• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Trong tài liệu DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HẢI DƯƠNG (Trang 55-61)

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Chúng tôi sử dụng công thức sau đây [88],[89],[90]

p(1-p) 0,5 x 0,5

n= Z2 = 1,962 = 385 (1-/2) 2 (0,05)2

Trong đó:

n : Cỡ mẫu và bằng 385 cộng tác viên

Z2(1-α/2) : Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% được tính bằng 1,962

p : Tỷ lệ cộng tác viên có kiến thức, thái độ, thực hành về PHCN DVCĐ (Trong thực tế chưa tìm được nghiên cứu nào về lĩnh vực tương tự nên chúng tôi giả sử p=0,5, khi đó p (p-1) sẽ lớn nhất và cỡ mẫu cũng là tối đa.

 : Khoảng sai lệch mong muốn giữa 2 tỷ lệ thu được từ mẫu (p) và tỷ lệ của quần thể (P). Trong trường hợp này được coi là tỷ lệ tuyệt đối, tức là hiệu của tỷ lệ P và p và = 5%

Cỡ mẫu trong nghiên cứu là 385 người.

Cách chọn mẫu:

Để cỡ mẫu nghiên cứu đại diện cho toàn tỉnh, các huyện và các xã/phường/thị trấn được mã hóa theo từng nhóm khu vực nông thôn, thị trấn và thành phố Hải Dương. Qua thực tế điều tra sơ bộ, mỗi xã có từ 4 - 8 cộng tác viên. Để chọn được cỡ mẫu, chúng tôi phân tầng (phân làm nhóm đơn vị xã và nhóm phường/thị trấn) để các xã/phường/thị trấn trong diện nghiên cứu đảm bảo đại diện cho tỉnh Hải Dương về các mặt tự nhiên và xã hội. Riêng huyện Kinh Môn có đầy đủ 3 khu vực: nông thôn, thị trấn, miền núi nên chúng tôi chọn điều tra toàn bộ các xã của huyện Kinh môn. Toàn tỉnh Hải Dương có 11 huyện và thành phố Hải Dương, tổng là 263 xã, phường, thị trấn. Sau đó

chúng tôi chia theo tỷ lệ xã và phường/thị trấn. Chúng tôi chọn địa điểm nghiên cứu bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên với đơn vị là xã/phường/thị trấn, theo tỷ lệ đã quy định. Qua thực tế bốc thăm và để điều tra đủ số CTV đại diện, chúng tôi đã tiến hành điều tra 51 xã, phường của 8 huyện (Kinh Môn, Thanh Hà, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Cẩm Giàng, Bình Giang, Nam Sách, Thanh Miện) và thành phố Hải Dương, tổng điều tra cắt ngang là 391 CTV.

SƠ ĐỒ CHỌN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

51 xã/phường (điều tra tất cả các CTV)

Tỉnh Hải Dương 263

Xã/phường/thị trấn

Thị trấn Phường

234 xã (11 huyện) 16 thị trấn (11 huyện) 13 phường (TP. Hải Dương)

Chọn 44 xã (8 huyện)

1 huyện miền núi 7 huyện đồng bằng

Chọn

7 phường /thị trấn

2.3.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang: gồm 3 bước Bước 1: Thiết kế Phiếu điều tra cộng tác viên (tháng 06/2012).

Thiết kế Bộ câu hỏi dựa vào: tham khảo Bộ câu hỏi điều tra về PHCN dựa vào Cộng đồng (phiếu phỏng vấn CTV) và 6 nhiệm vụ của CTV theo quy định trong chương trình PHCNDVCĐ [14][91].(Phụ lục 1)

Nội dung Phiếu điều tra: gồm 5 phần:

Phần 1: Những yếu tố về nhân khẩu và xã hội học của CTV. Phần này bao gồm các câu hỏi về tuổi, giới, trình độ chuyên môn, những kinh nghiệm được đào tạo, bổ sung kiến thức trong quá trình làm việc…

Phần 2: Kiến thức về chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Gồm 78 câu hỏi liên quan đến kiến thức của CTV về 6 nhiệm vụ:

- Phát hiện và báo cáo tình trạng người khuyết tật đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng.

