• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG

2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1.3. Vốn đầu tư vào ngành du lịch

Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong giai đoạn 1997 – 2012 vốn đầu tư ngân sách của tỉnh vào ngành du lịch ngày càng được quan tâm nhằm khuyến khích, huy động đầu tư ngành du lịch từ các thành phần kinh tế. Trong đó, vốn đầu tư vào khách sạn, nhà hàng có xu hướng tăng nhanh, nếu năm 1997, vốn đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, nhà hàng đạt 4.4681 triệu đồng, chiếm 6,68% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh;

đến năm 2012, vốn đầu tư vào khách sạn, nhà hàng đạt 3.109.833 triệu đồng, chiếm 24,84% vốn đầu tư toàn tỉnh TTH. Đồng thời, việc ban hành và thực thi các chính sách khuyến khích đầu tư, cải cách thủ tục hành chính,… đã tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch ở TTH.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch 2.1.4.1. Khách du lịch

Trong giai đoạn 1997 - 2012, lượng khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đến du lịch có lưu trú tại TTH tăng lên khá nhanh, tuy nhiên mức tăng đó vẫn chưa ổn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

định. Năm 2009 dưới sự ảnh hưởng của cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu, lượng khách du lịch giảm 101.982 lượt khách so với năm 2008 (trong đó khách quốc tế giảm 141.792 lượt khách). Tuy nhiên, từ năm 2010 đến năm 2012 lượng khách du lịch đến TTH có xu hướng tăng trở lại. Đặc biệt năm 2012, số lượng khách du lịch đến Huế đã vượt ngưỡng 2,5 triệu lượt khách.

Biểu đồ 2.1: Số lượt khách lưu trú ở TTH giai đoạn 1997 - 2012 ĐVT: Lượt khách

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 1992, 1997, 2000, 2012.

Nếu so sánh số lượt khách du lịch đến TTH với cả nước và Miền Trung - Tây Nguyên (MT-TN) thì trong giai đoạn 1995 – 2005 tỷ trọng khách đến tham quan tại TTH có xu hướng tăng lên trong cả 2 khu vực thì khi chuyển sang giai đoạn 2005 – 2010 tỷ trọng này lại có xu hướng giảm (bảng 2.1). Đặc biệt, tính riêng năm 2010, số lượng khách du lịch đến TTH hơn 1,4 triệu lượt khách, xếp sau Đà Nẵng (1,7 triệu lượt khách).

Trong tổng số 4,3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong chín tháng đầu năm 2011 thì chỉ có 500.000 lượt đến Huế. Có nhiều lý do cho sự giảm sút này, trước hết phải kể đến là sự cạnh tranh trong các sản phẩm du lịch ở các địa phương lân cận như Đà Nẵng, Hội An, Quảng Bình,… ngày càng cao, nhiều cảnh quan mới được phát hiện; tuy nhiên, điều quan trọng nhất khiến số lượt khách đến Huế so với cả nước và MT-TN là do sự kém đổi mới, kém phát triển của ngành du lịch TTH. Điều này được thể hiện ở tính đơn điệu của các sản phẩm du lịch; các hoạt động xúc tiến quá yếu, phân tán cả về nội dung

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng 327900 360000 387370 469065 560313 655110 610568 758799 10500191172538130326214312461329264148651217645282544000 Khách quốc tế 145000 150000 156205 194613 232313 275145 211062 260770 360379 456651 636126 709473 567681 612498 654733 950494 Khách nội địa 182900 210000 231165 274452 328000 379965 399506 498029 689640 715887 667136 721773 761583 874014 11097851676000

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

lẫn thị trường; kỹ năng thiếu chuyên nghiệp... do chưa có một cơ quan chuyên trách về thông tin và xúc tiến; năng lực cạnh tranh điểm đến và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp còn thấp; các doanh nghiệp lữ hành TTH nhìn chung chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng và phát triển sản phẩm, thụ động, thiếu chắc chắn về thị trường nên thường phụ thuộc vào nguồn khách chính của các hãng lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Bảng 2.1: Số lượt khách du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

so với các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước giai đoạn 1995 - 2010

