• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vị trí, vai trò của phát triển du lịch và mối tương quan giữa phát triển du lịch

6. Kết cấu của đề tài

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH, TĂNG

1.1.3. Vị trí, vai trò của phát triển du lịch và mối tương quan giữa phát triển du lịch

1.1.3.1. Vị trí và vai trò của phát triển du lịch

Trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia, việc đa dạng hóa ngành nghề luôn được xem là chiến lược quan trọng. Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm ba ngành lớn là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Du lịch là một ngành thuộc nhóm ngành dịch vụ, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc dân. Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng, tỷ trọng nông nghiệp từ chiếm vị trí quan trọng đã dần nhường chỗ cho công nghiệp và ngành dịch vụ, trong đó có ngành du lịch. Hiện nay, du lịch còn được gọi là ngành công nghiệp

“không khói”, đây là ngành kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới trong suốt thời gian qua. Đối với nhiều nước, ngành du lịch được xem như là công cụ chính để thúc đẩy

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bởi lẽ, đây là ngành kinh tế có khả năng tạo ra các hoạt động kinh tế mới, có thể ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán, xuất nhập khẩu, sản lượng và việc làm. Mặc khác, sự phát triển của du lịch và các ngành nghề liên quan góp phần tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu ngành kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực và góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hợp lý.

Đồng thời, phát triển du lịch sẽ góp phần kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống vật chất của người dân. Như vậy, du lịch giữ vị trí quan trọng, là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch, trong đó có Việt Nam.

Ngày nay, phát triển du lịch đang khẳng định vai trò quan trọng của mình đó là:

Một là, khi du lịch phát triển sẽ đóng góp vào GDP, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hai là, phát triển du lịch sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giúp cho doanh thu của nông dân và ngành nông nghiệp tăng bởi mối liên kết giữa các ngành.

Ba là, kinh tế du lịch phát triển góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tạo ra ngày càng nhiều việc làm, giảm thất nghiệp và tăng thu nhập của người lao động. Cụ thể là, hoạt động du lịch đòi hỏi nhiều lao động dịch vụ với nhiều ngành và nhiều trình độ khác nhau, do đó, khi du lịch càng phát triển thì càng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, đời sống của người dân vùng du lịch được cải thiện.

Bốn là, phát triển du lịch dẫn đến sự gia tăng đầu tư cả trong nước và ngoài nước, góp phần cân bằng cán cân thanh toán đối với nhiều quốc gia, bởi lẽ, du lịch thường là nguồn chính của thu ngoại tệ [44, 6].

Năm là, phát triển du lịch góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu các sản phẩm của địa phương; tăng nhập khẩu hàng hóa liên quan đến từ du lịch từ các vùng lân cận.

Cuối cùng, phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế của nhiều vùng, địa phương trong cả nước: xoá đói giảm nghèo, khôi phục nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống, khơi dậy bản sắc văn hoá của mỗi địa phương… Bởi lẽ, ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ; mỗi năm, nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, nhân dân có thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và nhiều hộ dân đã giàu lên nhờ làm du lịch. Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát huy di sản văn hoá. Tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài và trong nước đã truyền tải được giá trị văn hoá dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân.

Do đó, phát triển du lịch là lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bởi lẽ, ngành du lịch tạo ra liên kết với các ngành công nghiệp xây dựng, ngành giao thông vận tải, ngành nông nghiệp, và các tổ chức văn hóa và lịch sử. Những kết nối sâu rộng tạo ra triển vọng cho phát triển bền vững trong nền kinh tế tổng thể. Có thể khẳng định rằng, ngoài các khu vực có tiềm năng để xúc tác cho tăng trưởng trong lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp và khu vực dịch vụ, thì ngành du lịch có tiềm năng lớn để đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu phát triển và xóa đói giảm nghèo.

1.1.3.2. Mối tương quan giữa phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế

Xét về mặt lý thuyết, giữa phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế thường có mối quan hệ nhân quả hai chiều. Bởi lẽ, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành và liên vùng cao, do đó, khi ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của hàng loạt những ngành nghề liên quan như giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất hàng lưu niệm, chế biến thực phẩm, kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành, các dịch vụ thương mại,… Giá trị kinh tế do những ngành nghề này mang lại sẽ góp phần làm tăng tổng sản phẩm xã hội, kéo theo đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng cao sẽ tạo tiền đề, điều kiện đầu tư vào ngành du lịch, từ đó thúc đẩy phát triển ngành du lịch. Như vậy, phát triển du lịch ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trên hai mặt: tổng cung và tổng cầu.

Xét về mặt tổng cung, bốn nhân tố vốn, lao động, tài nguyên và công nghệ của du lịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, hàm sản xuất có dạng:

Y= f (L, K, R, A)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Lý thuyết trên chọn hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas để thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế:

Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng GDP; k, l, r là tốc độ tăng trưởng các yếu tố đầu vào; a là phần dư còn lại, phản ánh ảnh hưởng của khoa học công nghệ.

Các mô hình tăng trưởng cổ điển và tân cổ điển đã cố gắng lượng hóa sự đóng góp của các yếu tố sản xuất vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Trong mô hình này năng suất của các yếu tố tổng hợp (TFP - total factor productivity) được xem như là ảnh hưởng của tiến bộ khoa học và công nghệ đến tăng trưởng kinh tế. Trong mô hình Solow, TFP được xác định bằng phần dư của tăng trưởng kinh tế sau khi đã loại trừ đóng góp của các yếu tố vốn và lao động.

Xét về mặt tổng cầu, theo phương pháp tiêu dùng, GDP bao gồm tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản cố định, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu ròng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) với hàm tổng cầu có dạng: Y = C + I + G + X – M

Trong đó, Y là sản lượng hay thu nhập quốc dân; C là tiêu dùng dân cư; I là đầu tư, G là chi tiêu của Chính Phủ; X là xuất khẩu và M là nhập khẩu.

Ngành du lịch sẽ đóng góp vào mỗi yếu tố cấu thành nên GDP. Bởi lẽ, tất cả các loại hình du lịch (bao gồm du lịch nội địa và du lịch quốc tế) có chi phí liên quan đến ngành du lịch, theo đó, các khoản chi này sẽ liên quan đến xuất khẩu (X), nhập khẩu (M), tiêu dùng (C) và đầu tư (I) [50]. Cụ thể là du khách quốc tế chi tiêu khi đi du lịch ở nước khác, sẽ đóng góp vào xuất khẩu ròng; các khoản đầu tư (I) của công ty du lịch là một phần của sự hình thành vốn cố định; tổng chi phí của nhân viên du lịch và du khách trong nước được hạch toán trong tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình (C); ngân sách nhà nước đầu tư vào ngành du lịch được xem là một phần chi tiêu của chính phủ (G) vào GDP. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong các yếu tố của GDP ngành du lịch đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến GDP của một quốc gia hay địa phương đó. Vì vậy, phát triển du lịch luôn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, mặc dù ảnh hưởng này có thể là tích cực ở khía cạnh này hoặc tiêu cực ở khía cạnh khác; tích cực ở thời điểm này nhưng tiêu cực ở thời điểm khác; hoặc cao hơn hoặc thấp hơn so với sự đóng góp của các ngành công nghiệp khác [36].

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN