để DN hoạch định chiến lược và kế hoạch hoạt động SXKD.

Vốn là chất “keo” để chắp nối, kết dính các quá trình và quan hệ kinh tế, vốn là

“dầu nhờn” bôi trơn cho cỗ máy kinh tế DN vận động có hiệu quả.

- Vốn của DN là yếu tố giá trị. Vốn chỉ có thể phát huy tác dụng khi giá trị được bảo tồn, tăng lên sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh. Khi nguồn vốn không ổn định, mất cân đối, DN sẽ mất khả năng thanh toán, thậm trí có thể phá sản.

5

Giá trị tổng tài sản của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ DN, nó cho biết quy mô sản nghiệp của các chủ sở hữu DN. Vốn chủ sở hữu của DN gồm:

- Vốn của các chủ sở hữu bỏ ra ban đầu khi thành lập DN

- Vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế để tăng vốn chủ sở hữu của DN - Thặng dư vốn cổ phần là tổng giá trị chênh lệch giữa vốn góp theo mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế khi phát hành cổ phiếu bổ sung tăng vốn chủ sở hữu.

- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của vật tư, TSCĐ, sản phẩm, hàng hóa so với giá trị đánh giá lại được thể hiện trong biên bản đánh giá lại vật tư, TSCĐ, sản phẩm, hàng hóa.

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản.

- Các quỹ DN hình thành từ lợi nhuận sau thuế bổ sung vào vốn chủ sở hữu:

+ Quỹ đầu tư phát triển là quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập DN được sử dụng để đầu tư mở rộng SXKD hoặc phát triển chiều sâu của DN.

+ Quỹ dự phòng tài chính là quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập DN, được sử dụng để bù đắp khi DN gặp các rủi ro tài chính.

+ Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu của DN được hình thành từ lợi nhuận sau thuế thu nhập DN, được sử dụng để khen thưởng hoặc phục vụ công tác điều hành của Ban giám đốc, Hội đồng quản trị.

+ Lợi nhuận sau thuế để lại chưa phân phối.

+ Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành do ngân sách hoặc đơn vị cấp trên cấp, được dùng để đầu tư xây dựng mới, cải tạo hoặc mở rộng quy mô SXKD, đổi mới công nghệ, mua sắm TSCĐ mới.

+ Nguồn kinh phí sự nghiệp và các quỹ (quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng) Tại từng thời điểm, vốn chủ sở hữu của DN được xác định bằng công thức:

Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả

Nợ phải trả (account payable)là giá trị bằng tiền của những nghĩa vụ mà DN có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế. Các khoản nợ phải trả của DN gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

6

Nợ ngắn hạn là khoản tiền mà DN có trách nhiệm phải trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ SXKD, bao gồm: Vay ngắn hạn; Khoản nợ dài hạn đến kỳ hạn trả; Các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu; Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước; Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động; Các khoản chi phí phải trả; Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn; Các khoản phải trả ngắn hạn khác.

Nợ dài hạn là các khoản nợ của DN có thời gian trả nợ trên một năm, bao gồm (Vay dài hạn cho đầu tư phát triển; Nợ dài hạn phải trả; Trái phiếu DN phát hành;

Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn; Thuế thu nhập hoãn lại phải trả; Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; Dự phòng phải trả).

Tại một thời điểm, nợ phải trả được xác định bằng công thức: [85,111]

Nợ phải trả = Giá trị tổng tài sản - Vốn chủ sở hữu

Phân loại vốn theo quan hệ sở hữu là cách phân loại hết sức cơ bản nhưng rất quan trọng, giúp DN xác định được cơ cấu nguồn vốn tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn đồng thời tối đa hóa giá trị DN. Để đảm bảo hoạt động SXKD, DN phải phối kết hợp cả hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp hai nguồn vốn phụ thuộc đặc điểm ngành nghề kinh doanh của DN và quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình tài chính hoạt động SXKD của DN.

1.1.2.2. Theo thời gian huy động và sử dụng

Nguồn vốn của DN gồm: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.

Nguồn vốn thường xuyên là các nguồn vốn có tính chất ổn định mà DN có thể sử dụng vào hoạt động SXKD. Nguồn vốn này được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động của DN.

Nguồn vốn thường xuyên của DN tại một thời điểm xác định bằng công thức:

Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Hoặc:

Nguồn vốn thường xuyên của DN = Giá trị tổng tài sản DN - Nợ ngắn hạn Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà DN có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu phát sinh tạm thời trong hoạt động

7

SXKD của DN. Nguồn vốn tạm thời bao gồm: các khoản vay ngắn hạn tại NHTM, TCTC và các khoản nợ ngắn hạn phải trả khác.

Phân loại nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời giúp DN có thể lựa chọn nguồn vốn huy động phù hợp với thời gian sử dụng. Đồng thời, giúp các nhà quản lý DN có cơ sở khoa học để hoạch định kế hoạch tài chính, tổ chức nguồn vốn trên cơ sở xác định quy mô thích hợp cho từng nguồn vốn đồng thời tổ chức sử dụng vốn mang lại hiệu quả cao.

1.1.2.3. Xét theo phạm vi huy động vốn

Nguồn vốn của DN gồm: nguồn vốn nội sinh và nguồn vốn ngoại sinh.

Nguồn vốn nội sinh là những nguồn vốn DN có thể huy động vào đầu tư từ chính hoạt động của DN tạo ra. Nguồn vốn nội sinh phản ánh khả năng tự tài trợ cho đầu tư và hoạt động của DN. Nguồn vốn nội sinh gồm lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư nhằm tăng thêm tài sản và nguồn vốn của DN, giúp DN chủ động đáp ứng nhu cầu vốn, nắm bắt kịp thời các cơ hội trong SXKD, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, giữ được quyền kiểm soát DN, tránh áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn.

Nguồn vốn ngoại sinh là những nguồn vốn mà DN có thể huy động để đầu tư và hoạt động SXKD từ các nguồn: Vay NHTM, TCTC; Vay người thân (đối với DN tư nhân); Tín dụng thương mại của nhà cung cấp; Gọi góp vốn liên doanh, liên kết; Phát hành chứng khoán (với DN được Luật cho phép), thuê tài sản.

Đó là các tiêu thức phân loại nguồn vốn của DN.

1.2. HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA