• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. Hiểu – ghi vào vở ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.( Trả lời được câu 1, 2, 3).

- Rèn kĩ năng đọc, nói trôi chảy, lưu loát. Phát triển Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

-HS biết yêu quý, bảo vệ các con vật như cá heo.

* GDTNMT biển và hải đảo: HS biết thêm về loài cá heo, qua đó giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên biển.

* GD giới và quyền trẻ em: Quyền được kết bạn với loài động vật, sống hòa thuận với động vật, bảo vệ môi trường và thiên nhiên.

* GDBVMT: Giáo dục HS cần yêu quý và bảo vệ những loài vật có ích.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: tranh minh họa sgk, side ghi nội dung bài, hình ảnh cá heo..

-HS: Sưu tầm 1 số tranh ảnh truyện về cá heo.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu(5’).

-Yêu cầu HS đọc bài : Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

Giới thiệu bài.

- Giới thiệu tranh minh họa chủ điểm và chủ điểm Con người với thiên nhiên trên máy chiếu.

- Chiếu tranh minh họa bài đọc lên màn hình và hỏi: Bức tranh vẽ gì?

Dẫn dắt vào bài: Những người bạn tốt.

2. HĐ hình thành KT

a. Hướng dẫn HS luyện đọc (10’) -1HS đọc cả bài

- GV chia bài thành 3 đoạn và yêu cầu HS đọc nối tiếp

- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm tên riêng nước ngoài, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, chưa phù hợp với giọng đọc của từng đoạn.

-Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn L2 . - HS đọc nối tiếp lần 3.GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.

- Y/c HS luyện đọc theo cặp cho nhau nghe.

- Gv đọc mẫu toàn bài

- 2, 3 em đọc và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung.

- HS quan sát

- HS quan sát, trả lời.

- 1 HS đọc cả bài, lớp theo dõi.

- 3 HS đọc nối tiếp lần 1.

- 3HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó

- HS luyện đọc theo cặp cho nhau nghe.

HS theo dõi GV đọc mẫu.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 10’

- GV HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi .

+ Vì sao nghệ sĩ A – ri-ôn phải nhảy xuống biển?

+Đoạn 1 cho ta biết điều gì?

- Đọc thầm đoạn 2 -3 và trả lời câu hỏi:

+Điều kì diệu gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?

+ Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?

+ Em có suy nghĩ gì về đám thuỷ thủ và đàn cá heo đối với nghệ sĩ A- ri –ôn?.

+Những đồng tiền khắc hình 1 con cá heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì?

+Qua câu chuyện con thấy cá heo có tình cảm gì đối với con người?

- GV chốt lại nội dung của bài.

+Ngoài câu chuyện trên em còn biết câu chuyện nào về loài cá heo?

* GDBVMT: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ cá heo ?

* GDTNMT biển và hải đảo: Cá heo là loài vật có ích để bảo vệ được cá heo thì trước tiên chúng ta phải bảo vệ tài nguyên biển, đó chính là môi trường sinh sống của cá heo và các loài vật khác.

c. HĐ thực hành- Hướng dẫn đọc diễn cảm. (8’)

- Nêu giọng đọc cả bài?

- GV mời 4 em đọc lại toàn bài.

- GV uốn nắn sửa chữa cho những em còn yếu.

-Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn2.

- HS làm việc cá nhân, đại diện trả lời.

+Vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông....

Ý1: Lý do A- ri-ôn nhảy xuống biển.

+ Cá heo bơi quanh tàu say sưa thưởng thức tiếng hát của ông...

+Cá heo là con vật thông minh, tình nghĩa,chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ A- ri-ôn.

+ Đám thuỷ thủ là người nhưng vô cùng tham lam độc ác. Cá heo là loài vật nhưng thông minh tình nghĩa, biết cứu người gặp nạn, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp.

+Thể hiện tình cảm yêu quí của con người với loài cá heo thông minh.

Ý 2: Cá heo là bạn của con người.