- Áp dụng các biện pháp can thiệp PHCN cộng đồng để PHCN cho người khuyết tật, giám sát gia đình NKT thực hiện các bài tập

- Huy động sự tham gia của cộng đồng và sự hợp tác đa ngành

- Tạo thuận lợi cho các tổ chức người khuyết tật/ các tổ chức tự lực hoạt động - Nâng cao nhận thức về PHCN dựa vào cộng đồng tại cộng đồng

- Làm kế hoạch và báo cáo đến trạm y tế theo biểu mẫu Câu trả lời được chia thành 3 mức độ:

+ Không biết : 0 điểm + Có biết: 1 điểm + Biết rõ ràng: 2 điểm

Phần 3: Thái độ đối với việc thực hiện chương trình PHCN DVCĐ Gồm 47câu hỏi về thái độ của Cộng tác viên thông qua 6 nhiệm vụ:

- Thái độ phát hiện và báo cáo tình trạng người khuyết tật đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng.

- Thái độ áp dụng các biện pháp can thiệp PHCN cộng đồng để PHCN cho người khuyết tật, giám sát gia đình NKT thực hiện các bài tập.

- Thái độ huy động sự tham gia của cộng đồng và sự hợp tác đa ngành.

- Thái độ tạo thuận lợi cho các tổ chức người khuyết tật/ các tổ chức tự lực hoạt động.

- Thái độ nâng cao nhận thức về PHCN dựa vào cộng đồng tại cộng đồng.

- Thái độ làm kế hoạch và báo cáo đến trạm y tế theo biểu mẫu.

Các câu trả lời về thái độ của CTV được chia thành 3 mức độ:

+ Không đồng ý: 0 điểm + Đồng ý: 1 điểm

+ Rất đồng ý: 2 điểm

Phần 4: Đánh giá thực hành của Cộng tác viên chương trình PHCNDVCĐ được thể hiện 37 câu hỏi về 6 nhiệm vụ:

- Phát hiện và báo cáo tình trạng người khuyết tật đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng.

- Áp dụng các biện pháp can thiệp PHCN cộng đồng để PHCN cho người khuyết tật, giám sát gia đình NKT thực hiện các bài tập.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng và sự hợp tác đa ngành.

- Tạo thuận lợi cho các tổ chức người khuyết tật/ các tổ chức tự lực hoạt động.

- Nâng cao nhận thức về PHCN dựa vào cộng đồng tại cộng đồng.

- Làm kế hoạch và báo cáo đến trạm y tế theo biểu mẫu.

Câu trả lời về các 6 nhiệm vụ của CTV được chia thành 3 mức độ:

+ Không đạt: 0 điểm

+ Đạt: 1 điểm + Tốt: 2 điểm

Phần 5. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của Cộng tác viên chương trình PHCNDVCĐ.

- Dựa vào phần câu hỏi đóng thiết kế sẵn liên quan đến CTV: tuổi, giới, bổ sung kiến thức, kinh phí cho cộng tác viên, tài liệu…

- Phần câu hỏi mở: Ý kiến của cộng tác viên về một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của Cộng tác viên chương trình PHCNDVCĐ

Bước 2: Tập huấn điều tra viên, điều tra thử và chỉnh sửa Phiếu điều tra.

Tập huấn điều tra viên: Nghiên cứu sinh trực tiếp thực hiện.

+ Địa điểm: tập huấn được triển khai tại phòng học trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương và các trạm y tế xã phường/trung tâm y tế huyện thuộc địa điểm nghiên cứu.

+ Điều tra viên là Giảng viên khoa PHCN và sinh viên PHCN năm thứ 4 của trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, các sinh viên đã học xong học phần PHCNDVCĐ và đang thực hiện nhiệm vụ của đợt thực tập cộng đồng;

+ Nội dung tập huấn:

Hướng dẫn phương pháp tiếp cận với Cộng tác viên; Kỹ thuật thu thập thông tin và cách điền thông tin vào Phiếu điều tra.

Thử nghiệm Phiếu điều tra: Điều tra thử 20 Cộng tác viên của 3 xã:

Hưng Đạo, Đại Đồng, Quang Phục của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (các xã này không nằm trong địa điểm nghiên cứu).

