• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các nghiên cứu sự phát triển đầu mặt và cung răng trên thế giới

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Lịch sử nghiên cứu vùng đầu mặt và cung răng trên thế giới và Việt Nam

1.5.1. Các nghiên cứu sự phát triển đầu mặt và cung răng trên thế giới

Thước trượt điện tử với những ưu điểm như trên. Nên trong NC, chúng tôi cũng sử dụng thước trượt điện tử để đo kích thước cung răng.

số phim được lưu vào máy tính. Từ đó phép đo sọ mới chính thức ra đời và bước đầu được chuẩn hoá, phương pháp này không ngừng được cải tiến và hoàn thiện, đã trở thành một trong những công cụ có ý nghĩa trực tiếp đối với việc chẩn đoán, đánh giá kết quả điều trị trong chỉnh hình răng mặt và đồng thời cũng không thể thiếu đối với việc nghiên cứu hình thái và sự tăng trưởng của phức hợp Sọ-mặt-răng. Kết quả nghiên cứu đưa ra được 26 số đo góc và 17 số đo kích thước sọ mặt có tính cơ bản và đại diện cho các độ tuổi từ 1-18 tuổi.

Năm 1971, Nanda [77] nghiên cứu 15 đối tượng da trắng từ 4 đến 20 tuổi rút ra một số nhận xét: Đường biểu diễn của tất cả các kích thước mặt tương tự như đường biểu diễn sự tăng trưởng của khung xương nhìn chung ngoại trừ sọ. Do tất cả các kích thước của mặt không tăng trưởng theo cùng một tốc độ nên hình dạng của mặt thay đổi.

Nielsen I. L. (1989) [98], nghiên cứu phương pháp cấy ghép, phương pháp cấu trúc, phương pháp giải phẫu để tiên đoán tăng trưởng. Tác giả kết luận trong ba phương pháp trên thì phương pháp cấy ghép là phương pháp chính xác nhất để xác định sự tăng trưởng.

Parikakis K. A và cộng sự (2009) [99], nghiên cứu 30 trẻ em Thuỵ Điển (20 nữ và 10 nam) đã sử dụng phim sọ nghiêng để tiên đoán sự tăng trưởng bằng cách so sánh giữa các phim với nhau. Như vậy, phim sọ nghiêng cũng đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu với các mục đích khác nhau để nghiên cứu đặc điểm kích thước cũng như xu hướng và mức độ tăng trưởng kích thước sọ mặt của các chủng tộc người trên thế giới.

1.5.1.2. Các nghiên cứu sự phát triển cung răng trên thế giới.

Trong những NC đầu tiên, các tác giả chủ yếu quan sát tương quan giữa các điểm mốc răng và cung răng trên miệng và đánh giá những thay đổi của vị trí của các điểm mốc đó. Zsigmundy (1890) là người đầu tiên đo kích thước cung răng. Sau đó nhiều tác giả quan tâm tới vấn đề này như Moorrees, Meredith, Chapman, Foster, Chang …; theo dõi những thay đổi về chiều dài, chiều rộng và chu vi cung

răng giúp đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của cung răng trong quá trình phát triển của hệ thống sọ -mặt - răng.

Năm 1929, Lewis [100], nghiên cứu về những thay đổi tăng trưởng của răng và cung răng, và những thay đổi khớp cắn ở bộ răng sữa sang bộ răng hỗn hợp của 170 trẻ từ 1,5 đến 9,5 tuổi. Ngoài những phát hiện về khớp cắn, tác giả còn quan tâm đến sự thay đổi kích thước cung răng. Kết quả nghiên cứu được trình bày với số trung bình, độ lệch chuẩn. Tác giả kết luận khớp cắn chịu ảnh hưởng của những thay đổi do tăng trưởng, cung răng sữa rộng ra để phù hợp với kích thước lớn hơn của các răng cửa vĩnh viễn.

Sillman (1935) [101], thực hiện nghiên cứu dọc về sự thay đổi kích thước cung răng từ lúc mới sinh tới 25 tuổi trên 1/3 trẻ em sinh ở bệnh viện Bellevue tại Newyork, 750 mẫu thạch cao được sử dụng trong nghiên cứu này. Đến năm 1964 ông công bố kết quả nghiên cứu của mình như sau:

- Chiều rộng cung răng hàm trên và hàm dưới tăng nhanh lúc mới sinh đến 2 tuổi (5mm/năm ở hàm trên; 3,5mm/năm ở hàm dưới), tiếp tục tăng đến 13 tuổi ở hàm trên và 12 tuổi ở hàm dưới. Sau đó không có sự tăng đáng kể nào từ 16 đến 25 tuổi.

