• Không có kết quả nào được tìm thấy

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm bài theo cặp.

- GV yêu cầu học sinh kể tên các đồ vật có số 0 mà em biết xung quanh mình.

- Người ta dùng số 0 trong các tình huống trên để biểu diễn điều gì?

- GV cùng HS nhận xét.

E. Củng cố, dặn dò

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu

- HS tìm số 0 ở các đồ vật trong bài 3 rồi nói cho bạn nghe rồi đổi vai.

- HS kể:số 0 trên quạt điện, số 0 trên máy tính, số 0 trong bộ đồ dùng học toán.

- Biểu diễn không có gì ở đó

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Số 0 giống hình gì?

- Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số 0 trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Hs trả lời

---TIẾNG VIỆT

BÀI 2D: k – kh I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng các âm k, kh; đọc trơn các tiếng, từ ngữ chứa âm k, kh. Đọc hiểu từ ngữ, câu qua tranh.

- Viết đúng k, kh, kê, khế.

- Nói, viết được tên vật chứa k, kh.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh phóng to trang 26 (HĐ1); tranh trang 27 (HĐ2C; HĐ4) - Mẫu chữ k, kh, kê, khế, số 8.

- Bảng phụ ghi nội dung luyện đọc trang 27.

- Vở bài tập TV, Tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động

Bài cũ:

- Gọi Hs đọc nội dung trang 24, 25.

- Gv đọc cho Hs viết bảng: / g/; /gh/; / gà/; /ghẹ/.

- Nhận xét, đánh giá.

* HĐ 1: Nghe - nói

- Cho học sinh quan sát tranh trang 26.

- Yêu cầu hs hỏi đáp theo cặp về nội dung bức tranh:

+ Trong tranh có những con vật nào?

+ Các con vật đang làm gì?

- GV: Bức tranh có các con vật là gà, chim đang trong vườn cây, ba con gà đang nhặt kê để ăn và hai chú chim đang mổ khế để ăn.

(GV chỉ vào tranh)

- Các tiếng kê, khế có âm nào đã học?

- Âm k trong tiếng kê, âm kh trong tiếng khế là nội dung bài hôm nay cô giới thiệu, gv ghi đầu bài lên bảng - GV đưa ra hai tiếng khóa: kê, khế 2. Hoạt động khám phá

* HĐ 2: Đọc a. Đọc tiếng, từ.

* Giới thiệu tiếng kê - Yêu cầu hs đọc tiếng kê - Nêu cấu tạo tiếng kê?

- Gv ghi tiếng kê vào mô hình

- Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng kê: ca - ê – kê.

- Trong tiếng kê có âm nào đã học -Âm k là âm thứ nhất mà hôm nay cô

- 4 – 5 Hs đọc bài.

- Hs viết bảng con.

- Lớp nhận xét.

- Có con gà và con chim.

- Con gà đang nhặt kê để ăn, con chim đang đậu trên cây mổ khế để ăn.

- HS lắng nghe.

- Âm ê đã học - HS lắng nghe

- HS đọc nối tiếp.

- Tiếng kê có âm k phần đầu, âm ê ở phần vần và thanh ngang.

- HS đọc nối tiếp cá nhân, nhóm 2, đồng thanh.

- Âm ê

- HS lắng nghe.

hướng dẫn các con.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp âm k.

- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ bó kê.

+ Trong tranh vẽ gì?

- GV giải thích: kê là tên gọi của một loại ngũ cốc có thân cỏ giống lúa, hạt nhỏ. Hạt kê làm lương thực như gạo cho người ăn và chim chóc…

- GV viết lên bảng: kê - GV yêu cầu đọc kê.

- Yêu cầu HS đọc trơn âm k, tiếng trên bảng .

* Giới thiệu tiếng khế

+ Trong tiếng dê có âm nào học rồi, âm nào chưa học?

- Yêu cầu HS đọc tiếng khế.

+ Nêu cấu tạo của tiếng khế? (GV viết vào mô hình)

- GV đánh vần: kh - ê- khê - sắc–khế.

- Trong tiếng khế có chứa âm kh là âm thứ hai mà chúng ta học ngày hôm nay.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp.

- GV đưa tranh

+ Trong tranh vẽ quả gì?

- GV giải thích: khế là một loại quả có vị chua thanh mát ...

- GV đưa tiếng khế yêu cầu HS đọc.

- Yêu cầu HS đọc âm kh, tiếng khế.

-+ Vừa rồi cô đã dạy các con hai âm mới nào?

+ Nêu điểm khác nhau của hai âm này?

- GV giới thiệu chữ k, kh in thường và in hoa.

- Yêu cầu HS đọc bài trên bảng.

b. Tạo tiếng mới - GV đưa bảng phụ.

- Trên đây là cấu tạo của các tiếng đã

- HS đọc nối tiếp, đồng thanh.

- Trong tranh vẽ bó kê.

- HS lắng nghe

- Nối tiếp đọc cá nhân, nhóm 2, đồng thanh

- Trong tiếng khế có âm ê học rồi, âm kh chưa học.

- HS đọc nối tiếp.

- Tiếng khế có âm kh ở phần đầu, âm ê ở phần vần và thanh sắc.

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, nhóm 2, đồng thanh.

- HS đọc nối tiếp cá nhân, nhóm 2, đồng thanh cả lớp.

- Trong tranh vẽ quả khế - HS lắng nghe

- HS đọc, đồng thanh.

- HS đọc âm kh, tiếng khế.

- Âm k, kh

- Khác nhau: âm kh kết hợp thêm con chữ h ở sau.

- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

- Tiếng kế

biết phần đầu, phần vần và phần thanh.

- Giáo viên hướng dẫn hs cách ghép tiếng:

- Phần đầu k, phần vần ê, thanh sắc ghép vào ta được tiếng gì mới - Yêu cầu HS ghép và đọc tiếng kế - Các em đã ghép tiếng kế như thế nào?

- Nhận xét tuyên dương hs ghép đúng - Yêu cầu HS ghép các tiếng còn lại

trong bảng theo thứ tự lần lượt các bàn

- Yêu cầu giơ bảng kiểm tra, nhận xét, tuyên dương.

- Tương tự cho HS ghép nối tiếp (nhóm bàn) lần lượt các tiếng ở hai bảng.

- Giáo viên tổ chức cho hs chơi ghép thi giữa 2 tổ trên bảng.

- Nêu luật chơi: 2 đội chơi, mỗi đội 5 hs nối tiếp để hoàn thành bảng, dưới lớp làm trọng tài cổ vũ và nhận xét các bạn

- Yêu cầu các đội đọc to cho cả lớp nghe các tiếng đã ghép được.

- Tuyên dương các đội chơi tốt

- Gọi nối tiếp hs đọc lại các tiếng đã ghép

+ Ngoài các tiếng trên còn có những tiếng, từ nào chứa âm k, kh mà em biết?

c. Đọc hiểu:

- GV cho HS quan sát tranh + Trong tranh vẽ ai?

+ Quan sát tranh 2 em thấy bà đang làm gì?

+ Hình 3 vẽ con gì?

- Yêu cầu hs đọc các từ ngữ dưới mỗi tranh.

- HS ghép bảng gài tiếng kế và đọc tiếng vừa ghép được.

- Phần đầu k ghép trước sau đó đến phần vần ê, thanh sắc trên đầu vần ê.

- HS sinh làm theo yêu cầu.

- Đọc theo nhóm bàn.

- Chọn 2 đội chơi

- Đọc các tiếng của đội mình đã ghép được: kè, kí, khỉ, khẽ, khổ.

- Đọc cá nhân - kẻ, kì, khổ, khá…

- HS quan sát.

- Tranh vẽ bạn nhỏ đang kẻ.

- Tranh vẽ bà đang kể chuyện cho hai bạn nhỏ.

- Vẽ con khỉ.

- Nối tiếp đọc: kẻ, kể, khỉ

- HS thực hiện dưới dạng trò chơi ai nhanh ai đúng (3 hs được gv phát cho mỗi bạn 1 thẻ từ, hs đọc thẻ của mình và gắn lại vào tranh cho phù hợp)

- Giáo viên lấy các thẻ từ ra khỏi tranh đặt lẫn lộn vào nhau yêu cầu hs đọc lại các thẻ từ và ghép lại vào dưới mỗi tranh cho phù hợp.

* Giải lao.

TIẾT 2