S T T

Chỉ tiêu

Đ V T

1995 2000 2005 2010

TTBQ (%)

1995-2000

2001- 2005

2005-2010 1 Khách quốc tế

Cả nước Lượt 1351296 2140100 3200000 5049900 9,63 8,38 13,4 MT – TN Lượt 505022 505022 806484 2500000 9,81 9,16 14,87 TTH Lượt 134470 194.613 360.379 612.498 7,72 13,67 11,11

TT/cả nước % 9,95 9,11 11,56 12,13 -1,75 4,88 7,5

TT/MT – TN % 26,63 24,18 29,60 24,50 -1,91 4,13 6,12 2 Khách nội địa

Cả nước Lượt 3841719 9206286 16000000 28000000 19,1 11,69 12,95 MT-TN Lượt 2091010 3627686 6000000 10000000 11,65 10,59 10,76 TTH Lượt 142930 274452 689640 874.014 13,98 19,85 12,3

TT/ cả nước % 3,72 2,99 4,25 3,12 -4,3 7,31 5,17

TT/MT – TN % 6,84 7,58 11,33 8,74 2,09 8,38 3,41

3 Tổng số khách

Cả nước Lượt 5193015 11346386 19200000 33049900 16,92 11,09 9,71 MT-TN Lượt 2596032 4434170 7250000 12500000 11,3 10,33 11,51 TTH Lượt 277400 469065 1050019 1.486.512 11,12 17,44 11,8

TT/ cả nước % 5,34 4,14 5,47 4,5 -4,96 5,71 8,5

TT/MT – TN % 10,69 10,58 14,48 11,89 -0,16 6,44 6,75

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh TTH và sự tổng hợp của tác giả

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

2.1.4.2. Thời gian lưu trú của khách du lịch

Trong giai đoạn 1997 – 2012, thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế tăng từ 1,84 ngày/người lên 2,04 ngày/người tương đương với khách nội địa tăng từ 1,43 ngày/người lên 2,08 ngày/người, kéo theo số ngày lưu trú bình quân của ngành du lịch TTH tăng từ 1,61 ngày/người lên 2,06 ngày/người (biểu đồ 2.2)

Biểu đồ 2.2: Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 1997 – 2012

ĐVT: ngày/người

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tỉnh TTH Với nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú và đặc sắc cả về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn nhưng thời gian khách lưu trú tại Huế khá ngắn so với các tỉnh lân cận trong khu vực Đà Nẵng 6,04 ngày/người, Quảng Nam 3,32 ngày/người,… Điều đó chứng tỏ trong giai đoạn này sức hấp dẫn của ngành du lịch TTH đối với du khách chưa cao. Có nhiều lý do cho sự yếu kém này, trước hết phải kể đến đó là do các khu du lịch chỉ tập trung tại Thành phố Huế, các tuyến du lịch tại các huyện chưa được đầu tư đúng mức nên du khách chỉ dừng chân vào tham quan nhưng không muốn lưu trú qua đêm. Ngoài ra, các sản phẩm du lịch quá đơn điệu, mới dựa chủ yếu vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái sẵn có, không thể hiện ưu thế trên thị trường, đặc biệt, TTH thiếu dịch vụ vui chơi giải trí về đêm.

2.1.4.3. Chi tiêu của khách du lịch

Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế ở TTH đó là chi tiêu của khách du lịch khi đến TTH. Chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch khi đến TTH biến động qua các năm được thể hiện ở bảng 2.2.

