• Không có kết quả nào được tìm thấy

-Biết nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt xuất huyết. Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.

*Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin về tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.

-Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trườngxung quanh nơi ở.

* Giáo dục BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xung quanh nơi ở.

II. ĐỒ DUNG DẠY HỌC

- Hình minh hoạ trong SGK/29.

- Phiếu học tập

III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 – HĐ mở đầu; 5’

- Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi:

? Hãy nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét?

? Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?

? Chúng ta làm gì để phòng bệnh sốt rét?

- GV nhận xét đánh giá.

- Giới thiệu bài : 1’ Trực tiếp 2. HĐ hình thành KT

*Bệnh sốt xuất huyết

* 2.1: 6’ Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết + Gọi học sinh đọc các thông tin.

+ Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để chọn các câu trả lời đúng cho phiếu.

+ Gọi học sinh báo cáo kết quả thực hành.

- Gv nhận xét kết quả thực hành của học sinh.

- Gọi học sinh đọc lại thông tin trong SGK.

? Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì?

? Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào?

? Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

- GV kết luận: Bệnh sốt xuất huyết do một loại vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian gây bệnh....

* 2.2 :7’ Những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết.

( KỸ THUẬT KHĂN TRẢI BÀN)

- 3 hs lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.

- HS nhận xét

- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận cùng hoàn thành phiếu học tập.

+ Đáp án: 1 - b; 2 - b; 3 - a; 4 - b; 5 - b.

- Học sinh lắng nghe

- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng.

+ Là 1 loại vi rút.

+ Muỗi vằn đốt người bệnh, hút máu có chứa vi rút gây bệnh sốt xuất huyết sau đó lại hút máu người lành, truyền vi rút gây bệnh sang cho người lành.

+ Có diễn biến ngắn, trường hợp nặng có thể gây chết người trong vòng 3 - 5 ngày. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em.

- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm

- GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để trao đổi thảo luận tìm và nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết.

- Gọi học sinh nhắc lại những việc nên làm để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết.

- GV nhận xét câu trả lời của học sinh - GV kết luận: sốt xuất huyết là 1 trong những căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ em. Hiện nay chưa có thuốc chữa. Cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường sống xung quanh.

* 2.3: 3’ Liên hệ thực tế..

- Yêu cầu học sinh kể những việc gia đình, địa phương mình làm để diệt muỗi và bọ gậy.

- GV kết luận: Muỗi vằn ưa sống trong nhà, ẩn nấp trong xó nhà, gầm giường, đặc biệt là nơi treo quần áo. Muỗi vằn đẻ trứng vào nơi chứa nước. Muỗi vằn là con vật trung gian truyền bệnh. Do đó chúng ta phải có ý thức làm vệ sinh sạch sẽ nhà ở, môi trường xung quanh,…B

* Bệnh viêm não

* 2.4: 6’ Tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền và sự nguy hiểm của bệnh viêm não.

- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi"Ai nhanh, ai đúng?" trong SGK/30:

+ Gv chia nhóm học sinh, phát cho mỗi nhóm 1 lá cờ.

+ Gv hướng dẫn cách chơi: Các bạn trong nhóm cùng nhau đọc câu hỏi và câu trả lời sau đó ghép đôi câu hỏi và câu trả lời

theo cách khăn trải bàn- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết :

+ Quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi mình ở.

+ Đi ngủ phải mắc màn.

+ Diệt muỗi, diệt bọ gậy.

+ Bể nước, chum vại phải có nắp đậy hoặc thả cá.

+ Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.

- 2 học sinh nhắc lại.

- Học sinh lắng nghe.

- 3 đến 5 học sinh tiếp nối nhau nói về cách diệt muỗi, diệt bọ gậy.

+ Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.

- Nằm màn.

- Đốt hương trừ muỗi.

- Thả cá vàng vào bể.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

- Học sinh chơi theo nhóm, mỗi nhóm có 4 - 6 học sinh cùng trao đổi, thảo luận để tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi.

tương ứng và ghi kết quả vào 1 từ giấy.

