• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đo lường và đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế

6. Kết cấu của đề tài

1.2.3. Đo lường và đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế

Lý thuyết phân chia mức tăng trưởng (the Growth decomposition methodology) cung cấp phương pháp đo lường đóng góp của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Người phát minh ra lý thuyết này là Ivanov (2005), được tiếp tục phát triển bởi Ivanov và Webster (2007), sau đó tổng quát cho cả nền kinh tế và tất cả các ngành công nghiệp bởi Ivanov và Webster (2010). Trong lĩnh vực du lịch, phương pháp này đã được áp dụng cho trường hợp của nước Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Anh (Brida, Pereyra,Such và Aquirre, 2008; Brida, Pereyra, Punzo và Such, 2008), ở Bulgaria (Ivanov, 2005), Tây Ban Nha, Hy Lạp, Cyprus (Ivanov và Webster, 2007), ở Uruguay, Argentina, Brazil và Mexico (Brida, Pereyra và Such, 2008; Brida, Pereyra, Punzo và Such, 2008), Colombia (Brida, Pereyra, Risso, Such và Aguirre, 2009; Such, Aguirre, Risso, Brida Pereyra, 2009; Brida, Monterubbianesi và Zapata-Aguirre, 2011), Costa Rica (Brida và Aguirre, 2010), và ở các nước Trung Mỹ và vùng Caribê (Brida và Fabbro, 2010). Bản chất của phương pháp này là sự phân chia mức tăng trưởng kinh tế. Các tác giả đã sử dụng chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người thực tế là thước đo của tăng trưởng kinh tế và phân chia được mức tăng trưởng được tạo ra bởi ngành du lịch và các ngành công nghiệp khác. Các tác giả đã lập luận rằng các phương pháp phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế của các nghiên cứu trước chỉ kiểm tra được mối quan hệ giữa phát triển ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế nhưng không đo lường được bao nhiêu tăng trưởng là nhờ vào sự tăng trưởng của du lịch. Lợi thế chính của phương pháp này là các yêu cầu dữ liệu thấp - chỉ cần dữ liệu về GDP, GDP du lịch và quy mô dân số của quốc gia hay địa phương nghiên cứu.

1.2.3. Đo lường và đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng

vậy, hầu hết các nghiên cứu trước chọn ngành khách sạn, nhà hàng để đại diện cho ngành du lịch khi đo lường ảnh hưởng trực tiếp của phát triển du lịch lên tăng trưởng kinh tế.

Một là, đo lường đóng góp trực tiếp của ngành khách sạn, nhà hàng đến tăng trưởng kinh tế

Thước đo để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế dựa vào 3 chỉ tiêu: tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập bình quân trên đầu người. Trong khuôn khổ của nghiên cứu, để đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế, đề tài sẽ đo lường đóng góp dựa vào hai chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân trên đầu người.

Dựa vào chỉ tiêu GDP, công thức tính GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế:

GDP = GDPt + GDPk

gr = St x gt + Sk x gk (St + Sk = 100%)

Trong đó: GDP là tổng sản phẩm quốc nội; GDPt là tổng sản phẩm ngành du lịch;

GDPk là tổng sản phẩm quốc nội của tất cả các ngành khác du lịch; gr là tốc độ tăng trưởng kinh tế, gt là tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch, gk là tốc độ tăng trưởng của các ngành khác du lịch, grt là đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế; St là tỷ trọng của ngành du lịch trong GDP, Sk là tỷ trọng của các ngành khác du lịch trong GDP.

Như vậy, ngành du lịch đóng góp vào tăng trưởng kinh tế sẽ được tính theo công thức sau: grt = St x gt

Tuy nhiên, thước đo trên có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng rất nhanh trong khi GDP lại tăng trưởng chậm. Một chỉ tiêu khác có thể thích hợp hơn để đo lường tăng trưởng kinh tế đó là thu nhập bình quân đầu người tính bằng tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong năm chia cho dân số. Để đo lường đóng góp trực tiếp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu sẽ dựa trên nghiên cứu của Ivanov và Webster, Brida và cộng sự, Xie và cộng sự, đó là dựa vào chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người theo giá so sánh tính theo năm ở tỉnh TTH. Theo các tác giả, một ảnh hưởng được coi là mang lại lợi ích đối với nền kinh tế nếu nó làm tăng phúc lợi của người dân địa phương. Như vậy, tăng trưởng kinh tế sẽ đưa đến tăng phúc lợi cho người dân địa phương, mặc dù trong các khoảng thời gian nhất định sẽ có người được hưởng lợi nhiều

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

hơn những người khác. Vì vậy, các tác giả đã sử dụng chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người tính theo giá so sánh để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế là: gr =

(

𝒀𝒒𝟏(𝒑𝟎) 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎)𝑵𝟏

𝑵𝟎

− 𝟏) . 𝟏𝟎𝟎

% Trong đó: Yq1(p0) là GDP thực tế của năm tính; Yq0(p0) là GDP thực tế của năm trước; N1 là dân số trung bình của năm tính; N0 là dân số trung bình của năm trước.

