• Không có kết quả nào được tìm thấy

Số NST trong mỗi tế bào giao tử bình thường của người là:

Trong tài liệu GA Sinh 9 HK1.21-22 (Trang 74-77)

CHƯƠNG III. ADN VÀ GEN Tiết 15. ADN

Câu 2. Số NST trong mỗi tế bào giao tử bình thường của người là:

a. 23 NST đơn b. 46 NST đơn c. 23 NST kép d. 46 NST kép Câu 3. Nói đến chức năng của ARN, mệnh đề nào sau đây không đúng ?

a. mARN có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc Protein b. tARN có vai trò vận chuyển aa tương ứng tới nơi tổng hợp Pr c. r ARN có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc Pr d. rARN là thành phần cấu tạo nên riboxom – nơi tổng hợp Pr Câu 4. Bộ NST của người bị bệnh Đao thuộc dạng nào dưới đây?

a. dạng 2n+1 b. Dạng 2n-2 c. Dạng 2n-1 d. Dạng 2n +2 2. Phần tự luận

Câu 1. (2đ)

1. Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen ? 2. Nêu khái niệm, mục đích, ứng dụng của phép lai phân tích.

Câu 2 (2đ). Nêu ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh?

Câu 3 (2,5đ).

1. Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN ? 2. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?

Câu 4 (1,5đ). Phân biệt giữa thường biến và đột biến về khái niệm, tính chất biểu hiện và vai trò?

IV. Đáp án và thang điểm

* Phần trắc nghiệm: Mỗi câu chọn đúng được 0,5đ Câu 1 – b Câu 2 – a Câu 3 – c Câu 4 – a

*Phần tự luận

Mức độ kiến thức cần đạt Điểm

Câu 1 (2đ)

1. Nội dung PP phân tích các thế hệ lai của Menđen:

- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hay một số cặp tính trạng tương phản.

- Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên các thế hệ

0,25đ 0,25đ

- Dùng thống kê toán học phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra được các quy luật di truyền.

2. Lai phân tích

- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.

0,5đ

- Mục đích: xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp.

- Ứng dụng: trong chọn giống để kiểm tra độ thuần chủng của giống.

0,25đ 0,25đ Câu 2 (2đ) Ý nghĩa của các quá trình:

- Nguyên phân: Là phương thức sinh sản của tế bào giúp cơ thể lớn lên được, đồng thời truyền đạt ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.

- Giảm phân: Tạo giao tử mang bộ NST đơn khác nhau về nguồn gốc NST.

- Thụ tinh: bộ NST lưỡng bội được phục hồi, sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo các hợp tử mang tổ hợp NST khác nhau

 Tạo biến dị tổ hợp Nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

- Phối hợp quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 3 (2,5đ)

1. Cấu trúc không gian của phân tử ADN:

- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải tạo ra các chu kì xoắn. Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp Nu, dài 34 A0, đường kính vòng xoắn 20 A0

0,75đ

- Các Nu trong một mạch liên kết với nhau bằng LKHT

- Giữa hai mạch các Nu liên kết với nhau bằng LKH theo nguyên tắc bổ sung, tức là: A mạch này liên kết với T mạch kia bằng 2 LKH (và ngược lại)

G mạch này liên kết với X mạch kia bằng 3 LKH (và ngược lại).

2. Nguyên tắc chi phối sự tự nhân đôi ADN

- NTBS: mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các Nu ở mạch gốc liên kết với các Nu trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A với T ; G với X

- Nguyên tắc giữ lại một nửa: Trong mỗi phân tử ADN con có 1 mạch của ADN mẹ, còn một mạch mới tổng hợp.

0,25đ 0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 4 (1,5đ): Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến:

Thường biến Đột biến

- Là những biến đổi KH phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

- Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định

- Là những biến đổi trong vật chất di truyền (gen, NST) dưới tác động của tác nhân đột biến.

- Xuất hiện đột ngột, vô hướng

0,5đ

0,25đ

0,25đ

- Không di truyền và không làm thay đổi cấu trúc vật chất di truyền - Là biến dị có lợi giúp cơ thể thích nghi với môi trường, không có ý nghĩa đối với tiến hóa và chọn giống.

- Di truyền được.

- Thường có hại cho sinh vật. Một số biến dị có lợi có ý nghĩa đối với tiến hóa và chọn giống.

V. Tổng kết- đánh giá

- Sau khi hết thời gian làm bài chính thức, GV thu bài, nhận xét ý thức làm bài của HS và xếp loại giờ học.

- Dặn dò: Xem trước nội dung bài 32 “Công nghệ tế bào” thuộc chương VI

---Ngày dạy: 30/12/2021

CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Trong tài liệu GA Sinh 9 HK1.21-22 (Trang 74-77)