• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng hoạt động của Cộng tác viên Phục hồi chức năng

Trong tài liệu DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HẢI DƯƠNG (Trang 38-43)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.2. CỘNG TÁC VIÊN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG . 21

1.2.2. Thực trạng hoạt động của Cộng tác viên Phục hồi chức năng

1.2.3.1. Thực trạng về CTV ở một số nước trên thế giới.

Trong hội thảo quốc tế về PHCNDVCĐ vào năm 1998, các đại biểu đã thảo luận về những thách thức lớn nhất của chương trình PHCNDVCĐ. Các vấn đề liên quan đến Cộng tác viên Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đều được mọi người xác định là một trong những vấn đề quan trọng: vấn đề khó khăn trong việc tìm kiếm Cộng tác viên Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng mới, cộng tác viên bỏ việc, cần thêm nguồn lực cho đào tạo liên tục cộng tác viên mới, thiếu động lực trong số các cộng tác viên, và cần phải trả ưu đãi hoặc tiền lương cho các cộng tác viên [20].

Ví dụ như PHCNDVCĐ Ghana: năm 1989 chương trình PHCNDVCĐ ở được hỗ trợ bởi tổ chức phi chính phủ của Ý và liên hiệp Châu Âu tập trung vào 4 lĩnh vực: tập trung vào tuyển dụng và đào tạo CTV, các nguồn lực hỗ trợ cộng đồng, thu nhập cho NKT, tổ chức NKT. CTV được tập huấn về PHCN cơ bản trong 150 giờ, số lượng CTV tăng nhanh. Tuy nhiên khi không có kinh phí thì không đào tạo và tuyển thêm được CTV nào [18]. Theo báo cáo về tác động của 20 năm thực hiện PHCNDVCĐ ở Guyana: Tất cả các tình nguyện viên PHCNDVCĐ ở Guyana không được trả tiền. Một số CTV ban đầu vẫn còn tiếp tục phối hợp với các chương trình, nhiều CTV trẻ đã bỏ việc.

Trong 3 năm (1996 - 1999), nhiều tình nguyện viên và những người chủ chốt đã rời bỏ chương trình và các hoạt động PHCNDVCĐ chỉ hoạt động hạn chế ở một vài khu vực. Từ năm 1999 có sự phục hồi dần dần của PHCNDVCĐ, nhiều CTV cũ trở lại làm việc và có CTV mới tham gia chương trình, đến năm 2006 đã có 255 CTV tích cực trong chương trình PHCNDVCĐ và 1500 CTV được huấn luyện về PHCN. Yếu tố quan trọng trong việc thu hút CTV PHCNDVCĐ: CTV có thể nhận được giấy chứng nhận đào tạo được công

nhận bởi Đại học giáo dục từ xa của Guyana và sự tham gia của gia đình NKT với vai trò CTV [21].

Nghiên cứu về vai trò của Cộng tác viên Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trong chương trình PHCNDVCĐ ở Mông Cổ: Nghiên cứu này nhấn mạnh một số rào cản thực tế (bao gồm khoảng cách xa, thiếu phương tiện giao thông, mật độ dân số thấp, điều kiện khí hậu khắc nghiệt) gây hạn chế công việc của nhân viên y tế cộng đồng trong khu vực nghiên cứu.

Nghiên cứu làm sáng tỏ những khó khăn của nhân viên cộng đồng trong việc chuyển đổi cách tiếp cận từ y tế đến khuyết tật bằng một cách tiếp cận mới trong công tác dự phòng và phục hồi chức năng. Khảo sát kinh nghiệm của CTV về năm lĩnh vực của PHCNDVCĐ (y tế, giáo dục, đời sống, xã hội, trao quyền) cho thấy ngoài lĩnh vực y tế, CTV làm việc trong các lĩnh vực khác rất khó khăn do mục tiêu đào tạo chưa phù hợp với hoàn cảnh. Mặc dù còn nhiều thách thức, PHCNDVCĐ cũng mang lại ý nghĩa rất lớn cho hoạt động khuyết tật ở nông thôn Mông Cổ. Trong nghiên cứu, nhân viên y tế cộng đồng là rất thích hợp cho các chương trình PHCNDVCĐ và CTV vẫn cần phải được tập huấn thêm để đáp ứng được các yêu cầu của chương trình [35].

