• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phương pháp phân tích và xử lý kết quả

Trong tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TIÊN (Trang 55-62)

Triêu chưng lâm sang: băngthanhthâtphunêchelâpdây thanh cung bên, niêm mac day côm lên, chăc cưng, sau đo loet

1.6. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý kết quả

- Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ: chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết cho đặt ống NKQ và kiểm soát đường thở khó.

- Chuẩn bị bệnh nhân và gây mê cũng giống như 2 phương pháp trên: đặt tư thế bệnh nhân hợp lý sao cho tối ưu hóa hình ảnh quan sát thanh quản và giảm nguy cơ đặt ống NKQ khó. Úp mask oxy 100%, khởi mê như thường quy.

- Soi thanh quản: tay phải cầm đèn soi thanh quản Macintosh, đưa lưỡi đèn từ góc phải của miệng và đẩy dọc theo cạnh bên của lưỡi hướng đến hốc amygdale bên phải, di chuyển đầu lưỡi đèn vào đường giữa, sau đó đi vào phía sau nền lưỡi cho đến khi nhìn thấy sụn nắp thanh quản, đầu lưỡi đèn đi vào hố lưỡi và sụn nắp, nâng sụn nắp để bộc lộ thanh môn, đánh giá phân độ Cormack-Lehane.

- Sau khi quan sát được thanh môn, tay phải cầm ống NKQ để đưa qua thanh môn theo phương pháp thông thường. Nối hệ thống máy thở với ống NKQ, thông khí bằng bóp bóng để xác định vị trí ống NKQ.

-

Sensitivity (Se): độ nhạy

- Specificity (Sp): độ đặc hiệu

-

Positive predictive value (PPV): giá trị tiên lượng dương tính - Negative predictive value (NPV): giá trị tiên lượng âm tính

-

Accuracy (Acc): độ chính xác của chẩn đoán

Độ nhạy= TPTP+FN×100%

Độ đặc hiệu=TNTN+FP×100%

PPV=TPTP+FP×100%

NPV=TNTN+FN×100%

Acc=TP+TNTP+TN+FP+FN×100%

- Odds ratio (OR):(tỷ suất chênh): được dùng để đánh giá nguy cơ đặt ống NKQ khó khi có tiên lượng đặt ống khó. Cách tính OR được xây dựng bằng bảng tính 2x2 như sau:

Bảng 2.1: bảng tính OR

Đặt ống khó Đặt ống dễ

Tiên lượng đặt ống khó TP FP

Tiên lượng đặt ống dễ FN TN

Công thức tính OR:

OR=TP×TNFP×FN

+ Nếu OR > 1 thì khả năng đặt ống NKQ khó của nhóm tiên lượng khó cao hơn nhóm tiên lượng dễ.

+ Nếu OR= 1 thì khả năng đặt ống NKQ khó của nhóm tiên lượng dễ và tiên lượng khó là như nhau.

+ Nếu OR < 1 thì khả năng đặt ống NKQ khó của nhóm tiên lượng khó thấp hơn nhóm tiên lượng dễ.

- Tỉ số khả dĩ – likelihood ratio (LR)

Tỉ số này có ích trong việc đánh giá sự chính xác của phương pháp đặt ống NKQ là likelihood ratio (tạm dịch là tỉ số khả dĩ). Có hai loại LR: likelihood ratio positive (LR+, tỉ số khả dĩ dương tính) và likelihood ratio negative (LR-, tỉ số khả dĩ âm tính). LR+ có ý nghĩa quan trọng đến việc tiên lượng [97],[98].

Công thức của LR+ và LR- là:

LR+ =Se1-Sp

LR- = 1-SeSp

Qua công thức trên, chúng ta thấy LR+ thực chất là tỉ số của tỉ lệ dương tính thật và tỉ lệ dương tính giả. Nói cách khác, LR+ là tỉ số giữa xác suất kết quả chẩn đoán đặt ống NKQ khó cho một người đặt ống NKQ khó và xác suất kết quả chẩn đoán đặt ống NKQ khó cho một người không đặt ống NKQ khó. (Tương tự, LR- là tỉ số giữa xác suất kết quả chẩn đoán đặt ống NKQ dễ cho một người đặt ống NKQ khó và xác suất kết quả chẩn đoán đặt ống NKQ dễ cho một người đặt ống NKQ dễ). Vì thế, một LR+ cao hơn 1 có nghĩa là kết quả chẩn đoán cho thấy khả năng đối tượng đặt ống NKQ khó cao, và một LR+ < 1 có nghĩa là kết quả cho thấy bệnh nhân không đặt ống NKQ khó. LR+ càng cao, khả năng đặt ống NKQ khó càng cao. Khi LR+ > 10 được xem là một bằng chứng cho về khả năng đặt ống NKQ khó của bệnh nhân. Ngược lại, khi LR+ <0,1 được xem là bằng chứng đặt ống NKQ không khó.