Sau đó các tác giả đã tiến hành phân nhóm nhỏ công thức trên để tách riêng GDP của ngành du lịch của năm tính (Ytq1(p0)) từ GDP trong giá so sánh của năm tính của các ngành công nghiệp khác (ΣYiq1(p0)); và tách GDP của ngành du lịch của năm trước (Ytq0(p0)) từ GDP của các ngành khác trong năm trước (ΣYiq0(p0)).

gr =

(

𝒀𝒒𝟏(𝒑𝟎)𝒕

𝑵𝟏 + 𝒀𝒒𝟏(𝒑𝟎) 𝒊≠𝟏 𝒊

𝑵𝟏 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝒕

𝑵𝟎 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝒊≠𝟏 𝒊

𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝑵𝟎 𝑵𝟎

) . 𝟏𝟎𝟎%

Từ đó, các tác giả tập hợp lại các biểu thức lại và đi đến công thức sau:

gr =

(

𝒀𝒒𝟏(𝒑𝟎)𝒕

𝑵𝟏 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝒕

𝑵𝟎 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎)

𝑵𝟎

+

𝒀𝒒𝟏(𝒑𝟎)𝒊 𝒊≠𝟏

𝑵𝟏 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝒊≠𝟏 𝒊

𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝑵𝟎 𝑵𝟎

) . 𝟏𝟎𝟎

%

Các biểu hiện đầu tiên trong công thức này cho thấy một phần của sự tăng trưởng của GDP thực tế bình quân đầu người là một hệ quả của phát triển ngành du lịch. Do đó, ngành du lịch đóng góp vào tăng trưởng kinh tế được tính theo công thức:

gtr

=

𝒀𝒒𝟏(𝒑𝟎)𝒕

𝑵𝟏 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝒕

𝑵𝟎 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎)

𝑵𝟎

. 𝟏𝟎𝟎%

Tuy nhiên, công thức này chỉ có thể đo lường đóng góp trực tiếp của khách sạn, nhà hàng đến tăng trưởng kinh tế [34]. Vì vậy, để có thể đo lường một cách đầy đủ đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào GDP của một quốc gia hay địa phương, nghiên cứu sẽ tiếp tục đo lường đóng góp của các hoạt động du lịch vào GDP.

Hai là, đo lường đóng góp của các hoạt động du lịch đến GDP

Để đo lường đóng góp trực tiếp và một phần đóng góp gián tiếp của các hoạt động du lịch đến GDP, nghiên cứu dựa theo khuyến cáo của UNWTO về phương pháp tính

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

theo nguồn cầu, kết hợp với phương pháp tính GDP đang áp dụng tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Trí Dũng và Nguyễn Thị Tuyết Nhung để đưa ra phương pháp luận cho việc xác định các trị số và phương pháp tính giá trị tăng thêm ngành du lịch theo phương pháp sản xuất. Kết quả phân tích sẽ dựa trên một số chỉ tiêu và công thức tính như sau:

Doanh thu ngành du lịch (DT):

Để đánh giá quy mô của những khu vực kinh tế không được định nghĩa như là các ngành riêng biệt trong các tài khoản quốc gia, chẳng hạn như ngành du lịch là một lĩnh vực có sự tham gia của nhiều ngành như giao thông vận tải, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí và hoạt động lữ hành, Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm Tài khoản Vệ tinh Du lịch (Tourism Sateline Account) – TSA – công cụ đáng tin cậy để đo lường đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế. Theo đó, hệ thống thống kê được xác định theo phương diện cầu, có cân đối với nguồn cung của các sản phẩm du lịch [7, 74].