- Chiều rộng vùng răng hàm lớn thứ nhất có sự giảm kích thước cả hai hàm từ 16 tuổi, nhưng chiều dài chỉ có sự gia tăng và ổn định mà không giảm là do sự phát triển ra sau của cung hàm.

Công trình của Van Der Linden (1979) [102], đây là nghiên cứu dọc hỗn hợp về cung răng trên nhóm trẻ gồm 135 nam và 158 nữ tuổi từ 4 đến 14 tuổi sống tại thành phố Nijmegen, lấy dấu 6 tháng/lần, nghiên cứu sự thay đổi chiều rộng cung răng (tại vùng răng nanh, vùng răng RHLI), độ cắn phủ, độ cắn chìa, khớp cắn vùng răng RHLI. Kết quả cho thấy cung răng nam lớn hơn nữ, sự thay đổi kích thước cung răng cũng tương tự như kết luận của Moorrees [59].

Bishara (1998) [103], thực hiện NC trên nhóm đối tượng của đại học Iowa để đánh giá những thay đổi của chiều dài cung răng đến 45 tuổi. Mẫu NC gồm gồm 15 nam và 15 nữ được lấy dấu lúc 3 tuổi, 8 tuổi, 13 tuổi, 25 tuổi, 45 tuổi. Tác giả kết

luận mức độ tăng chiều dài hàm trên và hàm dưới mạnh nhất vào những năm đầu tiên, sau đó tiếp tục tăng cho đến khoảng 8 đến 13 tuổi, sau đó chiều dài giảm.

Ngoài nghiên cứu về sự thay đổi chiều rộng, chiều dài thì sự thay đổi chu vi cung răng trong quá trình tăng trưởng cũng được rất nhiều tác giả đặc biệt quan tâm tới chu vi cung răng. Vì chu vi cung răng là một thông số rất quan trọng, đặc biệt ở giai đoạn bộ răng hỗn hợp để đánh giá vấn đề khoảng trống cho các răng vĩnh viễn mọc. Moorrees [59],[60], khi nghiên cứu trên nhóm trẻ từ 5 đến 18 tuổi, tác giả nhận thấy chu vi cung răng tăng rất ít ở hàm trên (1,32mm ở nam; 0,5mm ở nữ) và giảm ở hàm dưới (3,39mm ở nam; 4,48mm ở nữ).

Sự thay đổi của khớp cắn từ giai đoạn bộ răng sữa đến khi RHL1 mọc và đến giai đoạn khớp cắn cuối cùng được mô tả vào năm 1973 khi Arya và Savara [66]

nghiên cứu trên 118 trẻ Bắc Âu từ 4,5 tuổi đến 14 tuổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng khớp cắn ban đầu của các răng vĩnh viễn mọc lên có tương quan với quan hệ mặt phẳng tận cùng của các răng hàm sữa. Trong khi 70% trường hợp răng vĩnh viễn mọc lên đầu đối đầu sẽ chuyển thành khớp cắn loại I và 30% còn lại chuyển thành khớp cắn loại II. Tác giả cũng đưa ra phương pháp dự đoán tương quan RHL1 ở khắp cắn cuối cùng từ khớp cắn loại đầu đối đầu đúng với tỷ lệ 81% ở bộ răng vĩnh viễn và 87% ở bộ răng hỗn hợp.

Logovic (1999) [104], nghiên cứu độ ổn định của khớp cắn bình thường khi chuyển từ bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn trên 128 trẻ từ giai đoạn 4,5 đến 5,5 tuổi cho tới giai đoạn 12,5 đến 13,5 tuổi và thấy có 73,5% nam và 71,1% nữ có bất thường khớp cắn dưới nhiều hình thức khác nhau khi răng vĩnh viễn mọc lên.

Năm 2009, Borzabadi-Farahani và Eslamipou [105] đã nghiên cứu phân bố quan hệ khớp cắn trên 502 trẻ Iran từ 11 đến 14 tuổi, Martins và Lima [106] nghiên cứu trên 204 trẻ Brazin từ 10 đến 12 tuổi đã đưa ra các tỷ lệ phân bố khớp cắn và so sánh tỷ lệ này với các nghiên cứu ở các nhóm chủng tộc khác nhau.

Ngày nay, các nhà nghiên cứu cũng đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như ảnh không gian ba chiều và sử dụng phần mền vi tính để đo đạc như

NC của Jin-Soo Ahn (2012) [107], Adam H. Dowling (2013) [108]. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi trình độ người thực hiện và trang thiết bị hiện đại.

Như vậy, cung răng được nghiên cứu với nhiều kích thước trên một mẫu hàm với nhiều lứa tuổi khác nhau, cỡ mẫu ngày càng lớn hơn, trên nhiều nhóm chủng tộc khác nhau để tìm ra những quy luật thay đổi kích thước, khớp cắn cung răng trong quá trình phát triển.