Vai trò của CTV trong chương PHCNDVCĐ đã được khẳng định, tuy nhiên làm thế nào để duy trì các hoạt động của CTV nhằm mang lại lợi ích, hòa nhập cho NKT, hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến về vấn đề này. Ghitta Brinkmann (2004) đã nghiên cứu về CTV tình nguyện khu vực Châu Á Thái Bình Dương: theo tác giả, các tổ chức Liên Hợp Quốc chỉ cung cấp báo cáo mơ hồ về CTV có được trả công hay không. Và thực tế cho thấy làm thế nào để mọi người tình nguyện làm việc trong các chương PHCNDVCĐ mà họ không nhận được bất kỳ ưu đãi nào? sẽ rất khó khăn khi họ thực hiện nhiệm vụ của mình trong thời gian dài vì họ còn phải kiếm sống và dần họ sẽ không có động lực làm việc [36]. Nghiên cứu của Thomas và Thomas: hầu hết mọi người không

thể đủ khả năng để làm việc không lương vì họ còn nhiều nhu cầu cấp thiết khác, chẳng hạn như nhu cầu nuôi sống gia đình. Chương trình PHCNDVCĐ thường tập trung ở các nước nghèo, nghèo đói cũng là vấn đề sống còn đối với CTV vì họ còn mất thời gian để làm việc, chi phí cho đi lại [72].

Những khó khăn sẽ phát sinh nếu CTV không được trả lương, chính điều này cũng ảnh hưởng đến NKT vì tình nguyện viên không có lương, họ sẽ mất động lực làm việc, cuối cùng chất lượng công việc sẽ giảm. Ở một số vùng của châu Á, rất dễ dàng để tuyển dụng CTV cho cộng đồng như Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên về lâu dài vẫn cần phải có ưu đãi cho các cộng tác viên [42],[73].

Các chương trình PHCNDVCĐ ở Nepal: PHCNDVCĐ là một chiến lược toàn diện đối với người khuyết tật trong sự phát triển của cộng đồng.

PHCNDVCĐ đảm bảo người khuyết tật được bình đẳng như tất cả các thành viên khác trong xã hội, có các cơ hội tham gia các dịch vụ như y tế, giáo dục và thu nhập. PHCNDVCĐ đóng vai trò quan trọng đối người khuyết tật đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp giúp NKT khuyết tật trong giáo dục, phục hồi chức năng, kiếm sống, hòa nhập xã hội và tạo cơ hội . Các CTV cần có năng lực hơn nữa để hoạt động trong chương trình PHCNDVCĐ, chương trình đào tạo CTV hiện nay theo yêu cầu của Bộ Phụ nữ, trẻ em và phúc lợi xã hội cần phải thay đổi cho phù hợp [43]: phạm vi hoạt động của CTV PHCNDVCĐ rất rộng trong khi các khóa đào tạo hiện nay thường tập trung vào bệnh hoặc khuyết tật, thực tế vai trò của CTV chính là tăng cường trao quyền cho NKT, “nâng cao nhận thức xã hội” của cộng đồng, giúp NKT hòa nhập xã hội, cung cấp kiến thức và kỹ năng cho NKT....

Celia Pechak và cộng sự khi nghiên cứu về các chương trình PHCNDVCĐ cho thấy: Đào tạo và kinh phí cho nhân viên PHCNDVCĐ rất thất thường, có thể bị hủy bỏ nếu không được quan tâm đúng mức. Nhân viên

PHCNDVCĐ có thể là tình nguyện viên và họ còn nhiều việc phải làm, do đó phục hồi chức năng có thể không được chú ý và thực hiện thường xuyên [74].

Xu hướng hiện nay là khuyến khích việc đào tạo và bồi dưỡng cho bản thân NKT hoặc thành viên gia đình trở thành những cộng tác viên PHCNDVCĐ [18].

1.2.3.2. Thực trạng về CTV ở Việt Nam.

PHCN dựa vào Cộng đồng ở Việt Nam được triển khai từ năm 1988.

Nằm trong chiến lược phát triển ngành PHCN, PHCNDVCĐ được xác định là một biện pháp chiến lược giải quyết tình trạng khuyết tật tại Việt Nam [13].

Ở Việt Nam tỷ lệ phân bố NKT có thể PHCN tại các tuyến và phân bố cán bộ PHCN tại các tuyến bất hợp lý. Cán bộ PHCN chủ yếu tập trung tại tuyến tỉnh và tuyến trung ương, 75 – 80% NKT sống tại cộng đồng nhưng hầu như không có cán bộ chuyên khoa PHCN, vì vậy vai trò của PHCN dựa vào cộng đồng đặc biệt quan trọng [13].