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng 1.61 1.92 1.81 1.91 1.94 1.95 1.98 2 1.52 1.63 1.71 1.88 2.01 2.01 2.06 2.06 Khách quốc tế 1.84 1.87 1.91 1.9 1.92 1.92 2.1 2.08 1.6 1.69 1.97 2.25 2 2 2.04 2.04 Khách nội địa 1.43 1.96 1.74 1.93 1.92 1.97 1.86 1.92 1.45 1.57 1.46 1.51 2.03 2.03 2.03 2.08

0 0.5 1 1.5 2 2.5

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tính đến hết năm 2010, chi tiêu bình quân của khách quốc tế đạt 90 USD/ngày/khách, tăng 1,55 lần. Trong khi đó, chi tiêu của khách nội địa đạt 49,3 USD/ngày/khách, tăng 1,67 lần. Nhìn chung, mức chi tiêu của khách quốc tế và khách nội địa đến TTH khá thấp so với cả nước và các tỉnh lân cận. Nếu năm 2009, khách quốc tế và nội địa đến Huế chi tiêu 69,23 USD/ngày/khách và 44,97 USD/ngày/khách thì chi tiêu của khách quốc tế và nội địa đến Việt Nam là 91,24 USD/ngày/khách và 48,1 USD/ngày/khách. Mức chi tiêu bình quân khách quốc tế đến Đà Nẵng là 110,29 USD/khách/ngày, Quảng Nam đạt 134,31 USD/khách/ngày... Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mức chi tiêu của khách quốc tế đến TTH thấp phần lớn do thiếu các trung tâm mua sắm; sản phẩm du lịch đơn điệu, nhàm chán và thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm…

Bảng 2.2 : Chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch đến Thừa Thiên Huế và Việt Nam

ĐVT : USD/ngày/khách Chỉ tiêu 2003 2005 2006 2007 2009 2010 1. Tỉnh Thừa Thiên Huế

Khách quốc tế 48,3 58,8 62,8 64,3 69,23 90,00 Khách nội địa 20,8 24,1 33,3 35,7 44,97 49,3 2. Cả nước

Khách quốc tế 74,6 76,4 80,4 83,5 91,2 Khách nội địa 28,1 31,9 33,5 34,4 48,1

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh TTH và sự tổng hợp của tác giả Bảng 2.3 chỉ rõ khách quốc tế đến du lịch tại TTH, tiền chi tiêu trong một ngày nhiều nhất cho khoản thuê phòng và ăn uống, khoản chi tiêu lớn tiếp theo là đi lại và mua hàng hóa lưu niệm; nhưng ngược lại, đối với khách du lịch nội địa thì chi tiêu nhiều nhất cho đi lại, tiếp đến là thuê phòng và ăn uống, còn việc mua hàng hóa lưu niệm của khách trong nước là rất ít và chi tiêu thấp. Đặc biệt khoản chi phục vụ mục đích vui chơi giải trí đối với cả hai loại khách là rất thấp mặc dù đây là khu vực vốn có nhiều tiềm năng nhưng trên thực tế vẫn chưa được khai thác hết nguồn lực có sẵn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.3: Cấu thành chi tiêu bình quân của khách quốc tế và khách nội địa (tự sắp xếp chuyến đi) đến Thừa Thiên Huế năm 2005 và 2009

ĐVT: 1000 VNĐ/người/ngày Khoản chi của du

khách

2005 2009

Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa

1. Thuê phòng 268 114 298 186

2. Ăn uống 158 79 247 180

3. Đi lại 111 65 198 221

4. Thăm quan 76 33 17 80

5. Mua hàng hóa 164 62 197 106

6.Vui chơi, giải trí 45 16 70 20

7. Y tế 6 2 5 3

8. Chi khác 106 37 94 16

Tổng 934 408 1281 832

Nguồn: Kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2005, 2009 2.1.4.4. Doanh thu du lịch