Doanh thu ngành du lịch theo phương diện cầu được xác định như sau:

DT = DTQT + DT

Trong đó: DTlà doanh thu của ngành du lịch, DTQT là doanh thu của khách quốc tế, DT là doanh thu của khách nội địa

Doanh thu theo nhóm khách = Tổng số khách theo nhóm x Độ dài ngày lưu trú bình quân của nhóm x Mức chi tiêu bình quân một ngày khách của nhóm

Giá trị tăng thêm của ngành du lịch (VAi): là bộ phận giá trị mới được tạo ra, phản ánh phần giá trị sản suất phần giá trị sản xuất du lịch còn lại sau khi đã trừ đi chi phí trung gian, bao gồm tổng giá trị tăng thêm của các ngành, lĩnh vực kinh doanh cấu thành nên hoạt động du lịch [13, 100].

VAi = GOi – ICi

Trong đó, VAi là giá trị tăng thêm của hoạt động du lịch i, ICi là chi phí trung gian của hoạt động du lịch i.

Giá trị sản xuất của ngành du lịch (GOi): ngành du lịch bao gồm nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, vì vậy giá trị sản xuất của hoạt động du lịch sẽ được tính toán dựa trên việc tổng hợp giá trị sản xuất của các hoạt động khác nhau mà việc thu thập thông tin để tính giá trị sản xuất của các hoạt động mang đặc điểm du lịch như vậy là hết sức khó khăn. Do đó, Tổng cục Thống kê thường phải tổ chức các cuộc điều tra để

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

xác định tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm trong doanh thu, từ đó, dựa vào doanh thu hoạt động du lịch để xác định giá trị sản xuất của hoạt động du lịch theo công thức:

GOi = DTi x Ki

Trong đó: GOi là giá trị sản xuất của hoạt động du lịch i, Ki là hệ số quy đổi giá trị sản xuất theo doanh thu của hoạt động du lịch i (phụ lục 1.4).

Chi phí trung gian của từng hoạt động du lịch (ICi): được tính đựa trên tỷ trọng chi phí trung gian chiếm trong giá trị sản xuất (gọi là hệ số chi phí trung gian trong giá trị sản xuất), được Tổng cục Thống kê Việt Nam điều tra thu thập và tính sẵn, làm cơ sở cho việc tính toán giá trị tăng thêm của hoạt động du lịch [13, 100].

ICi = GOi x Hi

Trong đó, Hi là hệ số chi phí trung gian của hoạt động du lịch i (phụ lục 1.5) Tỷ lệ đóng góp của giá trị tăng thêm trong việc tạo ra GDP của nền kinh tế quốc dân: chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy giá trị tăng thêm của từng hoạt động du lịch chia cho GDP của toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo giá thực tế [13, 103]. Đây là chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng trực tiếp của ngành du lịch lên GDP.

Tỷ lệ đóng góp của chi phí trung gian trong việc tạo ra GDP của nền kinh tế quốc dân: chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy IC của từng hoạt động du lịch chia cho GDP của toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo giá thực tế.

Trên thực tế, việc sử dụng phương pháp tính giá trị tăng thêm khi đo lường đóng góp của du lịch vào GDP chỉ có tính tương đối. Bởi lẽ, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, nên việc tính toán doanh thu ngành du lịch, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng của hoạt động du lịch, chi phí trung gian dựa vào hệ số chi phí trung gian, hệ số quy đổi giá trị sản xuất từ những công thức trên cũng chỉ tương đối, chứ chưa thực sự đầy đủ.

Thứ hai, đo lường ảnh hưởng lan tỏa của phát triển du lịch

Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế còn được thể hiện thông qua những ảnh hưởng lan tỏa. Để đo lường ảnh hưởng lan tỏa của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu tiến hành phân tích định tính dựa trên số liệu thống kê sơ cấp từ bảng câu hỏi điều tra kết hợp với việc sử dụng phương pháp phân tích từ số liệu thống

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

kê dựa vào những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực được xác định bởi UNWTO (2008), Kreag (2001), Cerina và cộng sự (2009) và Stynes (1997). Những ảnh hưởng lan tỏa tích cực của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế bao gồm:

Một là, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo [47, 11]

Thực tế cho thấy nguồn thu từ ngành du lịch không những đóng góp trực tiếp vào GDP, mà còn góp phần nâng cao đời sống thu nhập cho người dân địa phương liên quan đến việc làm và sản phẩm du lịch kéo theo đó sẽ ảnh hưởng gián tiếp và hiệu ứng lên tăng trưởng kinh tế của quốc gia hay địa phương đó.

Ngành du lịch tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Việc làm trực tiếp và gián tiếp do ngành du lịch tạo ra liên tục tăng cùng với tăng trưởng về số du khách, dịch vụ du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, du lịch phát triển đã đang và sẽ tạo ra ngày càng nhiều việc làm mới cho người lao động, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư.