Nhóm nào xong thì phất cờ và đem nộp đáp án cho cô. Nhóm thắng cuộc là nhóm nhanh và đúng nhất.

- Gv cho các nhóm lên bảng ghi đáp án của mình.

- Gv đọc đáp án của các nhóm, đồng thời cho học sinh chọn đáp án đúng nhất.

- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc, sau đó yêu cầu học sinh trả lời theo ghi nhớ của mình các câu hỏi trong bài.

? Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì?

? Lứa tuổi nào thường mắc bệnh viêm não nhiều nhất?

? Bệnh viêm não lây truyền như thế nào?

? Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?

- GV kết luận: Bệnh viên não do một laọi vi rút gây ra. Muỗi là tác nhân chính gây truyền bệnh

* 2.5 14’ Những việc nên làm để phòng bệnh viêm não.

- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, cùng quan sát tranh minh hoạ trong SGK/

30, 31 và trả lời câu hỏi:

? Người trong hình minh hoạ đang làm gì?

? Làm như vậy có tác dụng gì?

- Gọi học sinh trình bày, mỗi học sinh chỉ nói về 1 hình.

? Theo em cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?

- GV kết luận: Viêm não là 1 bệnh cực kì nguy hiểm đối với mọi người đặc biệt là

+ Các nhóm nhận cờ.

+ Lắng nghe Gv hướng dẫn cách chơi.

- Các nhóm lên ghi theo đúng thứ tự làm xong 1, 2, 3, …

- Học sinh cả lớp cùng trao đổi và thống nhất đáp án đúng.

1. c 2. d 3. b 4. a

- Học sinh trả lời theo tinh thần xung phong.

+ Bệnh này do 1 loại vi rút có trong máu các gia súc của động vật hoang dã như khỉ, chuột, chim gây ra.

+ Ai cũng có thể mắc bệnh này nhưng nhiều nhất là trẻ em từ 3 đến 15 tuổi.

+ Muỗi hút máu các con vật bị bệnh và truyền vi rút gây bệnh sang người.

+ Viêm não là 1 bệnh cực kì nguy hiểm đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em.

Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài.

- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trình bày với nhau.

- 4 học sinh tiếp nối nhau trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất ý kiến.

- Hình 1: Em bé ngủ màn…

- Hình 2: Em bé lúc đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não

- Hình 3: Chuồng gia súc được làm cách xa nhà ở

- Hình 4: Mọi người đang làm vệ sinh + Là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy, ngủ trong màn.

trẻ em. Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng gia súc và môi trường xung quanh, không để ao tù nước đọng.

3, HĐ vận dụng: 5’

- Gv cho học sinh đóng vai tuyên truyền phòng, chống bệnh viêm não.

+ Gv nêu tình huống: Bác sĩ Lâm là 1 bác sĩ của trung tâm y tế dự phòng huyện.

Hôm nay bác phải về xã Nam Hòa tuyên truyền cho bà con hiểu biết và biết cách phòng tránh bệnh viêm não. nếu em là bác sĩ Lâm em sẽ nói gì với bà con trong xã.

- Tổ chức cho học sinh thi tuyên truyền trước lớp.

? Bệnh sốt xuất huyết, viêm não nguy hiểm như thế nào?

- GV nhận xét tiết học , Dăn dò

- Học sinh lắng nghe tình huống.

- 3 học sinh thi tuyên truyền trước lớp.

Cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền hay, đúng, thuyết phục nhất.

VD: Viêm não là một bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút có trong máu các gia súc, chim, khỉ chuột gây ra.

Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh.

Bệnh viêm não đặc biệt nguy hiểm hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài. Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch truồng trại gia súc và môi trường xung quanh không để ao tù, nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày. Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

- HS trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:

...

Ngày soạn: 11 / 10 /2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2021 Buổi sáng

TOÁN

Tiết 29. Khái niệm số thập phân