Doanh thu ngành du lịch của tỉnh TTH có xu hướng tăng nhanh, nếu năm 1997 doanh thu du lịch chỉ đạt ở mức 116.320 triệu đồng thì đến năm 2012 tăng lên 1.395.500 triệu đồng (biểu đồ 2.3), điều này cho thấy nguồn lực đầu tư của tỉnh đối với ngành du lịch đã có những thành tựu nhất định trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nếu so với cả nước thì tính đến năm 2012 doanh du lịch tỉnh TTH chỉ chiếm 1,3% doanh thu du lịch của cả nước. Đó là một con số khá thấp so với tiềm năng và lợi thế mà ngành du lịch TTH đang sở hữu. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra của Sở VHTTDL tỉnh TTH, cơ cấu doanh thu của ngành du lịch TTH hiện tại như sau: doanh thu lưu trú chiếm tỷ trọng từ 25 – 30% tổng doanh thu; doanh thu ăn uống chiếm tỷ lệ 15 – 20% tổng doanh thu;

dịch vụ vận chuyển chiếm khoảng 15 – 20 tổng doanh thu; doanh thu từ bán hàng hóa lưu niệm chiếm khoảng 10 – 15%; vui chơi giải trí chiếm 5 – 10% tổng doanh thu; các dịch vụ khác chiếm 5% tổng doanh thu. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay đó là tính đến hết năm 2011, TTH có 51 hãng lữ hành nhưng doanh thu của các hãng này khá thấp đạt 70.435 triệu đồng chỉ chiếm 6,4% doanh thu du lịch toàn tỉnh.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Biểu đồ 2.3: Doanh thu du lịch ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 1997-2012 (tính theo giá hiện hành)

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 1997, 2000, 2012.

2.2. ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 1997-2012 2.2.1. Đo lường ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1.1. Đo lường ảnh hưởng trực tiếp

Một là, đo lường đóng góp trực tiếp của ngành khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế

Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và tỉnh TTH nói riêng vẫn chưa xây dựng được hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch để có thể đo lường và tính toán được ảnh hưởng của phát triển du lịch lên tăng trưởng kinh tế một cách đầy đủ nhất. Đồng thời, Cục thống kê tỉnh TTH chỉ có thể tính toán được GDP của lĩnh vực khách sạn, nhà hàng chứ không thể thống kê được GDP của ngành du lịch. Xét về mặt lý thuyết ngành khách sạn, nhà hàng là một trong ba trụ cột lớn cấu thành nên ngành du lịch, xét trên thực tế có những nhà hàng không chỉ phục vụ cho khách du lịch mà lại chủ yếu phục vụ cho dân địa phương. Tuy nhiên, với những hạn chế khách quan về mặt số liệu thống kê, nghiên cứu

10298 2317470000102806140000189620 302008

395745485037 797200

928512 1395500

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000

1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

đã không thể đo lường đầy đủ tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế qua tất cả các năm từ 1997 – 2012 mà chỉ đo lường được đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng trong tăng trưởng kinh tế ở TTH. Đây là hạn chế lớn của đề tài. Chúng tôi hy vọng những thiếu sót này sẽ được các đề tài nghiên cứu về sau hoàn thiện hơn khi các cơ quan thống kê có thể thống kê và tính toán đầy đủ GDP của ngành du lịch.

Dựa vào phương pháp đo lường đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng đến tăng trưởng kinh tế trong chương 1, nghiên cứu đã đo lường được mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của ngành khách sạn, nhà hàng ở tỉnh TTH dựa vào hai chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân trên đầu người trong giai đoạn 1997 – 2012. Kết quả đo lường được thể hiện ở bảng 2.4 và 2.5.

Là một điểm đến hấp dẫn, thừa hưởng được những cái đẹp mà thiên nhiên ban tặng, TTH là điểm đến lý tưởng đối với du khách với sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày lịch sử văn hóa. Trong giai đoạn 1997 – 2012, với sự gia tăng của lượt khách đến lưu trú, ngành khách sạn, nhà hàng TTH đã có mức tăng trưởng đáng kể, kéo theo đó là sự gia tăng mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Năm 1997, tỷ trọng đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng đạt 0,3%. Sau đó giảm xuống còn 0,17% năm 1998 và 0,08 năm 1999, kéo theo đó là sự sụt giảm của tốc độ tăng trưởng ở TTH. Sở dĩ có sự sụt giảm mạnh vào năm 1998 và 1999 vì hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Thái Lan và trận lụt lịch sử tại TTH năm 1999 đã ảnh hưởng đến lĩnh vực này.