Phát triển du lịch làm thay đổi cơ cấu việc làm. Khi du lịch phát triển đến một trình độ nhất định nó sẽ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Theo đó, cơ cấu việc làm của người lao động cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Hiện nay, cơ cấu việc làm thay đổi theo các xu hướng: gia tăng chỗ việc làm trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, du lịch - dịch vụ nhưng giảm việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp; gia tăng số chỗ việc làm có trình độ chuyên môn cao nhưng giảm chỗ việc làm có trình độ chuyên môn thấp đặc biệt là lao động phổ thông; gia tăng chỗ việc làm có năng suất, thu nhập cao nhưng giảm chỗ việc làm có năng suất, thu nhập thấp. Sự thay đổi cơ cấu việc làm theo các xu hướng trên đây một phần là do ngày nay ngành du lịch có xu hướng ngày càng phát triển để có thể đáp ứng được một cách đầy đủ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách.

Nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và thời vụ cao, tạo ra được một số lượng lớn lao động gián tiếp cho người dân. Do đó, khi ngành du lịch phát triển nó sẽ tạo điều kiện để nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận lao động nhàn rỗi trong dân.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Hai là, tăng doanh thu thuế vào ngân sách Nhà nước [38, 6]

Du lịch phát triển không chỉ đem lại những ảnh hưởng trực tiếp, mà còn mang lại những ảnh hưởng lan tỏa đến tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh truyền dẫn như góp phần tăng thu ngân sách nhà nước thông qua thuế, giảm thâm hụt cán cân thương mại quốc gia [38]. Bởi lẽ, mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nghĩa vụ đóng góp ngân sách cho Nhà nước dưới các hình thức như thuế, phí và lệ phí. Nhà nước sẽ sử dụng các khoản thu này để chi cho đầu tư phát triển của nền kinh tế quốc dân và ở các lĩnh vực phi sản xuất kinh doanh. Do đó, mức đóng góp của các doanh nghiệp cho ngân sách càng nhiều sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế được tái đầu tư nhiều hơn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp [47, 12].

Công thức tính mức đóng góp ngân sách Nhà nước của ngành du lịch như sau:

Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của du lịch = 10% doanh thu du lịch + Thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phải nộp [6, 75]

Ba là, ảnh hưởng đến đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch [50]

Mặc dù ra đời sau các ngành kinh tế khác nhưng du lịch đã sớm khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trên phương diện lý thuyết, khi ngành du lịch phát triển, nó sẽ kéo theo sự gia tăng đầu tư vào cơ sở vật chất, mà trước hết là sự gia tăng số lượng khách sạn, nhà hàng, các khu nghỉ dưỡng,… [50].

Tất cả những sự thay đổi đó sẽ làm tăng GDP của địa phương.

Bốn là, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại chỗ, thu về nhiều ngoại tệ [29]

Tính hiệu quả trong kinh doanh du lịch thể hiện trên khía cạnh du lịch là ngành xuất khẩu tại chỗ và có lợi hơn rất nhiều so với xuất khẩu ngoại thương. Trước hết một phần rất lớn đối tượng mua bán trong du lịch quốc tế là các dịch vụ, vì vậy, xuất khẩu bằng du lịch là xuất khẩu đa số dịch vụ, đó là điều mà ngoại thương không thể thực hiện được. Ngoài ra đối tượng xuất khẩu của du lịch quốc tế còn là các mặt hàng ăn uống, hàng lưu niệm… là những mặt hàng rất khó xuất theo đường ngoại thương, muốn xuất khẩu những mặt hàng này phải đầu tư nhiều chi phí cho việc đóng gói, bảo quản các khoản thuế, phí và lệ phí mà giá cả lại thấp. Mặc khác, du lịch còn là ngành xuất khẩu tại chỗ các hàng hoá du lịch vô hình như các phong cảnh đẹp, những giá trị của di tích

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

lịch sử, tính độc đáo,... Những sản phẩm này không bị mất đi qua mỗi lần bán, thậm chí giá trị và uy tín của nó còn tăng lên qua mỗi lần đưa ra thị trường nếu chất lượng cao và đáp ứng được nhu cầu du khách. Bởi lẽ, chúng ta bán cho du khách không phải là bản thân tài nguyên du lịch mà chỉ bán các giá trị có khả năng thoả mãn nhu cầu của khách du lịch được chứa đựng trong tài nguyên du lịch. Do đó, du lịch phát triển sẽ làm tăng hoạt động xuất khẩu tại chỗ các hàng hóa dịch vụ hữu hình và vô hình, thu về nhiều ngoại tệ cho địa phương.

