• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số yếu tố liên quan đến Kiến thức, thái độ, thực hành của

Trong tài liệu DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HẢI DƯƠNG (Trang 43-47)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.2. CỘNG TÁC VIÊN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG . 21

1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến Kiến thức, thái độ, thực hành của

kinh phí không có, tài liệu cung cấp không đầy đủ và các chương trình tập huấn, bổ sung kiến thức rất ít, 40% CTV đã được tập huấn nhưng 100% cộng tác viên có nhu cầu tham gia lớp tập huấn phục hồi chức năng cơ bản. Tại tuyến xã hầu như không duy trì chế độ báo cáo định kỳ, từ cán bộ chuyên trách đến cộng tác viên không thực sự quan tâm đến chế độ báo cáo. 71,5% cộng tác viên không tham gia lập kế hoạch PHCN dựa vào cộng đồng. Đa số nhân viên y tế mới tham gia làm cộng tác viên trong khoảng 3 năm và hầu như không được tập huấn hướng dẫn “sử dụng tài liệu huấn luyện người khuyết tật tại cộng đồng”

nên có tới 65,7% cộng tác viên không biết sử dụng tài liệu huấn luyện và 34,3% số cộng tác viên chỉ biết một phần, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả Phục hồi chức năng cho người khuyết tật [81].

1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến Kiến thức, thái độ, thực hành của Cộng

PHCN vì hoạt động đào tạo không hiệu quả. Các chuyên gia về PHCN lo ngại việc CTV PHCNDVCĐ không thể cung cấp được các dịch vụ PHCN cơ bản vì thế họ không sẵn sàng cung cấp thông tin và hỗ trợ CTV. Do đó việc đào tạo CTV tại cộng đồng thường không đầy đủ [66].

Đề cập đến đào tạo CTV, ILO, UNESCO và WHO nhấn mạnh: CTV PHCN DVCĐ cần học các kỹ năng để đào tạo NKT, họ cần phải học để cung cấp các kỹ năng tốt nhất. CTV cũng cần được đào tạo để kết nối NKT và gia đình NKT, kết nối với lãnh đạo cộng đồng và cung cấp các dịch vụ trong cộng đồng”. Các lĩnh vực CTV cần đào tạo bao gồm: Can thiệp PHCN tại nhà, tổ chức PHCN tại nhà và cộng đồng, kỹ năng giảng dạy, nhận thức về các chương trình và sự phối hợp của chính quyền [23]

Tập hợp ý kiến của các giảng viên và các CTV, nhu cầu đào tạo CTV trong các chương trình PHCNDVCĐ được chia thành hai lĩnh vực chính: kỹ năng kỹ thuật liên quan đến khuyết tật và nhiệm vụ quản lý chương trình [66].

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chương trình đào tạo nên giới hạn trong việc trang bị cho CTV có đầy đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc thúc đẩy các lĩnh vực của NKT trong xã hội [67].

Đào tạo CTV PHCNDVCĐ cũng phụ thuộc vào các nhóm người khuyết tật và các mục tiêu hoạt động chương trình PHCNDVCĐ cụ thể. Ví dụ:

chương trình PHCN tập trung vào trẻ em khiếm thính, thì đào tạo CTV sẽ tập trung vào các hoạt động cụ thể theo nhu cầu của nhóm khuyết tật khiếm thính.

Qua một số nghiên cứu các cộng tác viên rất muốn được đào tạo về nghề nghiệp của họ vì có kiến thức họ mới thực hiện tốt vai trò của mình và có thêm động lực khi tham gia chương trình [66],[67].

- Thu nhập của cộng tác viên (Kinh phí): Cộng tác viên có thể có thời gian dành cho nhiệm vụ họ đã chọn, hoặc có thể dành một khoảng thời gian cụ thể của tháng hoặc năm, hoặc trong một khoảng thời gian giới hạn để thực

hiện nhiệm vụ của họ. Trong mấy thập kỷ qua, nhiều nước đang phát triển chuyển sang các nền kinh tế thị trường, hầu hết mọi người cần việc làm được trả lương để tồn tại nên nhiều cộng tác viên không sẵn sàng cho hoạt động tình nguyện, làm việc không lương. Nhiều người thường sử dụng thời gian làm CTV để đào tạo và có kinh nghiệm như một bước đệm cho việc làm sau này được trả lương. Trong những trường hợp này, những kỳ vọng làm cộng tác viên trong thời gian dài, giống như những người làm việc PHCN được trả lương, có thể không thực tế hoặc bền vững.

