• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài 3 Con muỗi và con ong con nào vỗ cánh nhiều hơn ?

II. Bài tập

Bài tập 1: Với phát biểu: “Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác”, một học sinh cho rằng, nam châm hút được sắt thì nam châm cũng là vật bị nhiễm điện. Theo em hiểu như thế có đúng không? Tại sao?

HD : Hiểu như thế là không đúng. Nam châm hút được sắt là một đặc tính hoàn toàn khác với sự nhiễm điện, đặc tính đó chính là từ trường của nam châm.

Bài tập 2: Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, thấy nhiều sợi tóc bị lược kéo thẳng ra. Hãy giải thích tại sao?

HD: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược cọ sát nhiều lần vào tóc (khô) làm cho cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện, khi bị nhiễm điện chúng hút lẫn nhau nên nhiều sợi tóc bị lược nhựa kéo thẳng ra.

Bài tập 3: Tại sao trên các cánh quạt (quạt điện ở nhà) thường bị bám bụi nhiều hơn so với các vật dụng khác như bàn ghế, tủ chẳng hạn?

HD: Cánh quạt quay, cọ xát với không khí và trở thành vật bị nhiễm điện. Khi bị nhiễm điện thì nó rất dễ hút những vật nhẹ khác, nhất là bụi. Trong khi đó các vật dụng khác như bàn, ghế, tủ không bị nhiễm điện nên những vật dụng này chỉ bị bụi bám vào mà chúng không hút được bụi. Vì thế nên các cánh quạt thường bị bám bụi nhiều hơn.

Bài tập 4: Dùng một đũa thuỷ tinh cọ xát vào một miếng lụa,

42

Sau đó đưa một đầu đũa lại gần một quả cầu nhẹ được treo bằng sợi

dây tơ, thấy quả cầu bị hút về đũa thuỷ tinh, dây treo quả cầu bị lệch như hình 1. Hãy dự đoán về sự nhiễm điện của quả cầu và giải thích ý kiến của mình.

HD: Sau khi đũa thuỷ tinh cọ sát vào một miếng lụa thì đũa thuỷ tinh bị nhiễm điện dương. Hiện tượng xảy ra như trên có thể có hai trường hợp:

- Trường hợp 1: Quả cầu bị nhiễm điện âm. Đũa thuỷ tinh bị nhiễm điện dương và quả cầu nhiễm điện âm sẽ hút nhau làm dây treo quả cầu bị lệch.

- Trường hợp 2: Quả cầu không nhiễm điện. Đũa thuỷ tinh nhiễm điện dương vẫn có thể hút quả cầu làm dây treo quả cầu bị lệch.

Bài tập 5: Gọi -e là điện tích của mỗi êlêctrôn. Biết nguyên tử ôxi có 8 êlêctrôn quay xung quanh hạt nhân. Hỏi điện tích hạt nhân của nguyên tử ôxi là bao nhiêu? Vì sao em biết điều đó? Khi nguyên tử ôxi nhận thêm 2 electron thì điện tích nguyên tử có thay đổi không?

HD : Ta biết rằng, tổng điện tích âm của các êlêctrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Vì trị số tuyệt đối của tổng điện tích các êlêctrôn là  -8e = +8e nên điện tích hạt nhân nguyên tử ôxi là +8e.

Khi nguyên tử ôxi nhận thêm 2 electron thì điện tích nguyên tử không thay đổi vẫn là +8e.

Bài tập 6: Trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, khi hai vật cọ xát với nhau có thể nào chỉ có một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện không? Tại sao?

HD : Khi hai vật cọ xát với nhau, không thể xảy ra trường hợp chỉ một vật bị nhiễm điện còn vật kia vẫn không bị nhiễm điện, vì trong quá trình cọ xát êlêctrôn đã dịch chuyển từ vật nọ sang vật kia. Như vậy vật nhận thêm êlêctrôn phải nhiễm điện âm còn vật kia mất bớt êlêctrôn phải nhiễm điện dương.