Các trở ngại đối với sự tham gia của cộng đồng của CTV Việt Nam [13],[18]

- Thực tế CTV thiếu năng động và kiêm nhiệm nhiều công việc. Nền kinh tế tập trung, bao cấp trong nhiều năm ở Việt Nam tạo cho con người sức ỳ về suy nghĩ, tác phong thiếu năng động và hay trông chờ mệnh lệnh của cấp trên. Các CTV và những người quản lý một mặt chưa chủ động lập kế hoạch cho các hoạt động PHCNDVCĐ, một mặt thường phải kiêm nhiệm nhiều việc khác nên chưa thể tập trung cho chương trình. Phụ cấp hoạt động không có, thời gian đào tạo ngắn sẽ gây hạn chế hiệu quả. Do vậy cần lập kế hoạch cụ thể cho các hoạt động của chương trình, có gặp gỡ, trao đổi để giảm bớt khó khăn cho CTV. Để CTV hoặc cha mẹ TKT có thể tham gia tích cực và lâu bền vào các hoạt động của chương trình, nên khuyến khích các hoạt động của hội cha mẹ TKT hoặc Hội NKT. CTV giữ vai trò hỗ trợ và tư vấn cho hoạt

động của các tổ chức này. Bằng cách đó, hai bên sẽ hỗ trợ và lôi kéo lẫn nhau, phát huy sự năng động của nhau cho các hoạt động của chương trình [6],[14].

- Ngân sách từ Trung ương phân bổ xuống địa phương chậm. Kinh tế địa phương kém phát triển, không có nguồn thu. Nhiều địa phương do kinh phí bị trì hoãn nên khó có khả năng động viên các nhân viên y tế, CTV của chương trình.

- Năng lực của người quản lý hoạt động PHCNDVCĐ còn yếu. Cán bộ PHCN cộng đồng còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng để huấn luyện NKT. Có nhiều CTV tham gia chương trình PHCNDVCĐ chưa qua tập huấn chuyên môn, hoặc trình độ văn hoá của CTV ở một số vùng sâu vùng xa còn hạn chế.

Đây là trở ngại khiến họ khó tham gia vào mọi hoạt động của chương trình.

Do vậy, CTV cần được tập huấn về PHCNDVCĐ và được hỗ trợ tiếp tục để thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Điều kiện địa lý hoặc môi trường: Địa bàn thưa dân cư, khoảng cách đi lại xa xôi khiến mối liên lạc, giao lưu của người dân, CTV và các thành viên cộng đồng bị trở ngại.

Theo báo cáo của Bộ Y tế về đánh giá công tác PHCN [6]: cả nước có 63 bệnh viện/trung tâm PHCN; 100% các bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương có khoa PHCN; tuyến tỉnh có 90% bệnh viện đa khoa, 40% bệnh viện chuyên khoa có khoa PHCN; phần lớn bệnh viện tuyến huyện không có khoa VLTL-PHCN riêng biệt và ghép với các khoa khác; 100% số xã báo cáo đã có phân công cán bộ theo dõi công tác PHCN.

Tại các xã đã triển khai chương trình PHCN DVCĐ có cán bộ y tế được tập huấn về PHCN DVCĐ, có các CTV bao gồm nhân viên y tế thôn bản, thân nhân NKT, thành viên của các tổ chức quần chúng (thanh niên, phụ nữ, chữ thập đỏ...) được tập huấn cơ bản về PHCN dựa vào cộng đồng.

Qua điều tra về CTV PHCN tại Nam Sách - Hải Dương, các xã đều triển khai chương trình PHCN cộng đồng nhưng hiệu quả chưa cao, thời gian ít,

kinh phí không có, tài liệu cung cấp không đầy đủ và các chương trình tập huấn, bổ sung kiến thức rất ít, 40% CTV đã được tập huấn nhưng 100% cộng tác viên có nhu cầu tham gia lớp tập huấn phục hồi chức năng cơ bản. Tại tuyến xã hầu như không duy trì chế độ báo cáo định kỳ, từ cán bộ chuyên trách đến cộng tác viên không thực sự quan tâm đến chế độ báo cáo. 71,5% cộng tác viên không tham gia lập kế hoạch PHCN dựa vào cộng đồng. Đa số nhân viên y tế mới tham gia làm cộng tác viên trong khoảng 3 năm và hầu như không được tập huấn hướng dẫn “sử dụng tài liệu huấn luyện người khuyết tật tại cộng đồng”

nên có tới 65,7% cộng tác viên không biết sử dụng tài liệu huấn luyện và 34,3% số cộng tác viên chỉ biết một phần, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả Phục hồi chức năng cho người khuyết tật [81].

1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến Kiến thức, thái độ, thực hành của Cộng

Trong tài liệu DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HẢI DƯƠNG (Trang 38-43)