Nội dung: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người.

-Hs nghe, ghi vào vở

+Cá heo biểu diễn xiếc, cá heo cứu chú bộ đội ở đảo, cá heo là tay bơi giỏi nhất.

+Không săn bắt cá heo, bảo vệ cá heo ở biển , trừng phạt những kẻ cố tình săn bắt cá heo.

- Chậm rãi, liền mạch, to vừa đủ nghe.

- 4 HS đọc, mỗi em đọc1 đoạn

- HS luyện đọc cá nhân sau đó đọc trước lớp- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

- HS trả lời

- GV và HS cùng nhận xét đánh giá.

4. HĐ vận dụng (5’)

* GD giới và quyền trẻ em: Em có suy nghĩ gì sau khi học xong câu chuyện?

GV: Tất cả chúng ta ai cũng có quyền được kết bạn với loài động vật, sống hòa thuận với động vật,đồng thời phải biết bảo vệ môi trường thiên nhiên.

- Sưu tầm các mẩu chuyện về cá heo.

- GV nhận xét chung tiết học

- Dặn HS chuẩn bị bài: Tiếng đàn ba-la- lai- ca trên sông Đà.

IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG:

...

...

...

---TV- CHÍNH TẢ

( Nghe - viết ) Dòng kinh quê hương (Nghe – viết) Kì diệu rừng xanh I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng 2 bài CT, trình bày đúng hình thức văn xuôi. Tìm được vần thích hợp để điền vào cả ba chỗ trống trong đoạn thơ(BT2) , thực hiện được 2 trong 3 ý(a,b,c) của BT3. HS đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya.

- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi. Phát triển Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở.

* GD BVMT : GD tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh (kênh) quê hương, có ý thức BVMT xung quanh.

II/ ĐỒD ÙNG DẠY-HỌC

- Gv chuẩn bị phiếu học tập cho bài 2.

- Máy tính, máy chiếu, sile BT 2,3.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đâu (5’)

-Y/c HS viết các tiếng có nguyên âm đôi ưa, ươ.

Giới thiệu bài. Nêu mục đích, yêu cầu của bài.

2) HĐ hình thành KT Hướng dẫn HS nghe viết

* Dòng kinh quê hương -Y/c 1-2 em đọc bài viết

* GD BVMT: Những hình ảnh nào cho

- Làm việc cả lớp, 3HS viết bảng, lớp nhận xét sửa chữa.

- Đọc đoạn cần viết.

- Vì trên dòng kinh có giọng hò ngân vang, có mùi quả chín, có tiếng trẻ em

thấy sự gắn bó của tác giả với dòng kinh quê hương?

GV chốt:Tất cả những âm thanh đó chính là hơi thở của cuộc sống. Phải yêu và gắn bó với dòng kinh lắm tác giả mới nghe và cảm nhận tất cả âm thanh một cách rõ nét như vậỵ.

- Đoạn văn có dấu nào đặc biệt?

* Kì diệu rừng xanh

- GV đọc đoạn viết chính tả một lượt.

-Y/c HS đọc thầm lại bài1 lượt.

-Y/c HS nêu từ ngữ dễ viết sai trong bài và GV hướng dẫn cách viết các từ: ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, len lách, mải miết.

- T/c cho HS luyện viết nháp từ dễ viết sai, dễ lẫn của hai bài

- GV hd hs viết bài ở nhà nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.và Yêu cầu HS tự soát lỗi và ghi số lỗi vào dưới bài.

- GV chấm 1 số bài để chữa những lỗi sai thường mắc.

- GV nêu nhận xét chung sau khi chấm.

3.HĐ thực hành – luyện tập

*Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:

Dòng kinh quê hương Bài 2.Y/C HS đọc đề bài.

- T/c cho HS thảo luận, cử đại diện ghi kết quả

- Y/c HS nêu các tiếng chứa iê, iê, ia.

- GV chốt lại cách ghi dấu thanh trong tiếng có các vần đó trên màn chiếu.