Từ năm 2000 đến 2002, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở TTH có xu hướng tăng cao lần lượt đạt 10,07%, 8,65%, 8,72%; trong đó có sự đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng có xu hướng gia tăng lần lượt là 0,4%, 0,51%, 0,77%. Tuy nhiên, vào năm 2003 với sự xuất hiện của dịch bệnh SARS trên toàn thế giới và ở Việt Nam đã kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, kéo theo đó ngành khách sạn, nhà hàng đã giảm - 0,1% trong mức tăng trưởng toàn tỉnh là 8,68%.

Giai đoạn 2004 – 2007 được xem là khoảng thời gian mà ngành khách sạn, nhà hàng có mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất trong suốt 15 năm qua đạt 0,7% kéo theo sự gia tăng của tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 8% và mức tăng trưởng kinh tế cao nhất vào năm 2007 đạt 13,06%.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.4: Đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1997 – 2012 (tính theo GDP) ĐVT: %

Năm

Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh

Tốc độ tăng trưởng của ngành khách sạn, nhà hàng

Tỷ trọng ngành khách sạn, nhà hàng theo giá so

sánh

Đóng góp của khách sạn, nhà

hàng vào tăng trưởng kinh tế

1997 8,98 9,17 3,99 0,37

1998 6,38 9,91 4,00 0,24

1999 -3,36 3,39 4,26 0,14

2000 11,24 9,91 4,21 0,41

2001 9,14 12,61 4,34 0,55

2002 9,21 18,35 4,70 0,86

2003 9,20 -1,76 4,23 -0,07

2004 9,11 18,82 4,61 0,87

2005 11,22 23,89 5,13 1,22

2006 13,24 26,01 5,71 1,49

2007 13,92 15,24 5,80 0,88

2008 10,02 4,05 5,49 0,22

2009 11,20 -5,37 4,67 -0,25

2010 12,54 10,39 4,58 0,48

2011 11,08 8,23 4,46 0,37

2012 9,7 17,76 4,79 0,85

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả dựa vào Niên giám thống kê tỉnh TTH Tuy nhiên, kể từ năm 2008, với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Mỹ đã ảnh hưởng đến hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, điều đó khiến cho mức chi tiêu của hầu hết dân cư bị thắt chặt lại, mọi người ít đi du lịch hơn,… và hệ quả của nó tốc độ tăng trưởng của ngành khách sạn, nhà hàng ở TTH giảm sút nghiêm trọng -5,65% năm 2009. Kéo theo sự phát triển trì trệ của mình, vào năm 2009 lĩnh vực này đã không những không đóng góp vào tốc độ tăng trưởng toàn tỉnh mà lại là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm kinh tế ở mức -0,31% so với năm 2008.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tạm thời lắng xuống từ năm 2010, theo đó nền kinh tế của TTH nói chung ngành du lịch nói riêng cũng đã có dấu hiệu khởi sắc với sự đóng góp lần lượt là 0,46% và 0,32% vào mức tăng trưởng 12,4% và 9,91% năm 2010 và 2011. Đến năm 2012 tỷ trọng đóng góp của khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế tăng lên 0,73% vì là năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ năm 2012 và Festival Huế năm 2012.