Có thể xác định công thức tính kim ngạnh xuất khẩu của ngành du lịch như sau:

Kim ngạch xuất khẩu ngành du lịch = Doanh thu khách du lịch quốc tế [7, 75]

Năm là, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của dịch vụ hỗ trợ và các ngành sản xuất khác [38, 6]

Du lịch phát triển sẽ tạo cơ hội để phát triển các loại hình dịch vụ mới và các cơ sở vui chơi giải trí trong cộng đồng mà trước đây chưa phát triển được. Mong đợi của khách du lịch là địa phương nâng cấp dịch vụ của hệ thống khách sạn, nhà hàng và các khu thương mại. Du lịch phát triển còn tạo cơ hội phát triển dịch vụ chăm sóc y tế, dịch vụ hỗ trợ thanh toán tín dụng, dịch vụ vận chuyển [38]. Mặc khác, phát triển ngành du lịch tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển; mở thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ. Các ngành nông nghiệp, thủy sản, giao thông, xây dựng,… nhờ phát triển du lịch đã có thêm động lực phát triển, diện mạo của nền kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng lên trình độ cao hơn [31].

Bên cạnh những ảnh hưởng lan tỏa tích cực, ngành du lịch phát triển đã mang lại những ảnh hưởng tiêu cực như làm tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ, tăng giá cả đất đai và nhà ở kéo theo đó làm tăng chi phí sinh hoạt ở mỗi gia đình; các công việc du lịch thường theo mùa nên đã gây tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp trong mùa vắng khách; gây ra tình trạng bất bình đẳng về thu nhập ngày càng cao giữa những người lao động; một bộ phận người nông dân bị mất đất và mất việc làm; xuất hiện tệ nạn trẻ em bỏ học và phụ nữ đeo bám du khách; nhiều di sản văn hóa, cơ sở hạ tầng bị biến dạng, xuống cấp; tăng lượng rác thải sinh hoạt và môi trường bị ô nhiễm; gia tăng các tệ nạn xã hội… [38, [47], [50].

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

1.2.3.2. Đánh giá tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế

Dựa vào nghiên cứu “Báo cáo cuối cùng quy hoạch phát triển bền vững du lịch thành phố Huế năm 2020” của chuyên gia Tây Ban Nha và chuyên gia Việt Nam, dựa vào nghiên cứu của UNWTO (2008), Kreag (2001), Cerina và cộng sự (2009) và Stynes (1997), nghiên cứu đã rút ra 15 chỉ tiêu để đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở TTH (bao gồm ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp và ảnh hưởng hiệu ứng) như sau: (1) Phát triển ngành du lịch sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;

(2) Phát triển ngành du lịch sẽ tạo ra ngày càng nhiều việc làm; (3) Phát triển ngành du lịch góp phần phát triển các dịch vụ hỗ trợ; (4) Phát triển du lịch tăng doanh thu thuế cho chính quyền địa phương; (5) Phát triển du lịch tạo thu nhập cho các bên liên quan;

(6) Phát triển ngành du lịch dẫn đến sự gia tăng đầu tư trong và ngoài nước; (7) Phát triển ngành du lịch sẽ mang về nhiều ngoại tệ; (8) Phát triển ngành du lịch góp phần làm tăng nhập khẩu hàng hóa liên quan đến du lịch từ vùng lân cận; (9) Phát triển ngành du lịch góp phần tăng giá trị xuất khẩu tại chỗ; (10) Phát triển ngành du lịch thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý; (11) Phát triển ngành du lịch góp phần phát triển cơ sở hạ tầng; (12) Phát triển du lịch nâng cao chất lượng khách sạn, nhà hàng; (13) Phát triển du lịch góp phần tăng giá hàng hoá và dịch vụ; (14) Phát triển du lịch góp phần làm tăng giá đất đai và nhà ở; (15) Phát triển ngành du lịch tạo điều kiện mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

Để đánh giá 15 chỉ tiêu trên dự kiến đề tài sẽ tiến hành các cuộc khảo sát đối với các cán bộ quản lý và chuyên gia, kết hợp với cuộc khảo sát các doanh nghiệp và hộ gia đình kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Sau đó sẽ tiến hành phân tích định tính dựa trên số liệu thống kê sơ cấp từ bảng câu hỏi điều tra để xem xét sự khác biệt về sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến các nhân tố khác nhau trong nền kinh tế.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