Chỉnh sửa và in/photo Phiếu điều tra: Trong thời gian điều tra thử, Nghiên cứu sinh và giảng viên trong khoa thực hiện điều tra. Sau khi điều tra,

nhóm nghiên cứu tiến hành thảo luận, chỉnh sửa Phiếu điều tra cho phù hợp, sau đó tiến hành in để điều tra chính thức.

Bước 3: Tiến hành điều tra.

Nguyên tắc: Triển khai trong học phần thực tập cộng đồng của sinh viên PHCN. Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương giới thiệu giảng viên đến liên hệ với trung tâm y tế huyện về kế hoạch thực tập cộng đồng. Trung tâm y tế huyện cấp giấy giới thiệu đến trạm y tế xã. Tại trạm y tế, giảng viên giới thiệu về mục tiêu của đợt thực tập cộng đồng, gặp gỡ trưởng trạm y tế và cán bộ phụ trách PHCNDVCĐ của xã. Lấy danh sách cộng tác viên PHCN sau đó tổ chức cho giảng viên, sinh viên điều tra, phỏng vấn CTV theo đúng nội dung trong phiếu điều tra.

Thời gian: tháng 3,4/2013, 2014, 2015.

Điều tra chia thành các phần:

Phần Phỏng vấn: phỏng vấn từng cộng tác viên nhằm:

+ Thu thập các thông tin chung về cộng tác viên; Sự tham gia tập huấn trong chương trình PHCNDVCĐ Điều tra về kiến thức và thái độ của Cộng tác viên: Phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi

+ Đánh giá Kiến thức, thái độ, của CTV đối với chương trình PHCNDVCĐ về 6 nhiệm vụ của CTV; các ý kiến đề xuất về chương trình PHCNDVCĐ.

Phần phỏng vấn - quan sát - tự điền phiếu: để đánh giá khả năng thực hành của CTV, về 6 nhiệm vụ của Cộng tác viên” theo phụ lục thiết kế sẵn chúng tôi tiến hành như sau:

+ Đánh giá thực hành về nhiệm vụ 1, 2 về phát hiện người khuyết tật, đánh giá nhu cầu PHCN, thực hành tập cho NKT và hướng dẫn gia đình NKT tập luyện: Đánh giá thực hành dựa trên bảng kiểm của môn học Phục hồi chức

năng dựa vào Cộng đồng do giảng viên phụ trách và sinh viên thực hiện, thực hành của CTV được đánh giá bởi 2 điều tra viên, mỗi nhiệm vụ thực hành có quy trình bảng kiếm đánh giá riêng, trong đó có tổng hợp kết quả chia thành 3 mức: Không đạt - Đạt - Tốt [91] (phụ lục 2)

+ Đánh giá thực hành về nhiệm vụ 3,4,5: Huy động sự tham gia của cộng đồng và sự hợp tác đa ngành. Tạo thuận lợi cho các tổ chức người khuyết tật/

các tổ chức tự lực hoạt động. Nâng cao nhận thức về PHCN dựa vào cộng đồng tại cộng đồng phần này Cộng tác viên tự nhận khả năng mình làm được và điền phiếu

+ Đánh giá thực hành về nhiệm vụ 6: căn cứ vào hướng dẫn thực hành bảng kiểm và Quyển sổ tay cộng tác viên. Đánh giá dựa trên kết quả báo cáo theo mẫu của Cộng tác viên (Phụ lục 2)

Bước 4: Thu thập và phân tích số liệu điều tra

Sau khi kết thúc điều tra CTV của xã, phường. Giảng viên phụ trách thực tập tại xã đó nộp danh sách Cộng tác viên có xác nhận của trạm y tế, phiếu phỏng vấn CTV cho Nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh phối hợp với chuyên gia phân tích số liệu của viện Y học dự phòng Y tế công cộng trường Đại học Y Hà Nội để phân tích số liệu. Qua phân tích đánh giá kết quả, Nghiên cứu sinh xin ý kiến thầy hướng dẫn về kế hoạch thực hiện nghiên cứu can thiệp và đề xuất một số biện pháp can thiệp.

Trong tài liệu DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HẢI DƯƠNG (Trang 55-61)