Mức độ LR+ và ảnh hưởng đến khả năng đặt ống NKQ khó:

+ khi LR+ >10: tiên lượng đặt ống NKQ khó cao

+ khi LR+ từ 5-10: tiên lượng đặt ống NKQ khó mức độ trung bình + khi LR+ từ 2-5: tiên lượng đặt ống NKQ khó mức độ thấp

+ khi LR+ <2: tiên lượng đặt ống NKQ khó mức độ rất thấp + khi LR+ <=1: không có giá trị tiên lượng

Mức độ LR- và ảnh hưởng đến khả năng không đặt ống NKQ khó:

+ khi LR- <0,1: tiên lượng đặt ống NKQ không khó cao

+ khi LR- từ 0,1-0,2: tiên lượng đặt ống NKQ không khó mức độ trung bình + khi LR- từ 0,2-0,5: tiên lượng đặt ống NKQ không khó mức độ thấp + khi LR- >0,5: tiên lượng đặt ống NKQ không khó mức độ rất thấp + khi LR-> =1: không có giá trị tiên lượng

- Để mô tả giữa độ nhạy và độ đặc hiệu, người ta sử dụng biểu đồ ROC (Receiver Operating Characteristic).

- Hệ số tương quan tuyến tính “r”

Ta có phương trình y = a*x + b

Hệ số tương quan (r) là một chỉ số thống kê đo lường mối liên hệ tương quan giữa hai biến số, như giữa mức độ đặt ống NKQ khó (y) và yếu tố tiên lượng (x). Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1, hệ số tương quan bằng 0 (hay gần 0) có nghĩa là hai biến số không có liên hệ gì với nhau; ngược lại nếu hệ số bằng -1 hay 1 có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối. Nếu giá trị của hệ số tương quan là âm (r <0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y giảm (và ngược lại, khi x giảm thì y tăng); nếu giá trị hệ số tương quan là dương (r >

0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y cũng tăng, và khi x giảm thì y cũng giảm theo.

Có nhiều cách tính hệ số tương quan tuyến tính, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hệ số tương quan thông dụng nhất: hệ số tương quan Pearson r được phân tích trên phần mềm SPSS 22.0.

Như vậy y là hàm bậc nhất của x thì hệ số tương quan tuyến tính r = ± 1 [95]

Ta có quy ước :

0 ≤ │r│< 0,3 yếu tố x và y không tương quan tuyến tính 0,3 ≤ │r│≤ 0,6 yếu tố x và y là có tương quan tuyến tính 0,6 < │r│≤ 1 yếu tố x và y có tương quan tuyến tính chặt chẽ Giá trị r và a luôn luôn cùng dấu.

Nếu r < 0 thì a < 0 thì là phương trình bậc nhất nghịch biến Nếu r > 0 thì a > 0 thì là phương trình bậc nhất đồng biến

- Biểu đồ ROC: biểu đồ có trục tung là tỉ lệ dương tính thật (độ nhạy), và trục hoành là tỉ lệ dương tính giả (tức 1 trừ cho độ đặc hiệu).

- Ở đây chúng ta có hai chỉ số (dương tính giả và độ nhạy) biến thiên ngược chiều nhau.

Do đó, chúng ta cần một “chỉ số dung hòa” cả hai chỉ số này. Một cách quân bình hóa tốt nhất là ước tính diện tích dưới đường biểu diễn ROC (còn gọi là area under the curve – AUC) [99],[100].

Hình 2.9. Biểu đồ ROC

Hình 2.10. Biểu đồ AUC Bảng 2.2: diễn giải giá trị AUC

Diễn giải ý nghĩa của diện tích dưới đường biểu diễn ROC(AUC)

AUC Ý nghĩa

> 0,9 Rất tốt

Từ 0,8 đến 0,9 Tốt

Từ 0,7 đến 0,8 Trung bình

Từ 0,6 đến 0,7 Kém

Từ 0,5 đến 0,6 Vô dụng

Xác định điểm cắt: Trong các test chẩn đoán bệnh, đường cong ROC được dùng để tìm điểm cắt (cut off) của các biến định lượng có giá trị phân biệt 2 trạng thái (ví dụ: đặt ống NKQ khó/đặt ống dễ) tốt nhất, có nghĩa là tìm ngưỡng (threshold) có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất.

Bảng cuối cùng của tính ROC trong SPSS là bảng có tên Coordinates of the Curve giúp xác định điểm cắt. Dùng chỉ số Youden (Youden index) J để xác định giá trị nào có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. Chỉ số J là trị số cao nhất của tổng độ nhạy và độ đặc hiệu trừ đi 1. J = max(Se+Sp -1) với Se (Sensitivity) là độ nhạy và Sp (specificity) là độ đặc hiệu. Chọn Se và Sp thế nào cho J có trị số cao nhất (dao động từ 0-1) [101].

Trong tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TIÊN (Trang 55-62)