• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Các bước tiến hành

2.4.2. Thu thập số liệu cung răng

2.4.2.1. Các chỉ số được NC trên mẫu hàm.

Các mốc và các chỉ số nghiên cứu về cung răng, chúng tôi cũng xây dựng dựa vào các điểm mốc, chỉ số được sử dụng cho chẩn đoán trong các tài liệu chỉnh răng hiện nay [1],[2].

Bảng 2.3. Các chỉ số được NC trên mẫu hàm.

STT Tên chỉ số NC

hiệu

Đơn

vị Định nghĩa

Chiều rộng cung răng

1

Rộng trước trên

Rộng trước dưới

RTT

RTD

mm

Chiều rộng cung răng trước: là khoảng cách giữa hai đỉnh của hai răng nanh, gồm rộng trước trên (RTT) và rộng trước dưới (RTD).

2

Rộng sau trên 1

Rộng sau dưới 1

RST1

RSD1 mm

Chiều rộng cung răng sau 1: là khoảng cách hai đỉnh múi ngoài-gần của hai RHS2 hoặc đỉnh múi ngoài của răng số 5, gồm rộng sau trên 1 (RST1) và rộng sau dưới 1 (RSD1).

3

Rộng sau trên 2

Rộng sau dưới 2

RST2

RSD2 mm

Chiều rộng cung răng sau 2: là khoảng cách hai đỉnh múi ngoài-gần của hai răng hàm lớn 1, gồm rộng sau trên 2 (RST2) và rộng sau dưới 2 (RSD2).

Chiều dài cung răng

4

Dài trước trên

Dài trước dưới

DTT

DTD

mm

Chiều dài cung răng trước: là khoảng cách từ điểm giữa hai răng cửa giữa đến đường nối hai đỉnh răng nanh, gồm dài trước trên (DTT) và dài trước dưới (DTD).

5

Dài sau trên 1

Dài sau dưới 1

DST1

DSD1 mm

Chiều dài cung răng sau 1: là khoảng cách từ điểm giữa hai răng cửa giữa đến đường nối hai đỉnh múi ngoài gần RHS2 hoặc múi ngoài răng số 5, gồm dài sau trên 1 (DST1) và dài sau dưới 1 (DSD1).

6

Dài sau trên 2

Dài sau dưới 2

DST2

DSD2 mm

Chiều dài cung răng sau 2: là khoảng cách từ điểm giữa hai răng cửa giữa đến đường nối hai đỉnh múi ngoài gần RHL1, gồm dài sau trên 2 (DST2) và dài sau dưới 2 (DSD2).

Chu vi cung răng

7

Chu vi trên

Chu vi dưới

CVT

CVD mm

Chu vi cung răng: Là khoảng cách đo vòng quanh cung răng từ phía gần RHLI đến phía gần RHLI còn lại và đi qua các điểm tiếp xúc và là ước lượng khoảng hiện có trong chỉnh răng.

2.4.2.2. Các bước thu thập số liệu cung răng.

Lấy dấu cung răng.

- Vật liệu lấy dấu, đổ mẫu: Sử dụng vật liệu lấy dấu Aroma Fine DF III; thạch cao siêu cứng New Plastone (GC Corporation), sản xuất tại Nhật Bản.

- Lấy dấu đổ mẫu: Lấy dấu và đổ mẫu là công việc rất quan trọng, lấy dấu sai và đổ mẫu không đúng sẽ cho ra một mẫu hàm thạch cao không đúng với kích thước cung răng thật của đối tượng NC.

• Nhân lực: Sử dụng 8 cộng tác viên (gồm bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, kỹ thuật viên Nha khoa), thực hiện việc lấy dấu và đổ mẫu ngay tại nhà A7, Trung tâm kỹ thuật cao Viện đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội.

• Các bước tiến hành: Tiến hành theo tuần tự các bước, đảm bảo độ chính xác cao, đổ mẫu chậm nhất sau khi lấy dấu ra khỏi miệng 5 phút, khi mẫu thạch cao khô, tiến hành gỡ mẫu, mài mẫu răng.

• Tiêu chuẩn mẫu hàm thạch cao:

+ Ghi dấu rõ ràng các chi tiết của răng và cung răng.

+ Không bị bọt hoặc vỡ ở những vị trí là điểm mốc đo.

Hình 2.8. Mẫu hàm sau khi đã được hoàn thiện [17].

• Bảo quản mẫu hàm: Mẫu hàm sẽ được ghi mã số trùng với mã của học sinh và được bỏ cả vào một túi đựng gồm: 03 phiếu khám, 03 cặp mẫu hàm, bảo quản nơi khô ráo tránh hỏng mẫu.

Dụng cụ đo: Sử dụng thước trượt điện tử, với độ chính xác 0,01mm, kết quả được làm tròn đến 0,1mm.

Hình 2.9. Thước trượt điện tử với hai loại đầu[17].

Cách đo: Chúng tôi tiến hành đo trong 10 ngày sau khi gỡ mẫu để tránh co ngót mẫu nếu để quá lâu, chọn các mốc đo theo Barrow, Chang, Bishara [61],[63],[104], Ngô Thị Quỳnh Lan, Trịnh Hồng Hương và Lê Đức Lánh [15],[17], [18], gồm các mốc đo như sau:

+ Điểm giữa hai răng cửa giữa.

+ Đỉnh của các răng nanh.

+ Đỉnh múi ngoài gần của RHS2 (hoặc đỉnh múi ngoài của răng 5 vĩnh viễn).

+ Đỉnh múi ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất.

Từ các điểm mốc này, chúng tôi tiến hành xác định các kích thước chiều rộng và chiều dài cung răng (hình 2.10).

Hình 2.10. Sơ đồ điểm mốc và các chỉ số cung răng [17].

Trước khi đo, các mốc trên mẫu hàm được đánh dấu bằng bút lông kim 0,5 mm. Thực hiện dưới ánh sáng tự nhiên, nhiệt độ phòng, mỗi kích thước được đo 3 lần và kết quả là lấy trung bình từ 3 lần đo.

+ Đo các kích thước theo chiều rộng, hai đỉnh của thước đo đặt đúng vào vị trí đã đánh dấu (hình 2.11).

Hình 2.11. Đo chiều rộng cung răng [17].

+ Đo các kích thước theo chiều dài, sử dụng cùng một lúc hai thước, một thước dẹp nối hai điểm mốc phía sau và thước trượt điện tử đo khoảng cách từ mặt ngoài giữa hai răng cửa giữa đến đường nối đó (hình 2.12).

Hình 2.12. Đo chiều dài cung răng [17].

+ Đo chu vi cung răng: Chia cung răng thành những đoạn thẳng để đo (Hình 2.13). Cách đo này có ưu điểm dễ thực hiện, ít sai số, hiện nay được sử dụng phổ biến [15],[17],[61].

• Đoạn 1: từ rìa xa RHS2 (hoặc răng 5 vĩnh viễn) bên phải tới điểm tiếp xúc phía gần răng 3 bên phải.

• Đoạn 2: từ điểm tiếp xúc phía gần răng 3 bên phải đến điểm tiếp xúc giữa 2 răng cửa giữa.

• Đoạn 3: từ điểm tiếp xúc giữa 2 răng cửa giữa đến điểm tiếp xúc phía gần răng 3 bên trái.

• Đoạn 4: từ điểm tiếp xúc phía gần răng 3 bên trái đến rìa xa RHS2 (hoặc răng 5 vĩnh viễn) bên trái. Bỏ qua những răng không mọc trên sống hàm.

Hình 2. 13. Sơ đồ đo chu vi cung răng bằng cách chia đoạn [4].