5.3. 5. PHẦN V NHIỆT HỌC I. Kiến thức cơ bản:

1.Sự nở vì nhiệt của các chất

- Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, các chất khí đều nở vì nhiệt giống nhau.

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn - Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của các chất: Chế tạo ra băng kép dùng đóng, ngắt mạch điện tự động…

- Sự nở vì nhiệt của các vật nếu bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn.

2. Nhiệt kế - nhiệt giai:

* Nhiệt kế:- Là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.

- Có nhiều loại: nhiệt kế y tế; nhiệt kế thuỷ ngân; nhiệt kế rượu (hay dầu)

43

* Nhiệt giai: Có nhiều loại nhiệt giai:

- Nhiệt giai Xenxiut (0C): chọn nước đá đang tan là 00C; hơi nước đang sôi là 1000C - Nhiệt giai Farenhai (0F): chọn nước đá đang tan là 320F; hơi nước đang sôi là 2120F

Suy ra: 10C = 1,80F hay 10F = 1/1,8 0C

- Nhiệt giai Kenvin (K): chọn nước đá đang tan là 273K; hơi nước đang sôi là 373K Suy ra 10C = 1K

3. Cấu tạo chất – Các hình thức truyền nhiệt:

* Cấu tạo chất:

- Các chất được cấu tạo từ những nguyên tử, phân tử.

- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách - Giữa các nguyên tử, phân tử có lực liên kết

- Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng

* Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo lên vật chuyển động càng nhanh

* Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo lên vật. Nhiêt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách; Thực hiện công và truyền nhiệt

* Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt

* Có 3 hình thức truyền nhiệt : dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt

- Chất rắn dẫn nhiệt tốt, Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

- Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.

4. Công thức tính nhiệt lượng:

Q = m.C.t

Trong đó: Q: nhiệt lượng vật thu vào (hay toả ra) (J)

m: khối lượng vật (kg)

t: độ tăng (hay giảm) nhiệt độ (0C)

44

C: Nhiệt dung riêng(J/ kg.K)

- Nếu tính nhiệt lượng thu vào để tăng nhiệt độ: t = t2 – t1

- Nếu tính nhiệt lượng toả ra để giảm nhiệt độ: t = t1 – t2

Chú ý: Có nhiều bài toán ta không biết được vật tăng hay giảm nhiệt độ (vì bài toán chỉ cho ẩn số) ta tính: t = t0cuối – t0đầu

Lúc này t có thể dương hay âm => Q có thể dương hay âm.

- Nếu Q > 0: vật thu nhiệt - Nếu Q < 0: vật toả nhiệt

5. Nguyên lí truyền nhiệt- Phương trình cân bằng nhiệt:

- Nhiệt năng được truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn đến khi nhiệt độ các vật bằng nhau thì dừng lại (có cân bằng nhiệt)

- Nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào. Qtỏa = Qthu 6. Sự chuyển thể của các chất:

*Sự nóng chảy, sự đông đặc.

- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

- Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.

- Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.

*Sự bay hơi – sự ngưng tụ:

- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích của mặt thoáng của chất lỏng.

*Sự sôi: - Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ nhất định. Trong khi sôi, chất lỏng bay hơi cả ở trên mặt thoáng lẫn trong lòng chất lỏng.

- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.

- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

Chú ý: + Nhiệt độ sôi phụ thuộc áp suất trên mặt thoáng chất lỏng: áp suất tăng thì nhiệt độ sôi tăng; áp suất giảm thì nhiệt độ sôi giảm.

Ví dụ: Ở áp suất thường (1atm), nhiệt độ sôi của nước là 1000C; nếu áp suất 10 atm thì nhiệt độ sôi của nước 1800C; nếu áp suất 0,1 atm thì nước sôi ở 500C.

II. Bài tập:

Bài 1: Tại sao trong cuộc sống hàng ngày, ta Tại sao trong những ngày nắng gắt, không

Trong tài liệu Chuyên đề Vật Lý (THCS Vĩnh Tường) (Trang 41-44)