WHO xem các huấn luyện viên trong gia đình và nhân viên cộng đồng là

‘tình nguyện viên/cộng tác viên, những người chiếm phần lớn nhất của lực lượng lao động PHCNDVCĐ không được trả lương. Ví dụ như chương trình CBR ở Afghanistan có 2000 CTV PHCNDVCĐ không được trả lương trong khi họ chỉ có 400 CTV được trả lương [68]. Deepak và Sharma lưu ý rằng nhiều CTV PHCN cộng đồng tham gia vào chương trình PHCN cộng đồng với hy vọng cuối cùng nhận được tiền lương [62]. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên nếu người ta xem xét sự nghèo đói chiếm đa số trên thế giới. Khi nói về sự bền vững để duy trì Cộng tác viên tự nguyện không lương trong các chương trình PHCNDVCĐ là không thực tế.

Những bất lợi do sử dụng CTV không được trả lương cũng có thể ảnh hưởng đến bản thân người khuyết tật. CTV không có động lực vì họ làm không nhận được tiền lương, chất lượng công việc của họ cuối cùng sẽ giảm, thái độ đối với nhiệm vụ về PHCNDVCĐ cũng giảm, có thể sẽ giảm thời gian hỗ trợ cộng đồng sang việc kiếm sống cho gia đình.

Trong thập kỷ qua, nhiều nước đang phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi người cần có thu nhập để tồn tại nên ít người sẵn sàng làm tình nguyện viên hoặc chỉ làm trong thời gian ngắn. Những cộng tác viên được đào tạo và có kinh nghiệm thường phải trả lương, nếu không có thể chương trình không thực tế và bền vững trong khoảng thời gian dài [69],[70].

- Thiếu thời gian: Cộng tác viên cần cân đối thời gian cho công việc chính của mình, thời gian dành cho gia đình và thời gian thực hiện nhiệm vụ CTV. Để chương trình PHCNDVCĐ hoạt động có hiệu quả và bền vững thì CTV cần giảm bớt thời gian dành cho gia đình. Tuy nhiên nhiều CTV vẫn giảm bớt thời gian làm việc để dành thời gian cho gia đình. [66]. Nghiên cứu 176 CTV trong 8 quốc gia Châu Á của Manoj Shama và Sunil Deepack thì 25% CTV bỏ việc vì không có thời gian. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Cộng tác viên không có thời gian tham gia nhiều vào các chương trình PHCNDVCĐ [56].

- Khoảng cách địa lý: vùng nông thôn địa bàn rộng, thiếu đường đi, thiếu các phương tiện di chuyển, thời tiết khí hậu không thuận lợi có thể ảnh hưởng đến CTV, cản trở triển khai các dịch vụ trong cộng đồng, khó khăn duy trì sự tiếp xúc thường xuyên giữa cộng tác viên đối với NKT và gia đình NKT [35].

- Khả năng giao tiếp: Nhiều CTV còn thiếu kỹ năng giao tiếp với NKT và cộng đồng, Điều này biểu hiện đến tiến trình chậm tác động đến thái độ và hành vi tích cực đến gia đình NKT hoặc ở trường học: ví dụ CTV cảm thấy ít thành công trong việc thúc đẩy gia đình NKT tập luyện, mối quan hệ với giáo viên tại trường học còn yếu khi họ đến làm việc để hỗ trợ trẻ khuyết tật đi học, một số CTV vẫn cảm thấy tách biệt trong chương trình, phàn nàn rằng họ ít có tương tác với cộng đồng và cảm thấy không chắc chắn khi kết nối giữa bệnh viện và những NKT trong chương trình [32]

- Thiếu Kiến thức và Kỹ năng: CTV thấy khó khăn khi tiến hành các bài tập PHCN và ý kiến rằng họ cần được tập huấn thêm về thực hành. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng CTV cần cung cấp kiến thức và kỹ năng về: PHCN, kỹ năng lượng giá và đào tạo, kỹ năng giảng dạy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, làm thế nào để giúp NKT và gia đình họ lập được kế hoạch, hỗ trợ NKT vận động, tương tác xã hội, quản lý tài chính, hướng dẫn về PHCN, tư vấn khuyến khích cha mẹ và trẻ em khuyết tật. Kỹ năng phối hợp. Thiết lập nhóm, hỗ trợ về môi trường, tổ chức các hội thảo tại địa phương [32].

Trong khi triển khai các chương trình PHCNDVCĐ thì vấn đề đào tạo CTV đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên không đủ kinh phí để đào tạo tất cả các nhu cầu của CTV và việc đánh giá lại CTV rất cần thiết. CTV tại cộng đồng khi được đào tạo có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và hỗ trợ trẻ khuyết tật và gia đình TKT. Có thể có sự thay đổi CTV nên rất cần tuyển dụng CTV và đào tạo CTV tại Cộng đồng [71]

- Thiếu động lực giữa các Cộng tác viên Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Khó khăn trong việc tìm kiếm Cộng tác viên Phục hồi chức năng dựa vào

Trong tài liệu DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HẢI DƯƠNG (Trang 43-47)