Bảng 2.5: Đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1997 – 2012 (tính theo GDP/N) ĐVT: %

Năm

Tốc độ tăng trưởng bình quân trên đầu

người toàn tỉnh

Tốc độ tăng trưởng bình quân trên đầu người của ngành khách

sạn, nhà hàng

Đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng

vào tăng trưởng kinh tế

1997 7,35 7,54 0,3

1998 4,8 4,34 0,17

1999 -4,66 2,00 0,08

2000 10,78 9,45 0,4

2001 8,65 12,11 0,51

2002 8,72 17,82 0,77

2003 8,68 -2,24 -0,1

2004 8,56 18,21 0,77

2005 10,78 23,4 1,08

2006 12,9 25,63 1,31

2007 13,06 14,9 0,85

2008 9,7 3,75 0,21

2009 10,86 -5,65 -0,31

2010 12,4 10,18 0,48

2011 9,91 7,02 0,32

2012 8,48 16,45 0,73

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả dựa vào Niên giám thống kê tỉnh TTH

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Nhìn chung, trong suốt 16 năm qua ngành khách sạn, nhà hàng ở TTH đã có những đóng góp nhất định vào tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. Tuy nhiên, xét với tiềm năng và thế mạnh mà ngành du lịch TTH nói chung và ngành khách sạn nhà hàng nói riêng có được thì mức đóng góp của lĩnh vực này vẫn còn khá thấp và chưa tương xứng.

Thứ hai, đo lường đóng góp trực tiếp của các hoạt động du lịch vào GDP của tỉnh Thừa thiên Huế

Để khắc phục được một phần hạn chế trên, nghiên cứu tiếp tục đo lường đóng góp trực tiếp và một phần đóng góp gián tiếp của các hoạt động du lịch vào GDP tỉnh TTH thông qua việc sử dụng chỉ tiêu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của ngành du lịch để nghiên cứu. Các chỉ tiêu này được tính toán dựa vào chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch.

Tuy nhiên, chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch lại không được Tổng cục Thống kê Việt Nam tính toán và thống kê liên tục qua các năm. Tính đến hết năm 2012, Tổng cục Thống kê Việt Nam đã tiến hành 3 cuộc điều tra chi tiêu của khách du lịch (khách du lịch quốc tế và nội địa) vào các năm 2005, 2006 và 2009.

Bảng 2.6 và 2.7 chỉ rõ nếu năm 2005, đóng góp trực tiếp của các hoạt động kinh doanh du lịch vào GDP tỉnh TTH là 439.312 triệu đồng, chiếm 6,16% trong tổng GDP toàn tỉnh. Đến năm 2009, mặc dù số tuyệt đối tăng lên gấp 3 lần đạt 1.292.091 triệu đồng nhưng tỷ trọng đóng góp của nó vào GDP tăng lên 7,98%. Bên cạnh đó, một phần tác động gián tiếp của các hoạt động du lịch cũng có xu hướng gia tăng về giá trị tuyệt đối đạt 968.065 triệu năm 2009 với tỷ trọng đóng góp vào GDP đạt mức 5,98%, kéo theo đó tác động tổng thể của ngành du lịch lên GDP tăng từ 10,73% lên 13,96%. Cụ thể là:

Dịch vụ lưu trú (hoạt động lưu trú): kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch cho thấy dịch vụ lưu trú là hoạt động đóng góp vào GDP toàn tỉnh luôn ở mức cao nhất, trong đó, đóng góp đạt 2,19% năm 2005 và 2,24% năm 2009 và tuần tự một phần đóng góp gián tiếp đạt 1,58% và 1,62%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia du lịch thì TTH đã tạo dựng được hệ thống resort, khách sạn, nhà hàng,… khá nhiều về mặt số lượng, tuy nhiên về mặt chất lượng lại chưa cao, thiếu hệ thống khách sạn hiện đại sang trọng, các khu nghĩ dưỡng cao cấp như các tỉnh lân cận Đà Nẵng, Nha Trang,… nhất là vào mùa cao điểm. Trong khi đó, hiện nay ở TTH môi trường đầu tư vào hoạt động du lịch đang có rất nhiều tiềm năng nên có sức hấp dẫn khá lớn đối với các chủ đầu tư. Vì

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